Nguyen Mai Này cô gái, cười lên đi, cuộc đời này đẹp lắm...

Bạn đang ở giai đoạn nào của tình yêu?

Đăng 5 năm trước

Trong một nghiên cứu trên hàng trăm cặp đôi mới đây, tiến sĩ Susan Campbell đã chỉ ra 5 giai đoạn trong tình yêu. Dưới đây là những đặc điểm nhận biết từng giai đoạn giúp bạn biết mình đang ở đâu và chuẩn bị tốt hơn vượt qua từng giai đoạn một cách thành công và xứng đáng.

1. Giai đoạn lãng mạn (giai đoạn nghiện)

Tự nhiên tạo ra giai đoạn lãng mạn khiến bạn rơi vào lưới tình. Khi yêu, não bạn tiết ra hỗn hợp các hoá chất (bao gồm Oxytocin, Phenylethylamine và Dopamine) nhằm làm tim bạn đập mạnh và khơi gợi ham muốn trong bạn. 

Trên thực tế, sự khác biệt duy nhất giữa chuyện yêu ở giai đoạn này và chuyện phê thuốc (nghiện) chính là yêu thì hợp pháp còn nghiện thì không. Cũng như phê thuốc, trạng thái yêu lúc này cho phép bạn nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính màu hồng tươi đẹp – chỉ nhìn thấy những gì làm bạn vui vẻ và bỏ qua những gì làm bạn không vui. “Chất ma tuý” trong bạn phủ sương mù khiến bạn chỉ nhìn thấy những điểm tương đồng giữa bạn và người yêu, ẩn đi những khuyết điểm của họ và khiến hai người nói và làm bất cứ điều gì cũng làm cho đối phương xao xuyến, vui vẻ. 

Có thể sẽ mất khoảng 2 tháng đến 2 năm để những cảm xúc mãnh liệt ấy phai nhạt dần. Giai đoạn lãng mạn kết thúc và giai đoạn Xung đột bắt đầu (dưới nền nhạc rùng rợn của những bộ phim kinh dị) 

Lời khuyên: Hollywood luôn ca tụng giai đoạn lãng mạn, biến nó thành những “trường ca bất hủ” của tình yêu. 

Kết quả là khi mối quan hệ đi đến giai đoạn xung đột, nếu bạn không vững vàng bước qua nó, bạn dễ dàng trở nên hoảng hốt và hiểu lầm rằng vì mối quan hệ của bạn không giống những chuyện tình lãng mạn ngoài kia, nên chắc hẳn là đối phương đã thay đổi hoặc hai bạn không hợp nhau. 

Những cặp đôi không vượt qua giai đoạn xung đột, họ chia tay nhau và đi tìm người họ cho là phù hợp với họ hơn, để rồi cuối cùng nhận ra rằng điều tương tự lại xảy ra trong những mối quan hệ kế tiếp…

2. Giai đoạn xung đột (sau cơn say tình yêu)

Tỷ lệ ly hôn lần đầu cao nhất là ở trong giai đoạn này – mốc thời gian khoảng từ 3 đến 4 năm. Đây là thời kỳ vô cùng đau khổ của hầu hết các cặp đôi vì ảo tưởng về “chuyện tình lãng mạn kéo dài mãi mãi” đổ vỡ và thay vào đó là cảm giác thất vọng.

Thay vì nhìn thấy những điểm tương đồng (như trong giai đoạn lãng mạn), bạn bắt đầu soi mói, tập trung vào những điểm khác biệt và khuyết điểm của đối phương. Bạn bắt đầu tìm cách thay đổi đối phương thành hình mẫu mà trước đây bạn nghĩ, hoặc đối xử không tốt với họ vì họ không được như bạn mong muốn. 

Thường thì khi người này lảng tránh và rút lui, cần không gian riêng suy ngẫm thì người kia lại bám chặt lấy vì cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của mình có bất kỳ biểu hiện nào như thế, thì có thể bạn đã mắc kẹt trong giai đoạn xung đột. 

Mục tiêu trong giai đoạn này là thiết lập sự tự chủ của bạn trong mối quan hệ, nhưng không phá huỷ tình yêu giữa hai người. Có 3 khả năng mà các cặp đôi sẽ đối mặt trong giai đoạn xung đột: 

 -     Chia tay: Họ sẽ mau chóng chia tay. Thông thường, họ là những người liên tục có người yêu mới, ít trung thuỷ, luôn tìm kiếm tình yêu hoàn hảo để rồi liên tục thất vọng. 

 -     Day dưa: Họ cùng nhau tiếp tục hành trình, tiếp tục chịu đựng cảm giác đau khổ, chán nản của một mối quan hệ mắc kẹt, không tìm ra lối thoát. Những người lựa chọn phương án này vì nghĩ rằng những mối quan hệ tốt đẹp cần có sự hi sinh và thoả hiệp nên họ cứ tiếp tục dày vò, chịu đựng nhau như thế để rồi mất dần cảm xúc cho nhau. 

 -     Vượt qua: Các bạn thoát khỏi giai đoạn xung đột khi: 

    o  Chấp nhận và trân trọng những khác biệt của nhau 

    o  Học cách chia sẻ quyền hạn, và hiểu rằng ép buộc sẽ không bao giờ mang đến những gì bạn mong muốn trong tình yêu 

    o  Biết rõ mình là ai và mình có gì (trong tình yêu) 

    o  Không ảo tưởng về sự hoà hợp mà không có xung đột 

    o  Chấp nhận cuộc sống và tình yêu như bản chất vốn có của nó

Nghe thì thật đơn giản nhưng để vượt qua giai đoạn xung đột này không phải là một hành trình dễ dàng với nhiều cặp đôi. 

3. Giai đoạn ổn định

 Khi đã biết chấp nhận những hỉ nộ ái ố trong tình yêu, cùng nhau vượt qua những giai đoạn tìm hiểu, chấp nhận những điểm khác biệt của nhau, vượt qua giai đoạn xung đột các bạn sẽ chuyển sang giai đoạn ổn định. 

Bước vào giai đoạn ổn định, cảm xúc xốn xang khi yêu sẽ trở lại nhưng sâu sắc và chín chắn hơn ở giai đoạn lãng mạn. Bước tới giai đoạn này, bạn sẽ nhận ra cuối cùng mình đã tìm được đúng người để cùng nhau đi tiếp chặng đường đời phía trước. Việc họ khác biệt với bạn cũng không còn là trở ngại bởi cả hai đều có những điểm hạn chế rõ ràng và đều cần học cách tôn trọng nhau. Nếu không, các bạn sẽ lại xung đột. 

Lời khuyên: Bạn có thể mắc kẹt trong giai đoạn này nếu quá ỷ vào sự hoà thuận và ổn định nó đưa đến. Hãy nhớ rằng quá trình phát phát triển nào cũng cần có sự thay đổi và bước ra khỏi vùng an toàn. 

4. Giai đoạn gắn bó

Trong giai đoạn gắn bó, bạn hoàn toàn chấp nhận thực tế rằng bạn và đối phương đều là những người bình thường, vì thế mối quan hệ của các bạn cũng có những khiếm khuyết. 

Hai người đã biết cách yêu thương và chấp nhận nhau một cách có ý thức. Bạn có thể thành thật nói với cô ấy rằng: “Anh không đòi hỏi ở em. Anh chọn em vì anh biết tất cả về em, yêu em yêu cả những gì chưa hoàn hảo của em nữa”. 

Bạn bắt đầu tận hưởng cảm giác cân bằng tuyệt vời giữa tình yêu, sự gắn bó, niềm vui, sức mạnh và sự tự do. Cạm bẫy trong giai đoạn này là cho rằng phần việc của hai bạn đã xong. Mặc dù có thể điều này có phần đúng ở mức độ cá nhân nhưng trong tình yêu, mọi thứ mới chỉ bắt đầu. 

Lời khuyên: Đây là giai đoạn duy nhất bạn thật sự sẵn sàng đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, kết hôn không có nghĩa là bạn đang trong giai đoạn gắn bó. Rất nhiều cặp đôi kết hôn trong giai đoạn lãng mạn, khi họ đang trong trạng thái mê đắm và trước khi họ biết cách giải quyết xung đột. 

5. Giai đoạn hạnh phúc/cùng tạo dựng

Bước tới giai đoạn này là các bạn đã lựa chọn hai bạn là một đội cùng tiến vào thế giới đầy ồn ào, sân si nhưng đa sắc màu ngoài kia. Mối quan hệ của cả hai vượt qua mức độ cá nhân và trở thành món quà cho thế giới.  

Lời khuyên: Nếu hai người đã sống với nhau nhiều năm và đang trong giai đoạn hạnh phúc, hãy cẩn thận đừng đặt quá nhiều năng lượng vào thế giới bên ngoài đến mức quên nuôi dưỡng mối quan hệ của mình. Hạnh phúc có được là nhờ nỗ lực, cố gắng của đôi bên, vì vậy hãy trân trọng và gìn giữ những “trái ngọt” đáng giá ấy. 

Nguồn: Bruce Muzik/Ubrand 

Chủ đề chính: #tình_yêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn