Nguyễn Ngọc Kim Khuê Yêu khoa học

Bạn biết gì về Trái Đất?!!

Đăng 4 năm trước

Bạn đã sống trên Trái Đất được bao lâu? Bạn có bao giờ khát khao tìm hiểu về ngôi nhà chung của chúng ta? Bài viết này sẽ vẽ ra trước mắt bạn một Trái Đất tưởng quen mà lạ - tưởng lạ mà quen...

Cách Mặt Trời khoảng 150km, Trái Đất là hành tinh duy nhất có đại dương nước lỏng mênh mông trên bề mặt và sự sống hiện diện rõ ràng.

Là hành tinh duy nhất được biết đến có lượng nước lớn ở cả ba trạng thái: rắn, lỏng, khí; cùng với khoảng cách thích hợp để nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời, Trái Đất - hành tinh đá lớn nhất được tạo ra khi Hệ Mặt Trời hình thành, ngày nay trông thật độc đáo với những đám mây nước xoáy, những đại dương rộng lớn và những lục địa nhiều mảng xanh lá cây nhờ sự hiện diện của thực vật. 

Suốt hàng nghìn năm, con người đã cố gắng tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất. Từ đó, tri thức được tích luỹ dần, trong đó nhiều lý thuyết then chốt được phát triển...

Không giống như những hành tinh khác, con người không thể nhìn thấy Trái Đất cho đến khi phóng vệ tinh mang máy ảnh đầu tiên vào thập niên 1960. Dù vậy, sự khó khăn đó cũng không thể ngăn con người tìn hiểu về nơi mình sinh sống.

Khoảng năm 3000-500 TCN, triết gia Hy Lạp Anaximander tin rằng Trái Đất phẳng. Mãi đến năm 330 TCN, Aristotle mới tuyên bố Trái Đất hình cầu và chứng minh cho giả thuyết của mình. Khoảng năm 240 TCN, học giả Hy Lạp Eratosthenes tính toán chính xác chu vi Trái Đất. Các giả thuyết về Trái Đất cứ phát triển dần theo thời gian, đến năm 1912, Wegener đặt ra thuyết lục địa trôi, làm nền móng cho thuyết kiến tạo mảng ra đời cuối thập niên 1960. Đến năm 1980, con người giải thích được sự tuyệt chủng của khủng long và mở đàu cho “thế nhân sinh” và cuối thế kỉ 20, khi mà con người có khả năng xác định được tuổi của Trái Đất và cấu trúc bên trong.

Bằng những khám phá sơ khai về Trái Đất, ngành khoa học vũ trụ không ngừng vươn xa hơn, chạm tới các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời và xa hơn nữa...

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn