Hiểu Minh

Bằng chứng mới về những cuộc chiến của người Maya cổ đại

Đăng 4 năm trước

Bằng cách ghép dữ liệu từ lõi trầm tích, một nhóm các nhà nghiên cứu xây dựng một câu chuyện chiến tranh toàn diện và mang tính hủy diệt gần như hoàn toàn tại thành phố Maya tên là Witzna.

Nền văn minh Maya cổ đại, kéo dài từkhoảng năm 300 đến năm 900 sau Công nguyên, được xem là thời kỳ hoàng kimcủa nền văn minh Trung Mỹ cổ đại. Dân số bùng nổ, kinh tế nông nghiệp phát triểnvới hệ thống ruộng bậc thang và kênh rạch rộng lớn cung cấp tưới tiêu trong nhữngtháng mùa khô. Nghệ thuật và khoa học phát triển mạnh mẽ, các quốc gia có thểcùng nhau phát triển nếu như không thường xuyên xảy ra bất hòa.

Chiến tranh trong thời kỳ này lâu nayđược coi là mang tính nghi lễ tự nhiên, khác xa với kiểu tấn công tàn phá và đốtcháy hủy diệt đã được định nghĩa ở kỷ nguyên tiếp theo của xã hội Maya, khi conngười bắt đầu từ bỏ các thành phố. Trong thời kỳ Cổ đại, các quốc gia lớn nhưTikal và Caracol bắt tay vào các chiến dịch thôn tính, nhưng các cuộc chinh phạtcủa họ thường không dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn. Quan điểm phổ biến ở giai đoạnnày, về tổng thể, là thời gian yên bình hơn cho người Maya.Nhưng các nhà khoa học cho rằng sự hiểubiết này về Maya vẫn còn quá đơn giản. Và một bài báo mới trên Nature HumanBehaviour đang thách thức các quan niệm phổ biến về chiến tranh Maya, cho thấythời kỳ Cổ đại là thời kỳ xung đột lớn hơn, thảm khốc hơn những gì các nhà khảocổ học nghĩ.

Một thành phố chìm trong biển lửaBằng cách ghép dữ liệu từ lõi trầmtích, một nhóm các nhà nghiên cứu xây dựng một câu chuyện chiến tranh toàn diệnvà mang tính hủy diệt gần như hoàn toàn tại  thành phố Maya tên là Witzna.Nằm ở phía Đông Bắc của Guatemala, gầnTikal, thành phố này nhỏ bé nhưng phát triển mạnh hàng trăm năm trong thời kỳ Cổđại. Trung tâm thành phố nằm trên ngọn núi cao, có các ngôi đền và một quần thểcung điện nơi giới thượng lưu địa phương cai trị. Nhưng thời kỳ hưng thịnh củaMaya không kéo dài mãi, khi xảy ra cuộc tranh chấp với một thành phố lân cận lớnhơn đã dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu khiến Maya bị phá hủy hoàn toàn, cácngôi đền bị đốt cháy và người dân của nó bị bắt làm tù binh hoặc bị giết.Khám phá này mang đến bất ngờ cho cácnhà khảo cổ học nghiên cứu về nền văn minh Maya. Các nhà khoa học không nghĩ rằngnhững cuộc chiến tranh thảm khốc như vậy đã xảy ra trong thời kỳ văn minh Mayanày. Nhưng bằng chứng mới mà họ tìm thấy đã có sức thuyết phục. Mọi thứ bắt đầu đám tro tàn. Dưới đáy một hồ nướcgần đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra một tấm than củi dày 3 cm - tàn dư củamột đám cháy lớn. David Wahl, một chuyên gia Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ trongnghiên cứu khí hậu cổ đại, đã tìm thấy lớp tro trong lõi trầm tích mà ông đãkhoan ở Laguna Ek'Naab, nằm cách thành phố khoảng một dặm. “Tôi đã nghiên cứulõi trầm tích ở hồ thuộc khu vực này và những nơi khác trong 20 năm và tôi chưabao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này” ông nói. Trầm tích là một khối than củikhổng lồ, một bằng chứng quan trọng cho thấy một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tạiđây.

Wahl cũng tìm kiếm những thứ như hạtphấn hoa và dấu hiệu xói mòn trong lõi trầm tích của mình - manh mối cho thấy sựhiện diện của con người trong các cảnh quan cổ đại. Ngay sau đám cháy, những thứđó đều biến mất.Các vật chứng khảo cổ khác cũng dẫn đếnlý thuyết này. Các cuộc khai quật tại Witzna, được gọi là Bahlam Jol của ngườiMaya, cho thấy các công trình chính tại địa điểm này đã bị đốt cháy. Nhómnghiên cứu cho rằng đó là do cư dân của thành phố Naranjo gần đó gây ra, có khảnăng tức giận vì Witzna đã tuyên bố độc lập với họ.Các nhà nghiên cứu cho biết, ởNaranjo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tấm bia mang cả tên Bahlam Jol và cụmtừ "puluuy", có thể hiểu “nó bị đốt cháy”. Các cụm từ đã xuất hiện ởnhững nơi khác cũng cho thấy rằng Witzna đã bị phá hủy bởi Naranjo. Thậm chícòn có một ngày được tiên liệu cho cái chết của thành phố, nhờ vào lịch cực kỳchính xác mà Maya giữ: ngày 21 tháng 5 năm 697 sau Công nguyên.Đánh giá lại chiến tranh thời MayaFrancisco Estrada-Belli – Đồng tác giảcủa công trình nghiên cứu nói rằng sự hủy diệt này có khả năng liên quan đếncác đội quân lớn và một cuộc bao vây, dân số của Witzna dường như bị đưa vềNaranjo, họ có thể đã bị coi là nô lệ, một thực tế không phổ biến ở Maya.Các phát hiện cho thấy rằng,  chiến tranh là nguyên nhân khiến các thành phốbị tàn lụi, có thể phổ biến với người Maya hơn các nhà khảo cổ học nghĩ. Nhữngphát hiện gần đây khác cũng cho thấy chiến tranh có liên hệ chặt chẽ hơn vớingười Maya. Một pháo đài gần đây đã được phát hiện gần Tikal, loại pháo đài đầutiên được tìm thấy ở Maya và một mạng lưới tháp canh trên khắp vùng đất thấp ởTrung Mỹ cho thấy rằng chiến tranh quy mô lớn là một yếu tố phổ biến của xã hộiMaya. Điều đó đưa ra lý thuyết về sự sụp đổ của Maya vào thế kỷ thứ X. Các nhàkhảo cổ trước đây nghĩ rằng những cuộc chiến tranh thảm khốc thời kỳ Maya đượcbắt nguồn từ thảm họa hạn hán và những khó khăn khác. Nhưng với những gì tìm thấythì có vẻ những cuộc chiến tranh đẫm máu là một phần của nền văn minh Maya. 

 Hiểu Minh – OhayTV 

 Lược dịch: Discovermagazine

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn