Qua Do Trong

Bạn có biết không? Bill Gates, Mark Zuckerberg ý? Họ là loại người đặc biệt này đây

Đăng 4 năm trước

Bill Gates và Mark Zuckerberg đều bỏ học giữa chừng khi đang theo học năm hai trường Đại học Harvard. Với tài sản khổng lồ cùng việc bỏ học, họ đã trở thành điểm tựa cho ước mơ và khát vọng khởi nghiệp của mọi người. Khi làm theo mà chưa hiểu rõ về họ có thể khiến chúng ta có những tư tưởng và hành động sai lầm mà dẫn đến những kết quả không như ý. Có thể những gì họ làm lại xuất phát từ những quan điểm không như cách thông thường chúng ta vẫn nghĩ.

Bỏ học là để bắt đầu dùng đam mê tạo ra con đường phát triển

Khi nói về thành công của Bill Gates và Mark Zuckerberg với Microsoft và Facebook, người ta thường chỉ đề cập đến điểm nhấn là việc bỏ học mà không để ý đến những điểm khác. Chẳng hạn, Bill Gates đạt 1590/1600 trong kỳ thi SAT còn Mark Zuckerberg được coi là thần đồng lập trình.

Với hướng phát triển của mình, Bill Gates và Mark Zuckerberg đã tạo ra được những công ty khổng lồ. Sản phẩm tạo ra được sử dụng rộng dãi trong cuộc sống với các ứng dụng của nó. Kiến thức về sản phẩm đó trở thành không thể thiếu và được dạy ở các trường học. Hay nói cách khác, thành tựu thu được từ quá trình phát triển được lựa chọn khi bỏ học đã tạo ra hệ thống kiến thức mới bổ sung vào nội dung của chương trình học trong nhà trường.

Khi so sánh kiến thức được giảng dạy ngày nay với thời điểm họ bỏ học thì thấy sự khác biệt là kiến thức mà những người bỏ học thu được từ sự phát triển của mình. Hay nói cách khác, kiến thức được giảng dạy khi họ bỏ học không có những nội dung này. Đồng thời, phần kiến thức này lại là phần có trình độ cao hơn nên có thể coi những người bỏ học này là những người có trình độ cao nhất về hướng phát triển mà họ muốn khi đó.

Như vậy có thể thấy kiến thức được giảng dạy trong nhà trường đều là những thứ đã lạc hậu. Nhưng lạc hậu ở đây chỉ là so với người tạo ra nó, người đầu tiên, người dẫn đầu chứ không phải lạc hậu so với thời đại. Chúng ta chỉ biết đến việc bỏ học mà lại không nghĩ rằng kiến thức mà họ tích lũy, học được bằng nhiều cách khác nhau đã đạt mức tương đương với những vấn đề hiện tại phát sinh trong thực tế của lĩnh vực mà họ quan tâm. Có những vấn đề chỉ phát sinh khi sự phát triển của một lĩnh vực đạt đến mức độ nào đó tương xứng. Để phát hiện ra những vấn đề đó và cả cơ hội mà nó đem lại thì người ta cũng cần phải có một trình độ tương đương.

Kiến thức càng cao thì lại càng mới. Tùy theo kiến thức được cập nhật về những thành tựu đạt được trong cuộc sống của các lĩnh vực mà tạo ra một chương trình giáo dục có chất lượng tương xứng. Hiển nhiên, tốc độ cập nhật càng nhanh thì khoảng cách giữa kiến thức được giảng dạy với sự phát triển của xã hội càng ngắn và sự khác biệt càng ít. Khoảng cách giữa những người tạo ra và những người học tập là thời gian từ khi ý tưởng đó được hình thành bởi những người tạo ra nó cho tới khi sản phẩm được sử dụng rộng dãi và kiến thức về nó được phổ biến giảng dạy trong nhà trường. Kiến thức được giảng dạy đều bắt nguồn từ việc nhận ra sự đúng đắn, hữu ích của những kết quả đã đạt được của những người cụ thể trong cuộc sống.

Khi nói về trường đại học, chúng ta thường chỉ nói chung chung nhưng thực ra việc học đại học lại quan trọng ở hệ thống kiến thức mà trường đó giảng dạy. Nói về bỏ học, chúng ta chỉ thấy là việc rời trường đại học nhưng thực ra bỏ học lại là bỏ không học theo kiến thức hoặc chương trình giảng dạy được cung cấp bởi nhà trường. Lúc này sẽ thấy vấn đề là sự tương đồng giữa kiến thức được giảng dạy và hướng phát triển của một người cụ thể.

Thành công của Microsoft và Facebook cùng với việc bỏ học của những người sáng lập nó khiến cho chúng ta thấy rằng bỏ học cũng có thể tạo ra được sự nghiệp to lớn. Nhưng cơ sở cho việc bỏ học không phải để theo đuổi đam mê mà cơ sở cho lựa chọn này là khi vấn đề mới xuất hiện đem theo cả cơ hội cũng như hướng phát triển tiềm năng của nó. Việc bỏ học là kết thúc giai đoạn phát triển cũ, theo xu thế hiện tại (được tạo ra từ những người khác trong quá khứ) để phát triển theo hướng lựa chọn của mình (trên cơ sở là kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình theo đuổi niềm đam mê). Và sau này, khi thành công lại trở thành con đường phát triển của chúng ta với nền tảng là kiến thức được giảng dạy trong nhà trường từ những thành tựu của họ.

Chúng ta hay nói bỏ học để theo đuổi đam mê. Thực ra việc theo đuổi đam mê lại chính là định hướng học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm theo lĩnh vực mà mình yêu thích. Chỉ từ khi việc theo đuổi đam mê gắn liền với mục đích tạo ra sự phát triển thì những hoạt động của mình mới bắt đầu mở ra con đường thành công trong cuộc sống. Khi bỏ học là họ bắt đầu tạo ra hướng phát triển mới theo đam mê của mình.

Từ thành công của họ, chúng ta lại có ý nghĩ rằng bỏ học để theo đuổi đam mê cũng là một hướng lựa chọn có thể dẫn đến thành công. Nhưng việc bỏ học chỉ là dấu hiệu bên ngoài của hành động mà thôi. Bởi vì sau thời điểm bỏ học là một giai đoạn phát triển theo sự lựa chọn. Hướng phát triển được lựa chọn này lại chỉ là một trong những giải pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề mà họ phát hiện ra. Vấn đề họ phát hiện ra lại là vấn đề mới thuộc loại hàng đầu trong môi trường hàng đầu nên mới tạo ra được sự phát triển. Và liệu có thể phát hiện ra vấn đề khi kiến thức không tương xứng không? Hiển nhiên là hãy tích lũy kiến thức trước đi rồi mới đủ khả năng để nói tới cơ hội và thành công.

Việc nắm bắt cơ hội để chuyển hóa đam mê thành cuộc sống

Nhưng mọi người có biết không? Điều mà chúng ta ngày nay thấy là cơ hội lớn, ngày xưa ý tưởng về nó lại bị cho là quái gở, điên rồ. Lựa chọn tạo lên thành công của họ lại bị coi là một sai lầm cực kỳ lớn. Điều mà họ nắm bắt để tạo lên thành công, ngày xưa mọi người không xem là cơ hội. Việc chúng ta nhận ra đó là cơ hội không phải do chúng ta hiểu biết hơn ngày xưa mà bởi vì thành công của họ đã chứng thực được điều đó.

Cơ hội là rất ít, cơ hội tạo ra đột phá để có thể dẫn đầu lại càng hiếm hoi. Ở đây muốn nói đến môi trường sống, lĩnh vực hoạt động cùng các mối quan hệ trong cuộc sống nơi mà cơ hội xuất hiện. Và chỉ khi nào chúng ta ở những nơi đó thì mới gặp được những cơ hội này. Tùy vào sự phát triển mà xuất hiện những cơ hội ở mức độ khác nhau.

Đồng thời, cùng ở những nơi xuất hiện cơ hội như nhau nhưng việc nhận ra được cơ hội lại tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Hay nói cách khác, cơ hội năm xưa mà họ có được là do xuất hiện ở lĩnh vực mà họ quan tâm và họ có đủ khả năng để nhận ra nó.

Mọi người có biết trường hợp thành công của họ có tỷ lệ như thế nào không? Chỉ nguyên lựa chọn ban đầu cho sự phát triển đã phải trải qua những sàng lọc với tiêu chuẩn rất cao. Đầu tiên là môi trường xuất hiện của cơ hội là môi trường dẫn đầu. "Ví dụ, xuất thân thượng lưu và nền giáo dục tư cho phép Bill Gates có thêm kinh nghiệm lập trình vào thời điểm mà có ít hơn 0,01% thế hệ ông ấy tiếp cận được máy vi tính" (tuoitre.vn)".

Sau đó là để nhận ra cơ hội đã xuất hiện lại phải là người có trình độ rất cao. Tùy theo kiến thức tích lũy được mà có ngã rẽ khác nhau và hướng phát triển khác nhau cho dù đối với cùng một cơ hội. Giá trị của kiến thức là cơ hội có được do hướng phát triển mới mở ra. Kiến thức lưu truyền lại để củng cố hướng phát triển đã tạo ra còn học tập là việc tích lũy kiến thức theo hướng phát triển được lựa chọn và chỉ khi nào kiến thức tích lũy được đủ để giải quyết những vấn đề phát sinh thì mới có cơ hội tạo ra được sự phát triển.

Cũng như bài toán tổ hợp vậy, tỷ lệ xuất hiện cơ hội nhân với tỷ lệ cần phải có để một người nhận ra cơ hội sẽ cho ra tỷ lệ cơ hội cho một người. Tỷ lệ này cho cơ hội của họ chắc cũng là rất nhỏ.

Rồi sau đó lại là sự lựa chọn bị đánh giá là điên rồ, là sai lầm ghê gớm mà tỷ lệ được cho là chẳng người nào làm theo. Tỷ lệ nắm bắt cơ hội để khởi nghiệp như họ đến đây chúng ta có thể hiểu là nhỏ thế nào rồi.

Họ đã nắm bắt cơ hội hiếm hoi bằng lựa chọn phi thường. Họ đã từ bỏ những thành tựu có thể đạt được từ việc theo học ở trường đại học Harvard để thực hiện điều mình muốn. Họ đã từ bỏ sự ổn định, chắc chắn và chấp nhận những rủi ro trong hoạt động của mình. Ngay trong sự mạo hiểm này đã thể hiện lòng can đảm và sự tự tin của họ.

Chúng ta chỉ biết họ bỏ học và thành công mà không biết những nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn đó. Đánh đồng về khả năng của chúng ta với họ có thể dẫn tới hậu quả tai hại. Chưa cần nói đến điều kiện cần thiết để bắt đầu hướng phát triển mới là việc tiếp xúc với cơ hội cũng như khả năng nhận ra nó, chỉ riêng lựa chọn thôi, chúng ta có dám bỏ học ở trường đại học Harvard không?

Thành công là đam mê tạo ra giá trị cho cuộc sống

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi những gì hiện có là do đâu chưa? Tất cả đều là kết quả của việc chuyển đổi công sức của chúng ta qua một quá trình cụ thể mà thành. Chúng ta thường quy ra tiền để làm thước đo cho sự giàu có của một người mà lại không để ý bản chất của tiền là giá trị. Hay nói cách khác, tài sản mà họ có được do thành công từ việc khởi nghiệp năm xưa là kết quả mà họ tích lũy được từ hoạt động tạo ra giá trị của mình.

Đi ngược thời gian từ thành công mà họ đạt được hiện nay trở về thời điểm thôi học để nắm bắt cơ hội thì tự nhiên thấy được kể từ khi rời ghế nhà nhà trường họ và những người cùng thời đã phát triển theo hai hướng khác nhau. Lần ngược lại con đường này sẽ thấy được bản chất tài sản và thành công được tạo ra từ hoạt động của họ.

Lấy kết quả từ thành công của việc nắm bắt cơ hội là tài sản trừ dần đi theo tháng năm, giá trị đó sẽ giảm dần cho đến khi không còn nữa. Tại thời điểm đó, sản phẩm do họ tạo ra bắt đầu được người ta chấp nhận mà trả giá vì đã tạo được một giá trị tương đương trong cuộc sống của mọi người.

Ta lại lùi dần từ thời điểm được chấp nhận cho tới khi kết quả không còn nữa. Đây là thời điểm mà hoạt động bắt đầu tạo ra được một sản phẩm cụ thể. Đó là thời điểm mà các ứng dụng của nó bắt đầu được kiểm chứng, được chấp nhận khiến cho những gì được sử dụng để tạo ra sản phẩm trở nên có giá trị.

Ta lại lùi thời gian lại cho tới khi hoạt động không còn diễn ra. Đây là thời điểm mà họ nắm bắt cơ hội để thực hiện một hoạt động chưa chứng thực được sự hiệu quả cũng như đảm bảo về một kết quả tốt đẹp sẽ xảy ra. "Các học kỳ sau, vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã bắt đầu viết mã cho một trang web mới.Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg tung ra "Thefacebook",ban đầu được đặt tại thefacebook.com. Zuckerbergđã bỏ Harvard vào năm thứ hai để hoàn thành dự án của mình. (vi.wikipedia.org)"

Ta lại xóa từ thời điểm bỏ học cho tới hiện nay, chỉ còn một khoảng không, chỉ còn người khởi nghiệp với cơ hội của mình. Chúng ta chỉ được biết đến những người thành công mà hoạt động của họ kéo dài đến ngày hôm nay. Đừng nói nỗ lực sẽ tạo lên thành công, bởi vì khoảng không đó đã chôn vùi bao con người đầy nhiệt huyết. Đã có biết bao người khởi nghiệp thất bại, có biết bao cơ hội không được thực hiện thành công. Và những gì diễn ra trong cái khoảng không này sẽ xóa tan quan niệm về mối quan hệ tất yếu giữa cơ hội và thành công trong tâm trí của chúng ta. 

Ta lại khôi phục lại thời điểm mà thành quả của họ được chấp nhận mà trở lên có giá trị trong cuộc sống. Một khoảng không đứt đoạn hiện ra. Họ đã đem giá trị hiện tại của mình vào khoảng không để hướng tới một giá trị mới trong cuộc sống bằng hành động của mình. Hay nói cách khác, họ là người đang tìm kiếm cách tạo ra những giá trị chưa từng có cho cuộc sống. Để khám phá, tạo ra những điều mới mẻ đâu phải dễ. Bao nhà khoa học đã thất bại trong nghiên cứu, thí nghiệm của mình. Bao công ty lớn đã thất bại trong việc phát triển sản phẩm mới.

Mọi thứ chỉ bắt đầu có giá trị (sử dụng) khi ta hiểu biết về chúng. Và chỉ khi nào sản phẩm được chấp nhận thì mới thu hồi được những chi phí đã bỏ ra. Đó là kiến thức, kỹ năng, nguyên vật liệu và những thứ khác. Hoạt động sản xuất là quá trình tạo ra giá trị cho những thứ chưa được chấp nhận. Và chỉ khi nào sản phẩm tạo ra được những ứng dụng trong việc xây dựng cuộc sống thì những gì được sử dụng mới trở lên có giá.

Chúng ta có biết không? Để tạo ra giá trị mới cho cuộc sống, cho những kiến thức, kỹ năng và những thứ được sử dụng là khó khăn tới mức nào không? Edison đã phải thí nghiệm hơn 10 nghìn lần mới tìm ra phương pháp chế tạo bóng đèn hiệu quả. Để rồi từ đó, những nguyên vật liệu, nhân công cùng với kỹ năng cần thiết mới được mọi người chấp nhận mà trả cho những mức giá trị tương đương.

Chúng ta chỉ thấy tài sản của họ nhiều mà không biết rằng đó chính là lượng giá trị tương đương mà họ tạo ra cho cuộc sống của mọi người thông qua những sản phẩm cụ thể. Đó là kết quả của những nỗ lực theo phương pháp mà họ nghĩ ra. Hiển nhiên tài sản là chuyển đổi từ những nỗ lực theo cách mà họ lao động.

Người ta tìm ra con số 10 nghìn giờ, đây là khoảng thời gian luyện tập có chủ đích cần thiết để trở thành bậc thầy trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhưng 10 nghìn giờ này chỉ là nâng cao kỹ năng của một người trong một lĩnh vực cụ thể mà không quyết định giá trị mà họ tạo ra là mới hay cũ.

Chẳng hạn một học sinh chăm chỉ, một người nông dân lao động từ bé tới lớn, một người công nhân lành nghề, một kỹ sư lâu năm,... Những năm tháng lao động chuyên sâu của họ có thể vượt quá con số 10 nghìn giờ nhiều lần mà không tạo ra được cái gọi là thành công. Vì cái họ có chỉ là kỹ năng mà thôi. Điều quan trọng trong thành công là giá trị mà hoạt động họ thực hiện là hướng tới tạo ra giá trị mới cho cuộc sống. "Trả lời tờ Rolling Stone, ngày 13/3/2014, Bill Gates nói: "Thật tuyệt vời khi được song hành trong thời kì mà máy tính từng là công cụ được xem là rất hiếm và phức tạp đến lúc nó trở thành một công cụ phổ biến của cuộc sống hàng ngày. Đó là giấc mơ mà tôi muốn biến nó thành sự thật, và cuối cùng, một phần lớn giấc mơ đó đã diễn ra như tôi mong đợi". (thongtincongnghe.com)"

Chúng ta lại quay lại với những người bỏ học vĩ đại. Xuyên suốt quá trình hoạt động của họ là những nỗ lực tìm kiếm và tạo ra những giá trị mới. Và hướng tìm kiếm này tạo ra giá trị cốt lõi cho hoạt động sản xuất. Kết quả của họ là tạo ra những sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người. Họ gắn giá trị hướng tới để tạo ra sản phẩm với chất lượng cuộc sống được nâng cao theo hướng ứng dụng của sản phẩm và coi đó là trách nhiệm với cộng đồng và xã hội mà hình thành lên sứ mệnh khi thực hiện hoạt động kinh doanh. "Như Zuckerberg sau đó đã tuyên bố, nhiệm vụ của Facebook là tạo ra một thế giới mở ra. Mục tiêu của nó không phải là về lợi nhuận. (bstyle.vn)"

Người ta thường nói "Theo đuổi đam mê, thành công theo đuổi bạn". Nhưng thực ra theo đuổi đam mê chỉ là hướng phát triển xảy ra trong cuộc sống của riêng một người còn thành công lại là giá trị trong cuộc sống của những người có liên quan được tạo ra từ hoạt động đó. Cũng giống như nước và hơi nước vậy, chỉ khi nào đam mê chuyển hóa được thành giá trị qua quá trình lao động tạo ra sự phát triển trong cuộc sống thì mới tạo ra thành công.

Cốt lõi của thành công là giá trị. Nó chẳng hề liên quan tới việc bỏ học hay không. Tuy nhiên, do sự nổi bật của việc bỏ học khiến cho việc rời khỏi trường đại học làm lu mờ đi những tiền đề cho sự thành công sau này mà họ có được khi khởi nghiệp. Đó là họ đã tạo ra được sản phẩm cụ thể và hướng phát triển cho hoạt động của mình.

Sự thực họ là người viết tiếp cho sự phát triển

Thực ra, chúng ta so với những người bỏ học cũng chẳng khác nhau là mấy. Cho dù là bỏ học năm nhất, năm hai, hay năm nào chăng nữa cũng vậy. Chẳng phải là chúng ta cũng rời trường đại học sau khi tốt nghiệp còn gì. Hay nói cách khác, chúng ta cũng có thể coi là những người bỏ học vậy. Chỉ khác là chúng ta rời trường đại học có mang theo mình hành trang là hệ thống kiến thức, kỹ năng được cung cấp bởi trường mà chúng ta theo học.

Có thể chúng ta sẽ cho rằng việc học đại học sẽ làm cho chúng ta bắt đầu chậm hơn so với những người bỏ học mà làm mất đi cơ hội của mình. Nhưng thực ra điều này lại không đúng tí nào. Tại thời điểm họ bỏ học thì đã có biết bao người mới tốt nghiệp, đã bao người đi làm lâu năm và cũng có bao người "không còn học nữa" đang hoạt động trong lĩnh vực mà họ mới chính thức tham gia. Những người cùng thời này cũng đã được tiếp xúc với cơ hội nhưng họ lại không biết hoặc không cho đó là cơ hội. Khi coi chúng ta là những người tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp cùng thời điểm với họ thì sẽ thấy rằng thời gian học đại học ngắn hay dài đều không ảnh hưởng tới việc có phát hiện và nắm bắt được cơ hội hay là không.

Chúng ta chỉ nghĩ tới bỏ học mà lại không biết thời điểm đó có sự hội nhập giữa hướng phát triển bản thân của những người bỏ học và xu thế đang diễn ra. Cũng như điều thổ lộ của Bill Gates trong bức thư gửi cho những người tốt nghiệp khóa học năm 2017. "Tôi may mắn khi ở lứa tuổi đôi mươi, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra. Paul Allen và tôi đã có cơ hội để đồng hành cùng nó. Điều này lý giải cho hành động bỏ học giữa chừng của tôi. Tôi rời trường vì sợ cuộc cách mạng này diễn ra mà không có chúng tôi." (Nguồn: news.zing.vn).

Cũng giống như sự giao nhau của 2 đường thẳng trong toán học vậy. Tại điểm đó thì tọa độ trên hai đường thẳng là như nhau, là một. Điểm đó là một nhưng lại là kết quả của hai phương trình riêng biệt. Chúng ta cho rằng đó là may mắn, là cơ hội do chỉ để ý đến sự phát triển của xã hội bên ngoài mà không biết rằng bản thân người ta cũng có một quá trình phát triển. Từ cơ hội có được nhìn về quá trình phát triển của họ sẽ thấy đây là kết quả của một quá trình lâu dài được định hướng từ lâu.

Tại thời điểm đó, kiến thức mà họ tích lũy được đủ nhiều để có thể nhận ra được vấn đề đang xuất hiện trong hoàn cảnh hiện nay và xu thế của lĩnh vực mà họ quan tâm. Đây là vấn đề bây giờ mới phát sinh do sự phát triển đến mức hiện nay mới có đầy đủ các điều kiện mà nó cần thiết để xuất hiện. Vấn đề này xuất phát từ thành tựu và cơ sở được xây dựng, tạo ra của giai đoạn trước. Nó đòi hỏi một quá trình tích lũy và xuất hiện của các điều kiện với mức độ tăng dần của quá trình phát triển. Hay nói cách khác, kiến thức của họ đã bắt kịp với sự phát triển của lĩnh vực mà họ quan tâm.

Đồng thời, kinh nghiệm của họ đủ nhiều để tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề mà mọi người đang gặp phải một cách hiệu quả. Với kiến thức và kỹ năng của mình, họ biết được giải pháp mà mình đưa ra (cụ thể là sản phẩm) sẽ được chấp nhận. Hay nói cách khác, sản phẩm của họ được chấp nhận mà trở thành hướng phát triển cụ thể được lựa chọn để giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình phát triển của lĩnh vực mà họ tham gia. Có nghĩa là hành trang khi bắt đầu của họ là giải pháp cho sự phát triển. Là một sản phẩm mới.

Có một nhầm lẫn ở đây khi chúng ta đưa vào một hướng phát triển nữa. Đó là hướng phát triển do hệ thống giáo dục tạo ra. Chúng ta đánh đồng việc phát triển bản thân với từng cấp bậc của giáo dục. Khi lấy hướng phát triển này làm cơ sở để tìm kiếm nguyên nhân lý giải sự thành công sẽ không tìm thấy điểm kết nối giữa sự phát triển của mỗi người và xã hội.

Học tập là để kế thừa sự phát triển

Thành công của Microsoft và Facebook cùng với việc bỏ học của những người sáng lập nó khiến cho chúng ta thấy rằng bỏ học cũng có thể tạo ra được sự nghiệp to lớn. Điều này dấy lên sự nghi ngờ về tầm quan trọng của việc học đại học.

Vậy học đại học có quan trọng hay không?

Thực ra khi hỏi câu hỏi này, chúng ta lại chính là người không xác định được mục tiêu của mình. Bởi vì câu hỏi đúng phải là hệ thống kiến thức của trường đại học mà mình đang học có giúp chúng ta đạt được mục đích của mình hay không. Hay nói cách khác, chương trình giảng dạy có phải là những kiến thức mà mình cần hay không?

Khoan nói tới việc cần hay không vì mỗi người mỗi khác và chương trình giảng dạy đâu phải được thiết kế để dành riêng cho một người. Nên điều cốt lõi trong câu hỏi học đại học có quan trọng hay không sẽ chuyển thành kiến thức có quan trọng hay không và mức độ của nó như thế nào so với sự phát triển hiện tại?

Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Mỗi môn học trong chương trình giảng dạy của trường đại học đều là kiến thức của những hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể diễn ra trong cuộc sống. Đều là những kinh nghiệm, phát hiện thu được từ những con đường phát triển cụ thể khác nhau. Tùy theo lựa chọn chương trình giảng dạy trong trường đại học mà khi ra trường sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng ở một mức độ nhất định. Mức độ này hiển nhiên không phải là cao nhất có thể có rồi.

Chúng ta thường cho rằng kiến thức mà mình được học chỉ là lý thuyết suông xa rời thực tế. Nhưng thực ra lại không phải vậy. Khi kéo ngang đường mức độ mà mình đạt được sẽ cắt đường phát triển của hệ thống kiến thức của lĩnh vực mà mình theo học. Tương ứng với mức độ đó là một mốc thời gian cụ thể. Khi ở mốc thời gian này thì mức độ đó là kiến thức cao nhất thu được từ hoạt động thực tế trong lĩnh vực đó. Đó là những kết quả, những kinh nghiệm thực tế được tạo ra hoặc chứng thực bởi những người cụ thể, những hoạt động cụ thể.

Kiến thức và kỹ năng đều là thực. Tùy theo thời điểm thiết kế và trình độ của những người thực hiện mà kiến thức trong chương trình giảng dạy có mức độ tương xứng. Luôn có độ trễ về thời gian và có khoảng cách về mức độ giữa kiến thức trong chương trình giảng dạy với sự phát triển của hoạt động trong thực tế và tầm nhìn của những người dẫn đầu xu thế. Chúng ta có thể thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ để bắt kịp được với xu thế phát triển của những người bỏ học. Sự khác biệt giữa những người nổi tiếng là họ bắt kịp trong hiện tại còn chúng ta là thực của quá khứ đã qua.

Chúng ta lại cho rằng kiến thức đó là lạc hậu mà sinh ra coi thường hoặc chán nản thì lại là một sai lầm. Hệ thống kiến thức này thực ra cũng là của những con đường "mới" vì bây giờ lĩnh vực mà chúng ta theo học vẫn đang tồn tại và phát triển, chỉ là kiến thức được truyền dạy lại là về những đoạn đường đã cũ. Kiến thức của chúng ta có khoảng cách với mức độ phát triển của hiện tại. Và nó được cung cấp ở những chương trình học cao hơn. Càng học lên cao chúng ta lại càng tiến lại gần với những người dẫn đầu của hiện tại. Khi phát hiện hoặc giải quyết được những vấn đề mới thì họ sẽ tạo ra được đoạn đường mới. Để làm được điều này cũng cần phải học tập, tích lũy kiến thức được tạo ra từ trước đến nay một cách chăm chỉ và nghiêm túc.

Chúng ta không thấy được ứng dụng của những kiến thức mình đã học trong cuộc sống là do bản thân chưa học đến nơi đến chốn. Khi đó, những hoạt động mà ta tham gia vào không tạo ra môi trường nảy sinh vấn đề tương đương với kiến thức và kỹ năng được trang bị. Có những sinh viên chê kiến thức không áp dụng được vào cuộc sống, không có ích trong việc giải quyết vấn đề phát sinh nhưng lại không biết rằng có thể là do kiến thức của mình không đủ để nhận ra những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Chúng ta chỉ nhận ra được những thứ ngang hoặc thấp hơn so với khả năng của mình mà thôi.

Mặt khác, cũng có những công ty chê sinh viên không có khả năng hoặc chê giáo dục không có chương trình giảng dạy tốt. Nhưng biết đâu mức độ phát triển của doanh nghiệp mình không đủ nảy sinh những vấn đề, hoạt động cần kỹ năng tương đương. Không phải công ty to, doanh thu lớn là có sự phát triển cao. Chẳng hạn, công ty lớn nhất cách đây 100 năm cũng có thể không có mức phát triển cao bằng công ty nhỏ xíu bây giờ. Cũng không phải công ty nhỏ, đang thua lỗ lại là lạc hậu, kém phát triển. Giống như khởi đầu nhỏ bé của những người mà chúng ta vẫn hâm mộ chẳng hạn.

Chúng ta cũng hay than thở về những kiến thức toán học, vật lý, hóa học, ... không áp dụng được vào cuộc sống của mình vậy. Nhưng điều này càng cho thấy khoảng cách của chúng ta với những người sử dụng kiến thức đó là lớn như thế nào mà thôi. Bởi vì tất cả đều là do hoạt động và cuộc sống của chúng ta không đủ điều kiện để sử dụng, chúng ta không đủ khả năng để nhận ra các ứng dụng của nó trong cuộc sống như thế nào.

Do không nhận ra những ứng dụng của kiến thức trong cuộc sống và công việc khiến cho chúng ta nghi ngờ về giá trị của những gì mình đã học. Cùng với những thành công rực rỡ của một vài người bỏ học khiến cho chúng ta nảy sinh ra ý nghĩ bỏ học để tìm hướng đi mới cho riêng mình.

Chúng ta chỉ nói tới bỏ học và thành công như là hai thời điểm gắn liền với nhau mà chưa từng để ý đến khoảng cách giữa chúng là bao năm, bao tháng. Khi đưa thời gian vào sẽ thấy có nhanh, có chậm khác nhau.

Chúng ta chỉ nói tới bỏ học và thành công như là một mối quan hệ mà không xem nó là một quá trình theo thời gian. Khi đưa những hoạt động được thực hiện diễn ra trong khoảng thời gian đó sẽ thấy bao thăng trầm xảy ra.

Chúng ta chỉ nói tới quá trình bỏ học tới thành công mà lại không nhận ra sự đồng nhất của nó với quá trình phát triển bản thân của họ. Khoảng thời gian này và những hoạt động thực hiện có kết quả là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những nỗ lực phát triển bản thân. Đây là chương trình và các hoạt động có liên qua do chính họ xây dựng cho khóa học của mình.

Khi so sánh chương trình này với kiến thức được giảng dạy tại trường đại học sẽ có một trường hợp xảy ra. Đó là nếu điều họ muốn xây dựng là kiến thức có trong trường đại học thì sao? Khi đó liệu họ có bỏ học không?

Bỏ học hay không cũng chỉ là một trường hợp giả tưởng. Nhưng chắc chắn một điều rằng khi kiến thức, kỹ năng cùng với kinh nghiệm cần thiết đã có sẵn mà chúng ta lại muốn tự mình mò mẫm để trải nghiệm thì đó chính là tự mình làm chậm bước tiến của mình mà lạc hậu so với khả năng có thể có của bản thân và sự phát triển của xã hội. Bởi vì khi đó chúng ta lại quay lại một quá trình đã được bắt đầu từ lâu trong quá khứ mà chưa biết kết quả đạt được sẽ như thế nào. Hay nói cách khác, chúng ta đã phí phạm thời gian và công sức của mình và cũng đã phí phạm kinh nghiệm của bao người. Như nhà bác học Newton có nói "Nếu tôi nhìn được xa hơn người khác là vì tôi đang đứng trên vai những người khổng lồ". Sự phát triển luôn có tính kế thừa và kiến thức tạo ra nền móng cho sự phát triển.

Cả Bill Gates và Mark Zuckerberg đều có một quá trình phát triển lâu dài theo đam mê của mình. Khi bỏ học để khởi nghiệp thì đã là chuyên gia trong lĩnh vực mà mình yêu thích. Họ đều là người dẫn đầu xu thế phát triển và cũng là người đầu tiên tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn