nobody4488

Bảy chiếc bánh xe của sự sống (Bảng cấu trúc tâm trí)

Đăng 4 năm trước

Khoa giải phẫu đã giúp con người nắm được các bộ phận và chức năng của các bộ phận nội tạng bên trong thể xác. Sau đây là một cuộc giải phẫu dành cho thế giới tâm trí.

Bảng cấu trúc tâm trí (Bảy chiếc bánh xe của sự sống)

   Thế giới tâmlý thật vô hình trừu tượng. Chính vì thế mà thế giới đó là khó hiểu. Các trạngthái cảm xúc cũng như những dòng suy nghĩ khác nhau dường như tồn tại cùng lúc.Chúng nhập nhằng như những sợi dây bị quấn vào nhau, không thể phân biệt được sợinào vào sợi nào nữa. Khi thể xác có bệnh, bạn có thể đi khám để chẩn đoán và chữatrị vì thể xác có cấu trúc của nó. Bệnh tật đến từ sự sai lệch nào đó trong hoạtđộng của cấu trúc thể xác. Nhưng tâm trí thì chưa có cấu trúc. Ai có thể chẩnđoán được bệnh của tâm trí đây?

   Trước đây cũngtừng có nhiều cuộc nghiên cứu để thử cấu trúc hóa tâm trí, nhưng dường như chưathành công lắm. Việc cấu trúc hóa tâm trí sẽ được tiến hành dễ dàng nếu dựatrên một cơ sở nào đó. Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu về một sự cấutrúc hóa tâm trí dựa trên lý thuyết về bảy luân xa. Lý thuyết về bảy luân xa làmột lý thuyết thuộc tâm linh học. Nó nói rằng linh hồn của chúng ta tách rời vớithể xác và có cấu trúc được tạo thành bởi bảy vòng tròn quay liên tục để thuhút năng lượng từ vũ trụ. Tuy nhiên, nhắc đến bảy luân xa, mọi người thường chỉnghĩ đến các siêu năng lực. Cứ một luân xa của bạn được khai mở thì bạn lại cómột siêu năng lực nào đó. Tuy nhiên, chưa thấy có ai thử đưa ra mối liên hệ giữacác luân xa với tâm lý con người. Do đó, tôi đã thử làm. Và thành quả sau mộtthời gian làm điều đó là tôi đã xây dựng được bảng về cấu trúc và hoạt động củatâm trí.

   Bảng gồm có 7 hàng tương ứng với 7 luân xa. Mỗi cột là tượng trưng cho mộthướng tiếp cận tâm lý học. Mỗi môn khoa học khác đều là một hướng tiếp cận đốivới tâm lý học. Môn tâm lý học là một môn khoa học đặc biệt. Các thành tựu củatâm lý học có được là nhờ thành tựu của các môn khoa học khác như vật lý, hóa học,sinh học,... Và đương nhiên, nếu tâm lý học có thể phát triển bền vững thì nócũng hỗ trợ các môn khoa học khác phát triển bền vững. Nếu bạn thử xác định giớitính của các môn khoa học thì các môn khoa học khác đều là đàn ông, riêng tâmlý học thì là phụ nữ. Tuy hạt giống là từ người đàn ông nhưng hạt giống được nảymầm và phát triển thành đứa trẻ khỏe mạnh bên trong dạ con của người phụ nữ.Ngày nay, khoa học phát triển nhanh đến chóng mặt. Các thành tựu mới cứ xuất hiệnliên tục, và người ta lo lắng rằng các thành tựu đó sẽ bị lạm dụng bởi nhữngbàn tay xấu xa nào đó, khiến nhân loại khổ sở hơn. Thực tế, cái đáng lo ngạikhông phải là sự phát triển của khoa học mà là sự thiếu tự chủ trong tâm lý conngười. Nếu bạn có thể quan sát và đánh giá một thành tựu khoa học thông qua cáinhìn tâm lý học thì bạn sẽ thấy được phải làm gì để thành tựu khoa học đó phụcvụ con người chứ không hủy hoại họ.   


Bảng cấu trúc và hoạt động của tâm trí cótác dụng để “tra cứu” nhanh vấn đề tâm lý của bạn và xác định cách thức phù hợpđể điều tiết nhanh. Có 3 nguyên tắc để đọc bảng này: nguyên tắc bổ sung, nguyêntắc đối xứng, nguyên tắc lần lượt. Nguyên tắc bổ sung là bạn thiếu chất gì thìbổ sung chất đó. Ví dụ, nếu bạn thấy mình đang thiếu cảm giác tin tưởng, thìtheo bảng này, bạn có thể bổ sung cái gì đó vào dạ dày của bạn, hoặc ăn cái gìđó kích thích vị giác, hay nhìn vào màu vàng,... Nguyên tắc đối xứng được hiểulà nếu bạn không thuyết phục được một người đàn ông thì hãy thử thuyết phục vợcủa anh ta. Các yếu tố trong bảng này đều có một yếu tố đứng đối xứng với nóqua trung tâm. Tầng 1 đi với tầng 7, tầng 2 đi với tầng 6, tầng 3 đi với tầng5, tầng 4 trung tính. Hai tầng đối xứng nhau luôn có mối quan hệ tương hỗ nhưkiểu vợ chồng vậy. Ví dụ, nếu cảm xúc ở tầng 2 đang khao khát mãnh liệt một cáigì đó thì trí tưởng tượng ở tầng 6 có khả năng thỏa mãn, xoa dịu cảm giác khaokhát này ở tầng 2. Vì tầng 4 là trung tính, tức là cân bằng nhất, nên khi sử dụngnguyên tắc đối xứng, bạn luôn nên căn cứ vào tầng 4 để nhìn nhận dù vấn đề củabạn nằm ở tầng nào đi chăng nữa. Nguyên tắc lần lượt có thể được hiểu bằng mấycâu thành ngữ như: “Nước xa không cứu được lửa gần”, và “Bán anh em xa mua lánggiềng gần”. Khi bạn thấy mình đang mắc kẹt với một cảm giác tiêu cực ở tầng 1,ví dụ như giận dữ, thì bạn có thể thoát khỏi sự tiêu cực này nhanh nhất là ở tầng2. Chức năng tâm lý của tầng 2 là khát khao, nên bạn có thể nghĩ về điều gì đómà bạn đam mê, ham muốn để xoa dịu cơn giận dữ. Rắc rối từ tầng 1 được chuyển bớtlên tầng 2. Tương tự như vậy, sự tiêu cực sẽ được đưa dần lên các tầng trên.Càng lên cao thì sự tiêu cực càng dễ giải quyết.

Tầng 1

   Trước tiên,hãy nhìn vào tầng 1. Giác quan tương ứng của tầng này là sinh tồn giác. Giácquan này gắn chặt với nguyên tố Đất. Ở tầng này, cảm giác về sự nguy hiểm sẽ chạmđược vào bạn trước khi yếu tố gây nguy hại thực sự chạm được tới bạn. Đất lànguyên tố đặc nhất. Bạn không thể nhìn xuyên qua Đất nên không thể biết đượctrong đó có gì. Phía trong của Đất là bóng tối, nơi bạn không thể quan sát. Nỗisợ xuất hiện bởi cảm giác không thể quan sát này. Không thể quan sát, không thểbiết, không thể đưa ra một miêu tả nào đều là nguyên nhân gây sợ hãi. Nói cáchkhác, điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi chỉ là không biết phải nhìn nhận thếnào và không biết phải làm gì. Một điều gì đó mà bạn có thể nhanh chóng đưa ramột lời miêu tả, giải thích không khiên cưỡng và xác định được việc cụ thể cầnlàm để tương tác với điều đó thì bạn không thấy sợ điều đó nữa. Thường thì nhữngđiều mà bạn khó miêu tả, giải thích, hoặc giải thích một cách khiên cưỡng là nhữngsự kiện trong thế giới vô hình, trừu tượng, như ma chẳng hạn.

Tầng 2

   Tầng 2 tương ứngvới vị trí hạ bộ trên thể xác. Chức năng của tầng 2 là sinh sản và bài tiết.Hành động của bạn là do tầng 2 trực tiếp phát sinh ra. Ý chí của tầng 1 chỉđóng vai trò thúc đẩy mong muốn hành động ở tầng 2. Hành động sẽ luôn chỉ giốngnhư một sự sinh sản hoặc một sự bài tiết của tâm trí. Người đàn ông sản sinhthông qua cơ thể của người đàn bà. Chính người đàn bà trực tiếp đẻ ra đứa conchứ không phải người đàn ông. Hành động phải mang tính chất phồn thực thì mới tựnhiên, dễ dàng và mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu hành động do bạn phát sinh rakhông mang tính phồn thực thì nó sẽ trở thành một sự bài tiết. Mà sự bài tiếtthì thường gây ô nhiễm. Kết quả tốt sẽ không được đảm bảo. Hành động của bạnmang tính nam, giống như một sự xuất tinh. Bạn phải xác định một đích đến mangtính nữ cho hành động. Ví dụ, trang giấy/cây bút là một cặp phồn thực. Cây bútlà tính nam, trang giấy là tính nữ. Đích đến của hành động chính là trang giấy.Việc viết lách, vẽ vời trên trang giấy là một sự làm tình. Kết quả bạn có đượctừ trang giấy có thể là cảm giác về sự rõ ràng, minh bạch, sự bình an, nhẹnhàng và sự thỏa mãn.

Tầng 3

   Hãy nhìn vào tầng 3. Vị trí tương ứng của tầng 3 là dạ dày, nên tầng 3hoạt động như một cơ quan “tiêu hóa” thông tin. Một thông tin khi được đưa vàotâm trí bạn sẽ được tầng 3 quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, từ đó cáctầng phía dưới sẽ đưa ra phản ứng phù hợp. Không phải ai cũng có cái dạ dày tốt.Không phải thứ thức ăn nào cũng tiêu hóa tốt được ở dạ dày. Có những lúc, bạnđi xa và phải ăn một loại thức ăn lạ miệng, dạ dày của bạn sẽ bị đau. Khi bạn ốm,nếu cứ cố ăn thức ăn thô cứng, bạn có thể bị nôn. Tầng 3 của bạn sẽ có xu hướngchấp nhận thông tin được tiếp nhận vào nếu lúc đó, tinh thần của bạn đang ổn định.Nếu tinh thần của bạn đang căng thẳng, không ổn, thông tin được tiếp nhận vào sẽgây cho bạn cảm giác khó chịu, và bạn sẽ tức giận, có xu hướng phủ nhận thôngtin đó. Sự phủ nhận này giống như tình trạng nôn của dạ dày. Sau đó, khi sức khỏetinh thần của bạn đã khá hơn, bạn nghĩ lại thông tin này sẽ thấy dễ chấp nhận,có xu hướng bênh vực. Nói chung, thông tin được đưa vào tâm trí cần phải phù hợpvới ít nhất một trong các khía cạnh là tính cách bạn (ở tầng 1 và 2), tình trạngsức khỏe tinh thần của bạn, tư tưởng bạn đã sẵn có trong tâm trí thì mới đượcchấp nhận. Một thông tin dù cho có được đa số mọi người xung quanh chấp nhận,có những bằng chứng rõ ràng, nhưng nếu không phù hợp với các khía cạnh trên thìsẽ bị tầng 3 của bạn phủ nhận và đào thải ra ngoài. Bạn tin tưởng một điều khôngphải vì điều đó là hiện thực (reality) hay đã được công nhận mà là vì điều đóphù hợp với bạn. Chữ “hợp” này còn quan trọng hơn cả hiện thực. Thế giới luônthay đổi, đời là vô thường, nên hiện thực của quá khứ, hiện tại và tương lai làkhác nhau. Điều mà cả thế giới phủ nhận ngày hôm nay thì có thể ngày mai lại trởthành hiện thực không thể tránh né. Hãy di chuyển và tìm kiếm, cái hiện thựcphù hợp với bạn nhất định sẽ xuất hiện.      

   Xu hướng hành động của tầng 3 là nên làm. Tínhuy quyền, khả năng tương tác càng xuống các tầng phía dưới thì càng mạnh. Nếu bạnkhông làm theo sự thúc giục ở tầng 1 thì bạn sẽ thấy rất khó chịu, lo lắng, đauđớn. Xu hướng hành động của tầng 1 mang tính thúc giục, chết cũng phải làm, còntầng 3 chỉ đưa ra một lời khuyên. Nếu bạn không làm theo lời khuyên này thìcũng không có vấn đề gì, bạn sẽ không cảm giác đau đớn hay lo lắng gì. Một khibạn quyết định làm theo xu hướng hành động của tầng 3 thì cảm giác tin tưởngtrong bạn sẽ tăng cao hơn. Giác quan tương ứng ở tầng 3 là vị giác, nên khi mấtniềm tin, bạn ăn cái gì đó vừa miệng bạn, hoặc ăn nhiều thì cũng có thể khôi phụclại chút nào đó cảm giác tin tưởng. Nhìn chăm chăm vào màu vàng cũng là mộtcách.

Tầng 4

   Tầng 4 là tầngcân bằng nhất, đóng vai trò trọng tâm của toàn bộ thể trí. Vị trí tương ứng củatầng 4 là tim và phổi, nên tầng 4 cũng giữ chức năng giống như hệ tuần hoàn vàhệ hô hấp của thể xác. Hít thở là 2 thao tác lặp đi lặp lại một cách đều đặn, lầnlượt. Hít vào xong là phải thở ra và ngược lại. Sinh hoạt và công việc của bạncũng cần tuân theo điều này thì tâm lý mới đạt được sự cân bằng. Giả dụ, nếu bạnvừa đọc một cuốn sách (một hành động thụ động) thì sau đó bạn phải đưa ra mộtbình luận hay kết luận nào đó rút ra từ cuốn sách (một hành động chủ động) thìbạn mới thấy cân bằng. Lượng hơi hít vào luôn bằng với lượng hơi thở ra. Cảmgiác về sự tương xứng giữa cái bỏ ra và cái tiếp nhận là rất quan trọng. Nếu bạntiếp nhận một thứ mà với bạn là có giá trị lớn, nhưng lại không có được mộthành động tạo ra giá trị tương ứng, thì bạn sẽ thấy mất cân bằng.


   Xu hướng hànhđộng của tầng 4 là “có thể làm”, nên bạn hãy chú ý nhìn xung quanh và liên tụclàm những điều nhỏ nhặt nhưng trong tầm tay. Điều này giúp tâm trí bạn hô hấp.Bạn có thể nhịn ăn được tối đa một tuần, nhịn khát được tối đa 3 ngày, nhưngkhông thể nhịn thở được quá 5 phút. Việc hô hấp cần phải liên tục. Hi vọng (hope)là chức năng tâm lý tương ứng với tầng 4. Đó là cảm giác khi tâm trí duy trì hôhấp. Khi tâm trí tức thở thì bạn rơi vào cảm giác tuyệt vọng (hopeless). Nếutâm trí bị tuyệt vọng quá lâu, thì tâm trí sẽ ngất đi. Sự ngất đi của tâm trí tứclà trở nên phát điên. Hi vọng khác với kỳ vọng (expectation), vốn là chức năngtâm lý ở tầng 2, nên bạn cần phân biệt. Nguyên tố tạo nên niềm hi vọng chính làKhông khí. Dù bạn đang mắc kẹt trong một căn hầm kín, nhưng nếu bạn thấy mình vẫncó dưỡng khí để hô hấp, điều đó chứng tỏ là có kẻ hở hoặc lối thông ở đâu đó.Trong cuộc sống này, đôi khi những sự kiện trước mắt mang tới cho bạn cảm giáckhông có lối thoát, nhưng lối thoát có thể vẫn hiện diện ở đâu đó. Cuộc đờikhông phải lúc nào cũng giống như một chuyến hành trình trên đường cao tốc thẳngtắp, mà có lúc giống như đang đi trong những con ngõ chật hẹp, quanh co. Nhữnglúc như vậy, đừng mất công phân tích vì tầm mắt của bạn đã bị che khuất, mà hãyliên tục làm những điều trong tầm tay, điều nhỏ nhặt nhưng khả thi để vừa duytrì cảm giác cân bằng tâm lý, vừa dần dần làm cho tình hình thay đổi. Có hành độngthì tất có thay đổi.

Tầng 5

   Nguyên tốtương ứng với tầng 5 là nguyên tố Âm thanh. Âm thanh là sóng dọc, là sóng có thểđược nhìn thấy khi bạn ném một hòn đá xuống nước. Sóng dọc là sóng lan tỏa. Sựlan tỏa bắt đầu từ điểm trung tâm và lan ra xung quanh. Điểm trung tâm này lànơi bắt đầu sự chuyển động của sóng. Ta cũng có thể gọi sóng dọc là sóng lytâm. Tư tưởng/lý lẽ là chức năng tâm lý của tầng 5. Lý lẽ và tư tưởng do đócũng có chức năng khởi đầu và ly tâm. Có nghĩa là các lý lẽ sẽ chỉ khởi đầu chomột quá trình tư duy nhưng không đóng vai trò kết thúc quá trình tư duy đó được.Một kết luận bằng logic được rút ra cũng chỉ là điểm bắt đầu cho một câu hỏi mới,một quá trình tư duy mới. Khi bạn cố trả lời một câu hỏi, bạn sẽ thấy có haicâu hỏi xuất hiện. Các câu hỏi bằng logic sẽ không biến mất mà có xu hướng tănglên. Nếu nguyên tố Âm thanh làm tốt ở chức năng khởi đầu nhưng kém ở chức năngkết thúc thì bạn nên hướng đến đặt câu hỏi hơn là tìm câu trả lời. Chân lý bằnglogic do đó sẽ ở dạng một câu hỏi đúng chứ không phải câu trả lời đúng. Vớicùng một câu hỏi đúng, mỗi cá nhân sẽ có câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào cơđịa và hoàn cảnh của mình.


   Sự lan truyềncủa sóng dọc có thể tạo nên sóng phản hồi, tức là sóng chuyển động ngược chiềuvới sóng lan truyền, khi va chạm với chướng ngại vật. Do đó, việc tư duy bằnglý lẽ có thể gây ra tình trạng phản tác dụng, nghĩa là càng nghĩ càng thấy rối.Nhiễu loạn có thể được sinh ra nhiều hơn từ chính những logic mà bạn lấp đầy ởtầng 5. Khi mà những logic trở thành nhiễu loạn thì sẽ tạo ra tình trạng vôminh. Vô minh nghĩa là tâm trí bị lấp đầy bởi những thông tin không có ý nghĩavà mang tính mâu thuẫn, tương đối. Để thoát khỏi trạng thái này, bạn phải bỏqua, không để tâm tới tất cả các thông tin đang trong tầng 5 đi, tạm thời đưa bảnthân quay trở lại trạng thái không biết gì hết. Không biết gì hết chính là cấpđộ đầu tiên của nhận thức.


   Nói đến sự phảntác dụng, bạn nên biết về một nguyên tắc gọi là nguyên tắc triệt để. Sự chuyểnđộng của sóng dọc nếu gặp phải chướng ngại vật thì sẽ tạo nên sóng phản hồi. Điềunày giống như khi bạn đang đi trong một hệ thống ngõ ngách quanh co, một mêcung chẳng hạn, thì bạn rất dễ gặp phải những ngõ cụt. Khi bạn gặp phải ngõ cụtmà muốn đi tiếp thì bạn phải quay ngược lại để trở ra theo đúng lối đã đi vào.Sự triệt để có nghĩa là bạn phải đi vào con ngõ từ một đầu và ra khỏi con ngõqua đầu còn lại. Không triệt để có nghĩa là vào và ra từ cùng một đầu của conngõ. Nếu bạn làm một việc gì đó mà không triệt để, thì mọi nỗ lực của bạn có thểtạo nên một kết quả phản phé, nghĩa là trái ngược hẳn với mục đích mà bạn muốn.Nếu con ngõ đủ ngắn hoặc bạn đã quen đường trong con ngõ đó, thì bạn sẽ thấyngay lập tức được con ngõ đó là ngõ cụt hay ngõ thông. Nếu con ngõ là quá dàivà bạn chưa bước vào bao giờ, thì bạn sẽ khó mà biết trước được con ngõ này làngõ cụt hay ngõ thông. Bởi vậy, trong chuyến hành trình của cuộc sống, bạn nêntìm những con ngõ đủ ngắn để đi vào, tức là hãy làm những việc mà bạn có thiênhướng, có kinh nghiệm, có hiểu biết và thực hiện theo những mục tiêu ngắn hạn đểtránh vi phạm nguyên tắc triệt để, có được kết quả bền chắc. Khi phải đương đầuvới một kẻ địch, bạn có thể lừa cho kẻ địch vi phạm nguyên tắc triệt để, nhờ đómượn chính tay kẻ địch để làm lợi cho bạn.


   Xu hướng hànhđộng từ tầng 5 trở lên mang tính phản hành động. Có thể hiểu là tầng 1 đến tầng3 sẽ bật, còn tầng 5 đến tầng 7 sẽ tắt. Ví dụ, tầng 3 xác định có 3 việc nênlàm, nhưng tầng 5 xác định 2 trong số đó là không nên làm thì sau đó chỉ còn mộthành động nên làm duy nhất sẽ được thực hiện. Phản hành động không nên được hiểulà sự cấm đoán. Các tầng từ 1 đến 3 mà đói, muốn ăn thì sẽ phát sinh hành độngăn, nhưng các tầng từ 5 đến 7 có thể giúp làm giảm cảm giác đói ở 3 tầng phíadưới, khiến cho 3 tầng phía dưới không cần ăn nhiều, thậm chí, có thể không cầnăn nữa.

Tầng 6

   Nguyên tốtương ứng với tầng 6 là nguyên tố Ánh sáng. Ánh sáng là sóng ngang, là sóng thấyđược khi bạn khuấy đều một lọ mứt. Chuyển động của sóng ngang đi theo hướng từbên ngoài vào điểm trung tâm. Do đó, bạn có thể gọi sóng ngang là sóng hướngtâm, hay sóng hội tụ. Bạn chỉ tạo ra sóng ngang khi bạn thực hiện hành động khuấy,trộn các nguyên liệu sao cho chúng hòa tan vào nhau thành một dung dịch duy nhất.Chức năng liên tưởng/trí tưởng tượng của tầng 6 cũng hoạt động theo cách này. Nếunhư tư tưởng/lý lẽ ở tầng 5 giống như những viên đường rắn thì liên tưởng/trítưởng tượng ở tầng 6 lại giống như đường đã được hòa tan. Hòa tan có nghĩa làtrở thành một thể, tạo nên sự thống nhất. Sự thống nhất của Ánh sáng khác với sựcộng hưởng của Âm thanh. Sự cộng hưởng có ý nghĩa nhiều trong hành động. Nó giốngnhư là một sự bênh vực, khuyến khích, ủng hộ đối với hành động. Còn sự thống nhấtlại có ý nghĩa nhiều trong tư duy. Tư duy hiệu quả đòi hỏi phải bao quát, toàndiện. Trong toán học, bạn biết rằng khi giải một bài toán mà bạn không tận dụngtoàn bộ các dữ kiện của đầu bài thì dù có giải ra một kết quả chẵn tròn thìcũng là kết quả sai. Các tầng càng ở phía trên thì lại càng loãng, càng trừu tượnghơn. Ý niệm ở tầng 5 vẫn còn hơi thô, phải là ý niệm ở tầng 6 mới đủ loãng đểhòa tan các ý niệm thành một thể thống nhất. Toàn bộ các thông tin từ ký ức, kiếnthức, trải nghiệm ở cả trong lẫn ngoài tâm trí bạn từ trước tới giờ đều đượchòa tan ở tầng 6. Bất kỳ thông tin cập nhật mới nào cũng sẽ được bổ sung ngayvào dung dịch hòa tan này. Quá trình xử lý thông tin ở tầng 6 sẽ giống như quátrình pha chế các hỗn hợp hóa chất. Kết quả của quá trình pha chế này là bạn cóđược một sự cân bằng về nồng độ các chất. Việc tư duy là việc tìm ra đúng ẩn sốđể khiến cho phương trình cân bằng. Tầng 6 và tầng 2 đối xứng với nhau. Nếu tầng6 cân bằng thì tầng 2 sẽ thỏa mãn. Như vậy, kinh nghiệm là một điều gì đó tíchcực, là kết luận được đúc rút từ một trải nghiệm. Trải nghiệm là một bài toán bạnchưa giải được, nó có thể tiêu cực hoặc tích cực, nhưng kinh nghiệm là bài toánbạn đã giải ra kết quả. Kinh nghiệm nên luôn là tích cực. Bạn có thể trải nghiệmít, tức là gặp ít bài toán hơn, nhưng đa số các bài toán đều giải được kết quảthì bạn vẫn có nhiều kinh nghiệm hơn người có nhiều trải nghiệm mà toàn là tiêucực, tức là chỉ giải được ít bài toán. Các bài toán chưa giải được đều khiến bạncảm thấy sợ hãi, không biết phải nghĩ thế nào, không biết phải làm gì mỗi khinghĩ về chúng.


   Nói đếnnguyên tố Ánh sáng là phải nói đến nguyên tắc phản chiếu. Đây còn gọi là nguyêntắc về sự chi phối. Vạn vật có xu hướng “bắt chước” nhau khi tương tác vớinhau. Thường thì khi 2 yếu tố tương tác với nhau, sẽ có một yếu tố đóng vai tròlà hình, còn yếu tố kia đóng vai trò là bóng. Bóng thì luôn tuân theo hình. Việccái gì làm hình, cái gì làm bóng cũng không tuyệt đối. Yếu tố trước đó làm bóngthì sau đó có thể có khả năng trở thành hình, và ngược lại. Bạn đang sống trongthế giới quan của bạn chứ không phải đang sống trong thế giới thực. Thế giới thựcvà thế giới quan cũng có mối quan hệ hình/bóng này. Nếu bạn tiếp nhận thông tinvề thế giới thực nhiều thì thế giới quan của bạn sẽ trở nên giống với thế giớithực, nhưng với tư cách là cái bóng. Bạn không có quyền lực gì khi chỉ là cáibóng. Nhưng nếu bạn thực hiện một chuyến hành trình nội tại, dần dần tâm trí bạnsẽ trở nên tự chủ hơn, tự do hơn so với thế giới thực bên ngoài. Thế giới quancủa bạn sẽ dần trở thành hình. Khi đó thế giới thực bên ngoài không những khôngthể thay đổi thế giới quan của bạn mà có thể sẽ bị bạn thay đổi ngược lại, trởthành cái bóng của bạn. Có mấy cách sau đây để trở thành hình trong vũ trụ này.Cách thứ nhất là bạn phải tìm cách leo lên vị trí cao trong cộng đồng, trong thếgiới nơi bạn sống. Người đứng ở thế trên sẽ là hình, người đứng ở thế dưới sẽphải làm bóng. Cách thứ hai là bạn phải học được cách gây nhiễu loạn cho thựcthể khác. Nhiễu loạn có nghĩa là bị mâu thuẫn, tương đối trong tư duy, trongthái độ. Dù bạn đứng ở thế dưới, nhưng bạn biết dùng lời của mình để khiến thựcthể đứng ở thế trên bị nhiễu trong tư duy và thái độ, thì bạn có thể điều khiểnđược họ. Cách thứ ba đó là dâng hiến cảm xúc và suy nghĩ của bạn cho một điềugì đó tuyệt đối. Nếu bạn có thể tìm ra được một cái gì đó tuyệt đối trong vũ trụnày, một nguyên lý cốt lõi như nguyên lý âm dương chẳng hạn, và làm cho thái độvà suy nghĩ của bạn trở thành cái bóng của sự tuyệt đối này, thì bạn sẽ tự chủhơn so với những thực thể khác. Cái tương đối luôn là bóng của cái tuyệt đối.Các thực thể khác sẽ không thể biến bạn trở thành cái bóng của họ được vì bạnđã được cái tuyệt đối bảo trợ. Cách thứ ba này tuy là tích cực nhất nhưng lạilà cái khó đạt được nhất, bởi nhân loại hiện vẫn đang cố đi tìm cái tuyệt đốiđó đây.

Tầng 7

   Nguyên tốtương ứng với tầng 7 là nguyên tố Không gian. Không gian là một thể còn thanhnhẹ hơn cả Ánh sáng. Do đó, tính tương tác của nguyên tố Không gian là yếu nhấttrong 7 nguyên tố. Thông tin từ tầng 7 thường sẽ phải được “phiên dịch” sangngôn ngữ của tầng 6, rồi sau đó mới được truyền xuống tầng 5. Nếu không cótrung gian là tầng 6, các tầng phía dưới sẽ không hiểu được tầng 7. Nếu dùngngôn ngữ Toán học để biểu diễn Không gian lên mặt phẳng thì Không gian là mộtđiểm duy nhất nhưng lớn tới vô hạn. Dường như Không gian có ở trong mọi phần tửvật chất. Không gian có ở mọi nơi mọi lúc, kể cả nơi mà Ánh sáng lẫn Âm thanh đềukhông thể đi tới. Cũng chính vì vậy, tầng 7 là tầng có nhận thức cao nhất, toàndiện nhất, mặc dù có tính tương tác yếu nhất.


   Càng cácnguyên tố ở phía trên thì càng loãng, tức là càng trừu tượng. Không gian lànguyên tố trừu tượng nhất, kỳ lạ nhất. Càng trừu tượng thì càng linh hoạt, nênKhông gian là linh hoạt nhất. Không gì có thể gây nhiễu cho hoạt động ở tầng 7cả. Chức năng tâm lý của tầng 7 là mang lại cảm giác thông suốt và tự do. Nếunhư tầng 1 tạo nên cảm giác bị thôi thúc hành động một cách mạnh mẽ, thì tầng 7lại làm giảm nhẹ sự thôi thúc này đi, khiến bạn thấy thanh thoát hơn. Đây là điểmtựa đích thực, tuyệt đối cho tâm trí, giúp tâm trí bạn luôn khôi phục lại đượcsự cân bằng. Tất cả những liên tưởng/trí tưởng tượng ở tầng 6 hay những tư tưởng/lýlẽ ở tầng 5 chẳng qua chỉ là đường dẫn cho sự tự do của tầng 7 mà thôi. Dùchúng ta khác nhau về tư tưởng ở tầng 5 và cả về những hình dung, tưởng tượng ởtầng 6, nhưng chúng ta giống nhau ở tầng 7. Nguyên tố Không gian là nguyên tốhài hòa nhất, nơi mà tất cả chúng ta đạt được sự thống nhất đích thực. Tầng 7và tầng 1 đối xứng với nhau qua trung tâm. Chỉ có tầng 7 mới đủ khả năng giảiquyết rắc rối ở tầng 1. Khi rối loạn ở tầng 1 (sợ hãi, giận dữ,...) thì hãy đếnnơi có không gian thoáng đãng, hoặc nhìn vào màu tím, hay hướng sự tập trungvào vị trí đỉnh đầu, nơi có tầng 7 và chờ đợi trong tin tưởng và hi vọng. Ngoàira, bạn cũng có thể liệt kê ra những việc mà bạn cho rằng chưa thực sự cần làmđể mà buông bỏ vì xu hướng hành động của tầng 7 là không cần làm.

Các giải thích bổ sung

   Nếu chia thểtrí làm 3 phần thì tâm trí bao gồm: bản năng (instinct), ý thức(consciousness), tiềm thức (subconsciousness). Bản năng bao gồm 2 tầng là tầng1 và 2. Ý thức gồm tầng 3, 4, 5. Tiềm thức gồm tầng 6 và 7. Tâm trí có 2 chế độ,đó là Bản ngã (Ego) và Vô ngã (No-self). Bản ngã là sự kết hợp của bản năng và ýthức. Vùng thuộc Bản ngã là từ tầng 1 đến tầng 5. Điểm cao nhất của Bản ngã làtầng 5, với nguyên tố tương ứng là nguyên tố Âm thanh. Đó là lý do vì sao mà Bảnngã coi logic, tư tưởng của tầng 5 là đỉnh cao nhất của trí tuệ. Xa xưa, từngcó thời kỳ mà triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. Trọng tâm của chếđộ Bản ngã là tầng 3 với chức năng là tin tưởng. Khi Bản ngã còn niềm tin, Bảnngã là vững vàng. Khi Bản ngã mất niềm tin, Bản ngã sẽ sụp đổ. Bản Ngã thườngchỉ sống trong quá khứ (những điều đã xảy ra và những việc đã làm) và tương lai(những điều sẽ xảy ra và những điều sẽ làm). Nếu coi quá khứ và tương lai làhai tập hợp toán học thì hiện tại chính là vùng giao nhau của hai tập hợp đó. Mộtbức tranh được nhìn nhận dựa trên cùng một lúc cả quá khứ và tương lai thì mớichân thực. Vùng hiện tại của Bản Ngã thường chỉ tồn tại như một điểm, một vàiđiểm chung giữa quá khứ và tương lai, nghĩa là một giao điểm rất mơ hồ. Do đó, Bảnngã có lợi thế về hành động và tương tác, nhưng không có lợi thế về quan sát. Bảnngã là bất khả tri. Bản ngã không biết mà chỉ tin. Có niềm tin giúp Bản ngã tựchủ trong hành động. Mất niềm tin, Bản ngã sẽ dần mất tự chủ trong hành động.


   Vô ngã là sựkết hợp của ý thức và tiềm thức. Vùng thuộc Vô ngã là từ tầng 3 đến tầng 7. Dokhông có sự chi phối bởi nỗi sợ sinh tồn ở tầng 1, và ham muốn ở tầng 2 nên Vôngã rất tự do và khách quan. Vô Ngã chỉ có hiện tại, có nghĩa là quá khứ vàtương lai của Vô Ngã là hai tập hợp hoàn toàn trùng nhau. Đó là một hiện tạibao trùm cả quá khứ lẫn vị lai. Bởi vậy, Vô ngã có lợi thế về quan sát, nhưngdo xuất phát từ Không gian nên tính tương tác của Vô ngã là thấp. Điểm thấp nhấtcủa Vô ngã là tầng 3, nên chỉ cần bạn giữ được trạng thái tin tưởng ở tầng 3(tin vào điều gì cũng được, miễn là tích cực), thì bạn có cảm giác được dẫn dắthơn. Trọng tâm của Vô ngã là tầng 5. Nếu tư tưởng và lý lẽ ở tầng 5 mà là sự phảnánh lại liên tưởng ở tầng 6 và trực giác ở tầng 7 thì trọng tâm của Vô ngã mớivững. Trọng tâm của Vô ngã vững thì khả năng tương tác của Vô ngã xuống các tầngphía dưới mới mạnh. Không có tầng 5 trợ giúp, tầng 6 và 7 rất khó dìu dắt đượccác tầng phía dưới. Ngoài 2 chế độ chính là Bản ngã và Vô ngã, có khả năng tồntại một chế độ thứ 3 nữa, đó là chế độ Siêu ngã (Super-ego). Siêu ngã lấy trọngtâm là tầng 4, cũng chính là trọng tâm của toàn bộ thể trí. Siêu ngã vừa có lợithế về quan sát, vừa có lợi thế về hành động.


   Trong phạm vivùng Bản ngã (từ tầng 1 đến tầng 5), phần ý thức buộc phải thực hiện chức năngcủa bộ não, tức là tư duy. Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ thể trí thì phần thực hiệnchức năng của bộ não hiệu quả nhất là phần tiềm thức. Ý thức đứng ở chính giữasẽ thích hợp với chức năng của tim và phổi hơn, tức là chức năng tuần hoàn vàhô hấp. Nếu thực hiện chức năng của bộ não, thì ý thức phải được lấp đầy bởithông tin và xử lý thông tin trực tiếp tại đó. Tuy nhiên, nếu thực hiện chứcnăng của tim, thì ý thức lại không được lưu trữ thông tin hay xử lý thông tinmà chỉ cho phép thông tin đi qua, lưu chuyển liên tục mà thôi. Do đó, ý thứckhông nên là “nhà khoa học” hay “triết gia” mà nên đóng vai trò là “nhà phiên dịch”thì sẽ hiệu quả hơn. Ý thức sẽ là phản ánh lại tình trạng hiện tại ở bản năng,đồng thời cũng phiên dịch, diễn giải bằng lời nói những thông tin từ phần tiềmthức.


   Nếu ví ý thứcgiống như một chiếc phễu, thì khi miệng phễu úp xuống, hướng vào phần bản năngthì tâm trí ở chế độ Bản ngã. Còn khi miệng phễu ngửa lên, hướng lên phần tiềmthức thì tâm trí ở chế độ Vô ngã. Khi miệng phễu úp xuống, mũi phễu hướng lênthì tư duy của bạn sẽ là tư duy phân tích, đi theo chiều sâu, mang tính tậptrung. Còn khi miệng phễu hướng lên thì tư duy của bạn là tư duy quan sát, đitheo chiều rộng, mang tính phân tán. Liên tưởng và trực giác vốn dĩ là tư duytheo chiều rộng, có thể bao quát toàn bộ mọi thứ một lúc. Nếu ví bản năng nhưcái chai, thì để phần tiềm thức có thể hướng dẫn phần bản năng phát sinh hành độngthì miệng phễu chắc chắn phải hướng lên. Tư duy theo chiều rộng còn quan trọnghơn tư duy theo chiều sâu. Một bài toán mà bạn giải ra một kết quả chẵn tròn,nhưng lại không tận dụng được toàn bộ các dữ kiện của đầu bài thì kết quả chẵntròn đó vẫn là sai bét. Tiềm thức nhận thức một cách bao quát, toàn diện sẽ tạora nhận thức chính xác hơn. Cũng có thể hiểu việc tư duy phân tích giống như việcđào kho báu dưới lòng đất. Không phải chỗ nào cũng có kho báu, nếu đào lungtung thì chỉ tổ hỏng đất. Tư duy theo chiều rộng của tiềm thức sẽ quét một cáchbao quát mọi chỗ và chỉ dẫn cho ý thức phải bắt đầu “đào xới” ở chỗ nào thì sẽthấy kho báu. Phần tiềm thức biết cách miêu tả lại bức tranh toàn cục, xác địnhđược đúng vấn đề, giúp ý thức đặt ra câu hỏi phù hợp hơn, và tất nhiên cũng sẽcó câu trả lời dễ dàng hơn. Nếu bạn là giáo viên, bạn sẽ thấy một học sinh hiểubài sẽ nêu ra câu hỏi phù hợp hơn một học sinh chưa hiểu bài. Một câu hỏi đúngcòn quan trọng hơn một câu trả lời đúng cho một câu hỏi.


   Vậy làm sao đểý thức hướng lên tiềm thức trong tư duy? Một từ ngữ bao giờ cũng có 2 lớp nghĩalà nghĩa khế ước và nghĩa liên tưởng. Nghĩa khế ước là ở tầng 5 còn nghĩa liêntưởng là ở tầng 6. Nghĩa liên tưởng này vốn không đi theo trình tự logic mà phảnánh lại cảm xúc ở tầng 2 của bạn. Theo nguyên lý tảng băng trôi, nghĩa khế ướcchỉ chiếm có 3 phần nổi, còn nghĩa liên tưởng lại chiếm tới 7 phần chìm. Do đó,nghĩa chính ở đây chính là nghĩa liên tưởng. Trạng thái tâm lý khác nhau, hoàncảnh trải qua khác nhau, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau đều khiến nghĩaliên tưởng là khác nhau. Điều này dẫn tới cảnh ông nói gà bà hiểu vịt khi giaotiếp giữa người với người. Bởi vậy, cái bạn nên quản lý ở đây không phải là tưtưởng, logic ở tầng 5 mà là liên tưởng ở tầng 6.


   Hãy mô phỏnglại tính chất vật lý của nguyên tố Ánh sáng của tầng 6 khi tư duy. Ánh sáng làsóng hội tụ, nên dĩ nhiên, cái bạn cần để tư duy theo kiểu của Ánh sáng là mộttâm điểm để tập trung. Trong thời đại công nghệ này, con người đã số hóa mọi thứ,nhưng có một thứ rất quan trọng mà họ vẫn chưa thèm số hóa, đó chính là ý niệmcủa họ. Máy tính, một vật vô tri vô giác mà có thể hiểu được mọi thứ nhờ haicon số 0 và 1. Do đó, cái tâm điểm thích hợp cho việc tư duy ở đây là hai con số0 và 1. Giữa số 0 và số 1, con số nào là chính? Giả sử bạn đưa tất cả các kháiniệm tồn tại trong tâm trí bạn vào một hệ trục tọa độ Oxyz. Bạn sẽ thấy dù bạnchọn khái niệm nào làm trung tâm, làm cơ sở để định nghĩa, đánh giá các khái niệmkhác, thì khái niệm đó sẽ luôn có tọa độ là (x, y, z) = (0, 0, 0). Số 0 là gốctọa độ, là giá trị nền tảng. Vì vậy, bạn nên coi số 0 là chính, số 1 là phụ.


   Bạn hãy chiatâm trí bạn thành hai ngăn, là ngăn số 0 và ngăn số 1. Tất cả những khái niệmnào mà bạn thấy tin tưởng, thấy yêu thích hoặc phản ánh kỳ vọng của bạn thì bạnđể vào ngăn số 0. Tất cả những khái niệm còn lại đều sẽ mặc định mang giá trị1. Số 0 sẽ giống như bộ máy chính phủ. Khi tư duy, bạn nên ưu tiên chỉ sử dụngcác từ ngữ ở ngăn số 0, bạn sẽ thấy tư duy của mình dễ mang tính tích cực, tựchủ hơn, không bị trở thành cái bóng của thế giới xung quanh, hay của cảm xúctiêu cực của chính bạn. Việc diễn đạt các ý niệm trong tâm trí bạn sẽ giống nhưbài tập đặt câu với các từ cho trước mà bạn đã làm hồi tiểu học mà thôi. Tư duynhư vậy sẽ làm ý niệm rõ ràng, không bị nhiễu. Ví dụ, bạn đặt số 0 là vĩnh cửu,là tình yêu, là vô hình, số 1 là căm ghét, là tạm thời, là tổn thương, là hữuhình, thì bạn sẽ nói tình yêu vốn là vĩnh cửu, không bao giờ thực sự biến mấtmà có lẽ chỉ bị ẩn đi. 1=1+0. Đằng sau sự căm ghét, có lẽ bạn vẫn đang yêu. Chỉlà cảm giác đau đớn, tổn thương thường nổi trội, che mờ mất tình yêu. Khi nỗiđau này được xoa dịu, tình yêu lại hiện ra. Số 1 là cái ác, là khởi đầu, số 0là cái thiện, là kết thúc, là viên mãn. Cuộc sống giống như một câu truyện màcái ác luôn xuất hiện trước để tạo biến cố, tạo nên tình huống thắt nút cho câutruyện. Rồi sau đó cái thiện mới đến để mang tới cho câu truyện một kết thúcviên mãn. 1x0=0. Khi giao chiến (phép nhân), thì cái thiện luôn thắng được cáiác.


   Khi đi khámtâm lý, bác sĩ tâm lý rất hay đưa cho bạn một cuốn sổ để bạn ghi chép lại nhữngsự kiện xảy ra trong cuộc sống, hay ghi lại suy nghĩ của mình. Trong cuốn “Nhậtký Anne Frank” có câu “Trang giấy kiên nhẫn hơn con người.” Quả thật là tranggiấy/cây bút là một điểm tựa tuyệt vời cho cảm xúc, bản năng. Tuy nhiên, đây lạichưa phải là điểm tựa phù hợp cho ý thức. Trang giấy/cây bút làm việc tốt với cáicụ thể nhưng không làm việc tốt với cái trừu tượng. Con số/ngôn từ mới là điểmtựa làm việc tốt với cái trừu tượng. Bạn không thể ghi chép lại liên tưởng màchỉ có thể cảm nhận nó một cách toàn diện, đa chiều. Sau khi số hóa liên tưởngcủa bạn, hãy chỉ tập trung vào hai con số 1 và 0, bạn sẽ thấy mình đang cùng mộtlúc tập trung được vào tất cả các ý niệm, bởi ý niệm nào cũng hoặc mang giá trị0, hoặc mang giá trị 1. Bằng điểm tựa này, nguyên tố Ánh sáng ở tầng 6 có khảnăng chỉ dẫn cho nguyên tố Âm thanh ở tầng 5 tốt hơn. Con số/ngôn từ giống nhưmột chiếc la bàn, giúp bạn không bao giờ đi lạc trong thế giới nội tâm.


   Theo thứ tựnhu cầu, thì nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta là nhu cầu được an toàn, nhu cầucủa tầng 1. Toàn bộ hoạt động của thể trí sẽ hướng tới hỗ trợ giải quyết nhu cầunày của tầng 1 trước tiên. Hiệu quả của quá trình này sẽ chia làm 3 cấp độ màcó thể được gọi tên như sau: vững trãi, cân bằng, thanh thoát. Cấp độ bình an đầutiên là vững trãi. Như đã nói, trọng tâm của Bản ngã là tầng 3 với chức năngtin tưởng. Hoạt động tư duy của bạn chỉ cần giữ được trạng thái tin tưởng ở tầng3 là bạn sẽ luôn vững trãi, dù hoàn cảnh hiện tại vẫn đang bộn bề. Cấp độ bìnhan thứ 2 là cân bằng. Nguyên tố Không khí ở tầng 4 mang tính quân bình nhất.Khi hoạt động tư duy giúp giải quyết được mọi nhu cầu xuất hiện trong tâm trí bạnthì bạn sẽ thấy cân bằng. Có khao khát và được thỏa mãn khao khát là cảm giáckhi bạn ở cấp độ bình an thứ 2. Còn khi bạn có cảm giác trọn vẹn hoàn toàn, cáckhao khát giảm nhẹ đến mức không đáng kể thì đó là khi bạn đã ở cấp độ bình ancao nhất, đó là thanh thoát. Khi đó, bạn thấy mình có thể dễ dàng thấu hiểu, nhậnbiết. Các lý lẽ, tư tưởng của bạn ở tầng 5 luôn ổn định, thống nhất và không bịnhiễu. Tầng 1 và tầng 2 đã được thỏa mãn nên giảm nhẹ sự tương tác lên các tầngphía trên. Lúc đó, Bản ngã cảm thấy như bản thân chỉ là một phần của Vô ngã, toàntâm toàn ý dâng hiến cho Vô ngã.


   Ngoài 3 cấp độbình an, tâm trí còn có 4 cấp độ bất an. Đầu tiên, khi bị kích ứng, bạn chỉ thấysợ. Nỗi sợ hãi tồn tại dai dẳng thì sẽ trở thành nỗi đau. Nỗi đau tồn tại dai dẳngsẽ biến thành cơn giận dữ. Và khi thường xuyên giận dữ thì lâu dần sẽ hóa thànhcơn điên. Như vậy, 4 cấp độ bất an lần lượt là: sợ, đau, giận, điên. Sợ là cấpđộ loãng nhất, còn điên là cấp độ đặc nhất. Loãng là trạng thái giãn nở ra củavật chất, còn đặc là trạng thái co lại của vật chất. Bởi vậy, để giảm cấp độ bấtan, bạn nên hướng vào ai đó, hay cái gì đó mà có thể khiến bạn cởi mở ra được.Khi đã có được người hoặc vật giúp bạn cởi mở được, thì bạn đừng cố gồng mình nữa.Hãy tỏ ra hoàn toàn yếu đuối, hãy nói rằng bạn sợ. Rồi lần lượt kể lể về nhữngnỗi sợ của bạn. Tất nhiên, sau khi quản lý liên tưởng một thời gian, bạn có thểtrò chuyện với chính Vô ngã trong tâm trí bạn. Vô ngã là đầu trên, Bản ngã là đầudưới. Vô ngã có lợi thế về quan sát, còn Bản ngã là bất khả tri nên Vô ngã cóthể thấu hiểu Bản ngã hơn chính Bản ngã, còn Bản ngã thì không cần cố gắng tựhiểu mình để làm gì. Cứ thả lỏng ra rồi kể lể thôi, đừng quan tâm là nói đúnghay sai. Quá trình trò chuyện này thực tế cũng giống như một quá trình hô hấp vậy.Lời nói của Bản ngã là thở ra, một sự thải ra. Liên tưởng của Vô ngã truyền xuốnglà một sự hít vào. Sau khi xử lý thông tin, Vô ngã sẽ tự khắc cung cấp cho Bảnngã một sự miêu tả toàn diện và tích cực về thực tại mà Bản ngã đang ở, giúp Bảnngã thông suốt và được định hướng hành động.


   Tóm lại, bảngcấu trúc thể trí này có tác dụng giống như một tấm bản đồ để giúp bạn không bịđi lạc trong thế giới tâm trí. Số lượng cột trong bảng này là không giới hạn chứkhông phải chỉ có 7 cột. 7 cột này chỉ là đại diện. Với mỗi hướng tiếp cận khoahọc, bạn lại có thể bổ sung thêm một vài cột nữa. Một người không thể có thiênhướng về mọi môn khoa học. Tùy theo thiên hướng và hoàn cảnh của bạn, bạn có thểxây dựng bảng cấu trúc thể trí cho riêng mình, trong đó bao gồm những hướng tiếpcận phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu bạn giỏi hóa học và có hiểu biết chuyên sâu vềmôn này thì bạn có thể đưa ra 7 yếu tố liên quan đến hóa học. Thêm một cột làthêm một con đường để giúp chăm sóc tâm lý cho bạn. Và tất nhiên, cũng từ tâmtrí mình, bạn có thể nhìn thấy những cách thức để phát triển bền vững một mônkhoa học nào đó.

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn