Bé Gấu Ham ăn, ham ngủ, ham chơi :v

Bạn biết được bao nhiêu quy tắc ứng xử trên mạng?

Đăng 7 năm trước

Bạn có thể là một mẫu người lịch thiệp khi làm việc trực tiếp nhưng lại là một kẻ ngớ ngẩn khi trên mạng. Hãy xem bạn biết được bao nhiêu về cách ứng xử trên mạng nhé!

Bạn cần có

  • Quy tắc xã giao trên mạng
  • Sự quan tâm đến người khác
  • Và sự cảm nhận thông thường

Bước 1:

QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG ĐẦU TIÊN: Hãy rõ ràng trong các thư điện tử hoặc tin nhắn văn bản. Đừng cho vào những từ viết tắ trừ khi bạn chắc chắn rằng người nhận sẽ hiểu được chúng. Nếu có sử dụng những từ ngữ mỉa mai châm biếm nên sử dụng rất ít vì nó dễ gây hiểu nhầm ở dạng viết. Và đừng bao giờ viết hoa tất cả trừ khi bạn có ý định muốn hét lên!

Bước 2

Nếu bạn gửi dưới dạng tệp đính kèm hãy đảm bảo nó tương thích với phần mềm của người nhận. Nếu dung lượng của tệp đính kèm lớn hơn 5 Mb thì hãy nén nó lại trước khi gửi nhé! Nếu không, nó có thể khóa hộp thư đến của người nhận.

Bước 3: Không chuyển tiếp thư điện tử hay tin nhắn của ai đó cho người thứ 3 nếu như chưa được sự cho phép của người gửi

Khi bạn gửi thư điện tử theo nhóm, hãy tôn trọng sự riêng tư của mọi người bằng cách gõ địa chỉ của họ vào khung Bcc hay "blind carbon copy". Việc này trành người nhận biết rằng có những ai khác cũng nhận được bản sao của thư điện tử. Đừng bao giờ chuyển tiếp thư điện tử hay tin nhắn của ai đó cho người thứ 3 nếu như chưa được sự cho phép của người gửi.

Bước 4: Hãy điền vào dòng chủ đề.

Việc này chỉ mất vài giây nhưng nó cung cấp cho người nhận thông tin hữu ích giúp họ có thể theo dõi thư điện tử đó trong tương lai. Nếu bạn chuyển tiếp 1 tin nhắn, hãy thêm 1 lời giải thích ngắn gọn tại sao bạn làm như vậy.

Bước 5: Đừng tag ảnh những người khác trên mạng nếu như họ đã yêu cầu bạn đừng làm vậy từ trước. Đây là 1 quy tắc rất quan trọng khi ứng xử trên mạng.

Đừng bàn luận vấn đề riêng tư của ai đó bất kể bạn nghĩ nó vô hại thế nào trên tường mọi người hoặc bất cứ nơi nào trên trang cá nhân của họ , nơi mọi người có thể nhìn thấy nó!

Bước 6: Suy nghĩ trước khi bạn gửi tin nhắn cho ai đó.

Nó dùng cho việc trao đổi ngắn gọn, nhanh chóng. Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng trình tin nhắn tức thời (trò chuyện trực tuyến) với ai đó nếu bnja nghi bạn có thể bị cắt ngang hoặc nếu chủ đề cuộc nói chuyện đòi hỏi phải có 1 cuộc thảo luận dài.

Bước 7:

Đừng viết bình luận cho các diễn dần cho tới khi bạn đã đọc những bàn luận trên đó - có nghĩa là bạn đã đọc những điều được viết trên đó. Như vậy bạn có thể biết được điều gì là thích hợp trước khi bạn tham gia. 

Việc đọc trước các bàn luận cũng giúp bạn tránh khỏi việc làm phiền người khác những câu hỏi đã được trả lời và những hiểu biết đã được chia sẻ trước đó.

Bước 8:

Trên các diễn đàn thảo luận, tránh " khiêu khích" người khác - tức là tránh không đồng tình với thái độ khó chịu vô cớ.Ngoài ra hãy kìm nén thôi thúc đáp trả lại tin nhắn của ai đó bằng việc làm tương tự. Và đừng trở thành kẻ chuyên gửi các tin nhắn chọc tức người khác, những kẻ luôn có tình kích động người khác.

Điều quan trọng nhất là hãy đối xử với những người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử lại trên mạng và ngoài đời!

Đây chính là lí do tại sao ứng xử trên mạng lại quan trọng đến vậy!

Bạn có biết?

Năm 1982, một giáo sư tại đại học Carnegie Mellon đã tạo ra biểu tượng mặt cười: một dấu hai chấm, dấu gạch ngang và dấu đóng ngoặc - sau khi bài đăng hài hước trên bảng tin điện tử bị cho là thiếu nghiêm túc :)

Nguồn: Howcast

Dịch: Linh Châu - Ohay tv

Chủ đề chính: #ứng_xử_trên_mạng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn