Bảo Thanh Lương

Bệnh đục thân trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Đăng 5 năm trước

Trước đây tôm càng xanh đã được biết đến như giống kháng bệnh trông hệ thống canh tác thủy sản, nhưng theo các báo cáo gần đây việc xuất hiện bệnh trắng thân trên sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thịt đã tạo thành làn sóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm ở Ấn Độ.

Bệnh đục thân đượcghi nhận đầu tiên ở Guadeloune vào năm 1997 do chỉ 1 loại virus MrNV gây ra. Sau đó nhiều nhà khoa họcđã phát hiện một virus nhỏ là XSV cùng hiện diện với MrNV trong mẫu tôm bệnh. Một đặc điểm nổi bật là MrNV có thể xuất hiện một mình trong mẫutôm bị bệnh, nhưng XSV chỉ xuất hiện trong các mẫu tôm đã nhiễm MrNV. Đến nay, 2 loại virus nàybệnh đã được phát hiện trên nhiều mẫu tôm bị nhiễm bệnh ở các nơi trên thế giớinhư Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và cả Việt Nam.

-        Một lớn được gọilà MrNV (Macrobrachium rosenbergii Nodavirus).

-        Virus nhỏ có tênlà XSV (Extra Small Virus).

MrNV và XSV, thuộc họ Nodaviridae được phân bố ở các vùng Nam Bắc Mỹ (Caribe) và châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ). Dấu hiệu tôm bệnh và chết xuất hiện giống nhau ở TrungQuốc và Ấn Độ.

MrNV là một ARN virus, hình dạng có 20 mặt (icosahedral), không có màng và dài 26 – 27 nm. Bộ gen của nó bao gồm 2 đoạn ss-ARN và CO-43 (capsid),khối lượng 2 đoạn ARN lần lượt là 2,9 và 1,3 Kb các polypeptide đơn có khối lượng là 43 kDa. Cấu tạo từng phần của chuỗi đơn tính ARN-1 là đặc điểm tiêu biểu của họ Nodavirus, nhưng khác vời hai giống Alphanodavirus và Betanodavirus và chúng sinh sản vô tính trong tế bào chất của tế bào vật chủ. XSV là một virus vệ tinh cũng có 20 mặt vàdài 14 – 16 nm; gồm một đoạn ss-ARN nặng 0,9 kb và CP-17; capsid của nó đặc trưng bởi 2 polypeptides nặng 16 và17 kDa.

Có thể dùng phượng pháp RT-PCR (reverse transcriptase-polymerasechain reaction) để chẩn đoán bệnh đục thân và tác giả đã giải mã chuỗi thông tin của MrNV là 5’ GCG TTA TAG ATG GCA CAA GG 3’(thuận) và 5’ AGC TGT GAA ACT TCC ACT GG 3’ (nghịch) với phóng đại lên 425 bp; vàcủa XSV là 5’ GGA GAA CCA TGA GAT CAC G 3’ (thuận) và 5’ CTG CTC ATT ACT GTTCGG AGT 3’ (nghịch) phóng đại 500 bp.

Bệnh đục thân gây ảnh hưởng nghiệm trong đến vật chủ (Post), phần bụng bị trắng đụcnhư sữa, bất đầu từ Telson và dần dần chuyển lên đầu, cuối cùng tất cả cơ ởphần bụng và phần đầu đều bị ảnh hưởng. Khi bệnh nặng gây ảnh hưởng nghiêmtrong đến hiệu quả kinh tế của sản xuất giống và nuôi thịt. 

Trong ao nuôi, khi có hiện tượng này, có rất ít Post còn sống và phát triển bình thường, tỉ lệ tử vong lên đến 95%. Các dấu hiệu trên Post bị đục thân gần chết là có sự phân đoạn trong cơ của phần đầu ngực và bụng phân thành và ống nối bên trong của gan tụy. Trục của các sợi cơ trong suốt được tìm thấy trong mẫu cơ phân đoạn. Sau 2 – 3 ngày ấu trùng chuyển thành hậu ấu trùng, trong bể ương, trên hậu ấu trùng xuất hiện những đốm trắng đục kèm theo tử vong. Phần bụng có màu trắng như sữa và đục. Trong vòng 50 ngày, saukhi dấu hiệu bệnh xuất hiện trên bể, tôm chết hoàn toàn. Tế bào mô nở và sậm,tế bào chất của tế bào trong các bộ phận có hình lưới phương pháp nhuộm màubằng methyl green có thể được dùng để phân biệt màu xanh đặc trưng của các vết của thể ẩn từ hemocyte nuleoic của virus MrNV.

Virus gây bệnh tấn công vàcác vòng đời của tôm bao gồm ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm tiền trưởng thành. Virus MrNV và XSV từ bố mẹ được truyền dọc cho thế hệ con; virus MrNV và XSVhiện diện trong mô sinh trứng và trứng đã thụ tinh; thế hệ con sinh ra từ tôm mẹ bịnh bệnh virus sẽ chết 100% khi phát triển đến giai đoạn post. Không có bằng chứng bệnh tấn công ở giai đoạn trưởng thành, nhưng tôm trưởng thành cóthể mang mầm bệnh. 

Theo nhiều tác giả, không có loài nào khác được biết là ký chủ hay ký chủ trung gian. Tuy nhiên, năm giai đoạn phát triển của Artemia đều phát hiện có chứa MrNV và XSV, và rất có thể Artemia là nguồn mang virus MrNV và SXV và lây truyền bệnh cho ấu trùng tôm càng xanh theo chiều ngang. Khi tôm càng xanh được cho ăn Artemia đã nhiễm MrNV và XSV sẽ bị chết vài sau vài ngày. Một số loài tôm biển (Penaeus indicus, P.japonicusP. monodon) cũng được xem là vật chủ mang bệnh MrNV vàXSV, nhưng virus không gây chết các loài tôm này.

Không có cách trị bệnh virus, tuy nhiên với các phương pháp quản lý thông thường cũng có thể hạn chế sự lây lang và ảnh hưởng của bệnh đục thân. Cụ thể như:

-        Quản lý chặt chẽ ương tôm. 

-        Tăng cường quản lý kiểm dịch, cách ly bệnh. 

-        Giảm mật độ ương tôm. 

-        Thường xuyên vệ sinh phòng bệnh trong trại.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn