Nguyễn Huyền Ly

Bạn biết gì về hội chứng 'Alice ở xứ sở thần tiên'?

Đăng 8 năm trước

Alice ở xứ sở thần tiên, cái tên này được đặt bởi nhà tâm thần học John Todd. Hội chứng xảy ra kèm với những cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều rất quen thuộc với cuốn tiểu thuyết thú vị dành cho trẻ em của nhà văn Lewis Carroll được ra mắt cách đây khoảng 150 năm. Ngày nay, giới khoa học đã dùng tên của cuốn sách để đặt tên cho một hội chứng bệnh là hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên”(AIWS). 

ảnh Alice,Lewis Carroll,hội chứng,bệnh thần kinh,Wonderland,xứ sở thần tiên

Cái tên này được đặt bởi nhà tâm thần học John Todd. Hội chứng xảy ra kèm với những cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ rằng những cơn đau đầu không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra AIWS.

Một bệnh nhân nam 26 tuổi đã đến gặp các bác sỹ tâm thần học với tiền sử  sử dụng cồn, cần sa và LSD (một loại ma túy gây ảo giác). Trong suốt quá trình dùng LSD anh ta nói thường xuyên nhìn thấy đồ vật, con người ở mọi kích cỡ , có thứ lớn, có thứ lại quá nhỏ, có thứ xa, có thứ lại quá gần so với vị trí và kích thước thực tế của chúng.

Những trường hợp thị giác bị bóp méo trên là dấu hiệu của hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên”(AIWS) , chúng được đặt tên như vậy do có nét tương đồng với những gì mà nhân vật Alice mắc phải trong suốt chuyến đi chu du ở Wonderland được kể bởi Lewis Carroll.

“Một bên sẽ giúp cô cao hơn và mặt bên kia sẽ giúp cô nhỏ đi” là những điều con sâu bướm cầm tẩu thuốc lá đã nói khi đề cập đến cây nấm mà nó đang ngồi phía trên, tạo liên tưởng rất lớn tới những triệu chứng của AIWS.

Thông thường, người ta sẽ gặp phải những triệu chứng này khi sử dụng ma túy gây ảo giác. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện trường hợp được báo cáo rằng một người dù ko còn dùng ma túy nữa nhưng vẫn gặp phải những triệu chứng kể trên.

ảnh Alice,Lewis Carroll,hội chứng,bệnh thần kinh,Wonderland,xứ sở thần tiên

Theo bác sĩ lâm sàng Artueo Lerner của trung tâm thần kinh Lev Hasharon và trường y Sackbr thuộc ĐH Tel University và trung tâm y tế Shaul Lev-Ran ở Isreal viết trong tạp chí tâm thần học của Isreal thì đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện mà vẫn duy trì những triệu chứng AIWS dù đã không còn sử dụng ma túy gây ảo giác.

Vẫn chưa có những nghiên cứu rõ ràng về tại sao hội chứng AIWS kéo dài như vậy và bệnh nhân này từ chối bất kì sự chữa trị về thần kinh nào.

Tuy nhiên, AIWS không phải luôn liên quan đến ma túy. Sheena Arora, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh và chuyên gia về bệnh đau nửa đầu tại trường Đại học Y khoa Stanford nói rằng nó có thể là một phần của những cơn đau nửa đầu, triệu chứng báo trước bệnh động kinh. Aurora cũng nói thêm trên trang LiveScience rằng AIWS là một triệu chứng hiếm chỉ xảy ra trên khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh đau nửa đầu.

ảnh Alice,Lewis Carroll,hội chứng,bệnh thần kinh,Wonderland,xứ sở thần tiên

Hội chứng AIWS có vẻ được gây ra bởi sự mẫn cảm của não bộ. Sự mẫn cảm này thường bắt đầu ở vùng thùy chẩm, vùng thị giác phía sau não bộ. Tuy nhiên nó có thể lan ra vùng cạnh và đỉnh, những vùng nằm ngay trước thùy chẩm. Theo các nhà khoa học thì đây chính là khu vực não bộ định dạng kích thước và hình dáng của đồ vật.

Mặc dù bác sĩ Lerner và các đồng nghiệp của ông chưa đưa ra nhận xét về những điều kiện sinh học cơ bản của bệnh nhân, họ đã có thể đưa ra kết luận rằng ma túy gây ảo giác có thể đem lại một chất độc nào đó ảnh hưởng lên vùng não bộ phụ trách tỉ lệ thị giác. Và sự suy yếu của những vùng này có thể gây ra những triệu chứng như Macropsia( nhìn thấy vật thể quá lớn), Micropsia( nhìn thấy vật thể quá nhỏ), Pelopsia( nhìn thấy vật thể quá gần), Telepsia( nhìn thấy vật thể quá xa).

ảnh Alice,Lewis Carroll,hội chứng,bệnh thần kinh,Wonderland,xứ sở thần tiên

Chưa có ghi chép lịch sử nào cho thấy rằng nhà văn Carroll, người sáng tác ra tiểu thuyết “ Alice ở xứ sở thần tiên” từng sử dụng ma túy gây ảo giác. Tuy nhiên, theo những gì đọc được trong nhật kí của Carroll, ông đã từng phải chịu đựng những cơn đau nửa đầu và người ta đưa ra những kết luận chưa chính thức rằng chính điều đó đã truyền cảm hứng vào câu chuyện của ông. 

Chủ đề chính: #Alice

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn