Phong VJ

Bạn có sợ bị bỏ rơi?

Đăng 6 năm trước

Cô lập, hung tính, hoạt động thái quá… Và liệu bạn có là nạn nhân của triệu chứng bị bỏ rơi mà không nhận ra? Nỗi chịu đựng có thể có nguồn gốc từ ấu thơ, và ngày nay các nhà tâm lý đã có thể giải mã cảm xúc đó.

“Nỗi sợ bị bỏ rơi là một các các nguyên nhân phổ biến nhất của sự khó ở và bất hạnh trong cuộc sống”, đây là kết luận mà bác sĩ Daniel Dufour rút ra. Ở nguồn gốc của nỗi khổ này, luôn có một tình huống trải nghiệm tồi tệ khi tấm bé, kể cả có thể từ lúc còn trong bụng mẹ, mà không nhất thiết là một sự bỏ rơi về mặt cảm xúc. Có thể là một người cha vắng mặt, có thể là một người mẹ quá khích, một cặp đôi cha mẹ hợp nhất, hay một đứa em ngay sau đó, hay một ngày tồi tệ, hay cái chết của người ông mà có mối liên hệ gắn bó đặc biệt.

Một sang chấn thường bị làm giảm tầm quan trọng

Những sự kiện này không có hậu quả chắc chắn nào cả, nhưng sẽ trở thành những sang chấn tinh thần. Tại sao chúng ta lại không bình đẳng trước nỗi đau? “Là bởi vì mỗi chúng ta đã có những trải nghiệm chia tách riêng, nhà phân tâm Catherine Audibert giải thích. Chúng ta sớm nhận ra rằng, bố hay mẹ không luôn có ở đó, không sẵn sàng cho chúng ta, không sẵn lòng đáp ứng mọi mong muốn của chúng ta. Chúng ta cũng không trải qua sự đơn độc này theo cùng một cách. Liệu những người xung quanh có nhận thấy, ý thức về nỗi sợ cô độc lúc thơ bé của chúng ta và làm giảm chúng? Hay vì những lý do giáo dục, đạo đức, thời gian hay với sự hiểu biết nhất định, họ đã không lưu tâm đến lo hãi của chúng ta một cách thỏa đáng? Và mặc dù họ củng cố lo hãi của chúng ta mạnh thêm, thì cũng không phải là họ có lỗi. Đơn giản là họ đã không dạy chúng ta cách chia tách một cách an toàn và bình tâm. Không nghi ngờ gì, chính họ cũng có những trải nghiệm khó khăn với cùng vấn đề này.”

Nỗi sợ hãi: sự trở lại của việc bị khước từ

Chúng ta đã phải hấp tấp quên đi giai đoạn sang chấn bằng cách làm nhẹ nó, làm tầm thường nó. Trên thực tế, việc đứa em ra đời là “bình thường” quá đi? Nỗi buồn và cơn giận được bộc lộ ra cũng nhanh chóng bị vứt bỏ và quên lãng. “Kể từ thời điểm mà không có một logic nào để biểu lộ những cảm xúc này, thì chỉ còn lại việc quyền cảm nhận cảm xúc của chúng ta là bị chối bỏ”, Daniel Dufour nhận thấy điều đó. Và ngay cả khi bị nén lại, thì cảm xúc vẫn thể hiện sự có mặt. “Trên bề mặt, về mặt lý lẽ, giáo dục sẽ đưa chúng ta tới việc nghĩ rằng tất cả những điều đó là của quá khứ, và ta phải quên đi. Nhưng bên trong chúng ta, thì chúng vẫn “sôi lên””

Cái lý lẽ của chúng ta không ngừng kết luận rằng, bởi vì chúng ta đã có thể bị bỏ rơi, mà chúng ta không xứng đáng được yêu thương. Niềm tin này có mặt trong mọi mối quan hệ xã hội và tình cảm của chúng ta. “Vì vậy, chúng ta dao động giữa trạng thái hoạt động xã hội thái quá và hung tính quá, tùy theo những gì mà chúng ta đã cảm nhận về nhu cầu sống còn được yêu thương, hay thậm chí chúng ta có mong muốn gọi ra sự chối bỏ của người khác, chúng ta bị thuyết phục rằng chúng ta không thể tránh được việc bị chối bỏ một ngày nào đó.” Một cái vòng luẩn quẩn dẫn chúng ta tới những hành vi trái chiều. Hãy quan sát John, 45 tuổi, anh luôn xoay xở để được đánh giá cao ở công ty của anh, nhưng rồi hi sinh cả cuộc sống cá nhân của riêng anh. Hay Giselle, 20 tuổi, luôn chống đối lại cha mẹ mình nhưng lại không ngừng chờ đợi được họ yêu thương. Hay trường hợp của Gilles, 12 tuổi, một cậu bé dè dặt, không muốn làm phiền ai và quên đi bản thân mình. Ở trung tâm của mọi nỗi đau khổ của người này hay người khác, là nỗi sợ bị chối bỏ. Và sự bỏ rơi trở lại một lần nữa.

Không có khả năng sống đôi lứa

Thêm một lĩnh vực mà sự tổn thương trở nên nhạy cảm hơn nữa: đó là tình yêu. Đôi lứa là nơi mà chúng ta “xử lý” các vấn đề thời thơ ấu của mình, Catherine Audibert lưu ý. Và chúng ta phóng chiếu lên người khác các nỗi lo hãi trong quá khứ của mình”. Pierre 45 tuổi, sống trong sợ hãi cô vợ sưu tập các cuộc phiêu lưu, mặc dù không sợ vợ rời bỏ mình. Ange, 33 tuổi, luôn mơ về một mối quan hệ lâu dài nhưng lại luôn chạy trốn cam kết. André 27 tuổi, không chịu nổi khi bạn gái không nhận ra phẩm chất của anh, nhưng lại có xu hướng chứng minh rằng anh là người tệ nhất mà phụ nữ có thể yêu được. “Nỗi chịu đựng này có 2 chiều kích, Daniel Dufour giải thích. Một mặt, cảm xúc về việc không tương ứng với những gì mà đối tác chờ đợi. Mặt khác, lại chắc chắn rằng sự đứt gãy là điều không thể tránh được. Và mỗi khi mà nỗi sợ này có cơ hội sống, thì lại là một lần nó được củng cố rằng chúng ta là không đáng được yêu thương.”

Làm gì với một gánh nặng như vậy phải mang vác? Để có thể đo đạc được mức độ chịu đựng “bị bỏ rơi”, và hướng làm giảm nhẹ nỗi chịu đựng, nhà tâm lý lâm sàng Andréa Filia đề xuất một bài trắc nghiệm và các lời khuyên, để chủ thể có thể tự chấp nhận việc đã bị bỏ rơi, và để xứng đáng được yêu thương.

Dạy cho trẻ cách chấp nhận việc chia tách

Chúng ta ngày càng có xu hướng bảo vệ trẻ khỏi bị bỏ rơi. Nhưng cần chú ý rằng không rơi vào thái cực ngược lại. Theo Catherine Audibert, điều quan trọng là sự cân bằng. “Cần phải dạy trẻ học cách chia tách một cách lành mạnh và an toàn. Nếu muốn giải phóng đứa trẻ trước khi nó có khả năng chịu đựng là nguy hiểm, mà bảo vệ nó thái quá cũng là vấn đề khó khăn khi đối mặt với việc bỏ rơi. Khi trẻ còn nhỏ, việc thuận lợi là để cho trẻ những khoảnh khắc riêng tư, ngay cả khi có thể là trẻ trở nên buồn chán, và mục đích là để trẻ khám phá chính bản thân mình, để trẻ phát triển sự sáng tạo và sự tò mò. Chúng ta có xu hướng đầu tư thái quá vào đứa trẻ, chăm sóc nó thường trực, giải thích cho nó không ngừng về những gì diễn ra xung quanh chúng. Chúng ta quên rằng trẻ hoàn toàn có khả năng đối diện với những trải nghiệm của riêng chúng.” Và hãy dạy chúng quản lý sự cô đơn và sự vắng mặt của chúng ta.

Theo Psychologies.com

Dịch: Ngô Thị Thu Huyền

Chủ đề chính: #tâm_lý_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn