ngoc-giau

Bài học giáo dục dành cho học sinh tiểu học - Phần 2

Đăng 7 năm trước

Ông bà xưa đã dạy 'Dạy con từ thuở còn thơ', nếu bạn muốn con biết cách tiếp xúc, biết cách cư xử với người khác,... thì hãy dạy con những bài học này ngay hôm nay.

Thứ 6

Nếu được hỏi một câu hỏi khi trò chuyện, nên hỏi ngược lại câu hỏi đó. Chẳng hạn như có ai hỏi bạn, "Cuối tuần vui vẻ chứ?" bạn nên trả lời và hỏi lại chính câu hỏi đó. Ví dụ như:"Cuối tuần vui vẻ chứ?", bạn trả lời: "Vâng, vui lắm. Tôi cùng gia đình đi mua sắm. Còn bạn thì sao? Bạn cũng có kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ chứ?"

Đó là phép lịch sự cho người khác biết rằng bạn cũng quan tâm đến họ như họ cũng quan tâm đến bạn vậy.

Thứ 7

Khi ho, ợ hơi  hay nhảy mũi, nhất thiết phải quay mặt sang chỗ khác, che miệng lại bằng cả bàn tay. Sau cùng hãy nói, "xin lỗi".

Điều này dường như đơn giản nhưng thật đáng ngạc nhiên rằng bọn trẻ chưa từng được dạy dỗ. Điều quan trọng là sau khi ho hay nhảy mũi vào tay, chúng ta nên rửa tay ngay lập tức. Nếu không chúng ta sẽ gieo mầm bệnh vào bất cứ thứ gì ta sờ vào và người khác vô tình chạm đến sẽ bị lây bệnh ngay.

Thứ 8

Không được chắc lưỡi, liếc mắt tỏ thái độ không tôn trọng người khác.

Đó là một hình thức thiếu tôn trọng người khác và đôi khi không cần nói một lời nào cả cũng mang đến cho mình khá nhiều phiền phức.

Thứ 9

Luôn nói lời cảm ơn khi nhận được bất cứ thứ gì từ người khác. Sau ba giây mà vẫn không biết nói lời cảm ơn thì bạn hãy lấy ngay vật ấy lại. Không có lời bào chữa nào cho sự thiếu tôn trọng người khác.

Đôi khi bạn phải cương quyết lấy lại những thứ đã cho các em học sinh khi các em không biết tôn trọng bạn.

Thứ 10

Khi được ai tặng món quà gì đó, đừng bao giờ có những lời nhận xét không hay về món quà vừa nhận hay nói bóng nói gió rằng nó không giá trị.

Thứ 11

Làm ngạc nhiên người khác bằng cách biểu lộ những hành động tử tế. Hãy khác đi cái thường ngày quen thuộc của mình để làm điều gì đó tử tế, rộng lượng đến ai ít nhất một tháng một lần.

Bọn trẻ thích nguyên tắc này vì dường như đó là một ý kiến rất tuyệt và đầy thú vị. Nhưng đây lại là một trong những nguyên tắc rất khó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta quá bận rộn đến nỗi dường như không có chút ít thời gian để có thể ngồi xuống suy nghĩ điều gì có thể làm ngạc nhiên người khác. nếu không phải là sinh nhật của ai hay nhân một dịp nào đặc biệt, người ta thật sự thấy không cần thiết phải làm điều gì đáng ngạc nhiên cả. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất để tạo cho ai đó sự ngạc nhiên thú vị chính là lúc họ không mong đợi. Bằng cách đó, họ biết rằng bạn làm vậy không phải vì bị bắt buộc mà là bạn muốn thế.

Thứ 12

Đôi khi các em học sinh được yêu cầu chấm bài chéo trong lớp. Khi cho điểm người khác, nếu điểm số không chính xác dù cao hay thấp hơn thì điểm số chênh lệch đó sẽ bị trừ vào số điểm của người chấm sai. Điểm số nhất thiết phải chính xác và trung thực.

Đôi khi sự đánh giá bản thân mình thông qua người khác lại chính xác hơn nhiều. Đánh giá người khác và cho họ biết kết luận của mình về khả năng của họ quả là một thử thách, tuy nhiên để làm được điều đó cần phải có lòng tự tin vào chính bản thân mình. Phải chắc chắn rằng mình đủ khả năng trước khi đánh giá người khác là đúng hay sai. Dạy cho các em học sinh cách đánh giá bạn bè và kỹ năng phản hồi trên lớp cũng là cách chuẩn bị cho các em những gì chúng sẽ đối mặt trong cuộc sống sau này.

Thứ 13

Khi cùng nhau đọc bài trên lớp, tất cả các em phải chú ý tập trung. Nếu thầy cô gọi bất cứ ai đọc tiếp, các em phải biết bắt đầu từ đâu và đọc ngay lập tức.

Các em cần theo dõi bài đọc và chuẩn bị những câu hỏi hay ý kiến muốn trình bày. Bằng cách này, các em sẽ chăm chú hơn và ít ngó mông lung ra ngoài cửa sổ. Các em tập trung vào từng phần của bài đọc và cùng nhau thảo luận.

Chủ đề chính: #bài_học_giáo_dục

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn