hanhnguyenquyhoa

Bạn có mắc giun sán không ?

Đăng 8 năm trước

Nhiều người cho rằng người chỉ trẻ em mới nhiều giun, hoặc giun sán chỉ kí sinh trong đường ruột. Nhưng những sự thật sau đây sẽ khiến chúng ta không khỏi giật mình!

Giun sán là loại kí sinh trùng phổ biến ở Việt Nam. Người Việt Nam hầu như ai cũng chứa giun sán trong cơ thể. Đó một phần là do điều kiện vệ sinh ăn uống còn chưa đảm bảo, dân ta lại có thói quen ăn rau sống, ăn gỏi, tiết canh, ăn uống bên lề đường...Nhưng một nguyên nhân nữa còn là do khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho loài kí sinh trùng này phát triển.Và nhiều người chủ quan nghĩ rằng giun sán chỉ gây ngứa, gây mủ trên da, nhưng thực ra chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như mắt, cơ tim, não.

1. Những con số đáng sợ!

Theo thống kê của Viện sốt rét- kí sinh trùng- côn trùng Trung Ương thì ở Việt Nam cứ 10 người là có 7 đến 8 ngời nhiễm giun, tức là hơn 90 triệu dân thì có tới hơn 60 triệu người nhiễm giun! Và bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó ở Việt Nam bệnh nhân thường hay mắc loại sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó hoặc mèo, sán amip, sán máng, sán gạo lợn và sán lá phổi ( Paragonimus ).

2. Giun sán có thể kí sinh ở rất nhiều nơi trong cơ thể !

Khi ấu trùng giun sán xâm nhập vào cơ thể, chúng không phát triển thành những con giun nhỏ ngay mà cuộn lại thành những khối u nhỏ di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuyên xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng...Khối u này di chuyển có thể làm tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng  còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở.

Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.

Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Loại sán ăn não nguy hiểm nhất hiện nay, tiêu biểu là sán chó (dễ có trong rau sống, thịt sống, tái, gỏi cá), ấu trùng sán gạo heo (thịt lợn không nấu kỹ, tiết canh), giun lươn (có trong rau sống, động vật thủy sinh như ốc, sò hấp, có thể gây tử vong).

3. Tẩy giun có diệt hết giun không ?

Theo khuyến cáo của ngành y tế, chúng ta nên tẩy giun theo định kỳ 6 tháng một lần. Trẻ em trên hai tuổi có thể bắt đầu dùng thuốc tẩy giun. Nhưng thực ra thuốc tẩy giun chỉ có thể tiêu diệt được những con giun có trong ruột, có thể gồm giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn những ấu trùng giun có trong máu thì thuốc tẩy giun khó có tác dụng. 

4. Vậy phải làm sao ?

Chẳng còn cách nào khác là chúng ta nên nghe theo những lời khuyên quen thuộc mà trẻ em được học thuộc ở trường. Đó là nên ăn chín, uống sôi, không phóng uế bừa bãi, rửa tay thường xuyên trước khi ăn, vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn. Và vẫn nên sử dụng thuốc tẩy giun 6 tháng một lần để hạn chế giun trong cơ thể.

Giun kí sinh ở mắt

Giun ở hậu môn

Giun kí sinh ở chân

Chủ đề chính: #Giun_sán_kí_sinh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn