A Hun

Bệnh trì hoãn: 10 điều bạn nên biết

Đăng 7 năm trước

Người mắc bệnh trì hoãn bằng cách này hay cách khác luôn tìm cách tự huỷ hoại bản thân. Họ tự đặt cho mình những chướng ngại vật trên hành trình và làm ảnh hưởng đến hệ giá trị bản thân.

ảnh câu chuyện hay,câu chuyện con ếch,bài học cuộc sống,sự trì hoãn,trì hoãn

Có rất nhiều cách để né tránh thành công và cách chắc chắn nhất nếu bạn muốn không thành công chính là BỆNH TRÌ HOÃN. Người mắc bệnh trì hoãn bằng cách này hay cách khác luôn tìm cách tự huỷ hoại bản thân. Họ tự đặt cho mình những chướng ngại vật trên hành trình và gây ảnh hưởng đến hệ giá trị bản thân.

Mặc dù ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng tại sao mọi người vẫn luôn tìm cách trì hoãn? Tôi đã có cuộc trao đổi với hai chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh trì hoãn: giáo sư Joseph Ferrari - đại học De Paul ở Chicago và giáo sư Timothy Pychyl - đại học Carleton ở Ottawa, Canada. Không ai trong hai người họ là người trì hoãn và những thắc mắc của tôi được trả lời ngay lập tức.

 20% số người tự nhận mình mắc bệnh trì hoãn kinh niên. Với họ trì hoãn là một phần của cuộc sống đồng nghĩa họ luôn tìm cách trì hoãn mọi thứ và khiến bản thân bị ảnh hưởng. Họ không trả các hoá đơn đúng hạn. Họ lỡ cơ hội để mua vé xem phim. Họ không đổi quà tặng lấy tiền hay lỡ các vouchers giảm giá. Đến cuối năm, họ không báo cáo thuế đúng hạn và bị phạt. 

Bệnh trì hoãn không phải là vấn đề bình thường. Bệnh trì hoãn cho thấy vấn đề trầm trọng hơn của tính kỉ luật cá nhân.

Bệnh trì hoãn không phải là vấn đề của việc quản lý thời gian hay khả năng lập kế hoạch. Người hay trì hoãn không có gì khác biệt so với người khác về khái niệm thời gian nếu không muốn nói họ luôn là những người lạc quan khi nói về thời gian. “Nói một người hay trì hoãn đi mua cuốn sổ lập kế hoạch tuần cũng giống như nói ai đó mắc bệnh trầm cảm hãy vui lên”. Giáo sư Derrari nhấn mạnh.

Bệnh trì hoãn không phải là bệnh bẩm sinh nghĩa là nếu bạn mắc bệnh này là do bạn bị tác động bởi hoàn cảnh sống. Bệnh trì hoãn có thể bị tạo ra một cách gián tiếp trong môi trường gia đình. Đó là cách phản ứng lại với phương pháp giáo dục độc đoán, chuyên quyền của ba mẹ. Người ba với lối giáo dục thích kiểm soát và thể hiện uy quyền luôn hạn chế trẻ tiếp xúc những cơ hội để phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân hay khả năng tự tiếp thu và rút kinh nghiệm. Bệnh trì hoãn còn là dấu hiệu của sự nổi loạn chống đối. Những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy khi có khó khăn thường có xu hướng tìm bạn bè để chia sẻ hơn là tìm tới ba mẹ. Và lời khuyên từ bạn bè chỉ càng khiến bệnh trì hoãn nặng nề hơn.

Đối với những người mắc bệnh trì hoãn, lượng rượu bia họ uống luôn nhiều hơn những người bình thường khác. Người mắc bệnh trì hoãn uống nhiều hơn lượng rượu bia họ định uống – một dạng thức thể hiện vấn đề về tính tự kỷ luật bản thân. Đó là kết quả của việc né tránh, dấu hiệu của bệnh trì hoãn và dẫn tới sự bất hợp tác thông qua việc lạm dụng chất kích thích.

Người mắc bệnh trì hoãn thường tự lừa dối bản thân. Họ luôn nói “Tôi thích làm việc này vào ngày mai” hay “tôi làm việc tốt nhất dưới áp lực cao”. Nhưng thực tế họ không ý thức được sự bức thiết khi ngày tiếp theo tới hay yêu cầu áp lực công việc cao. Hơn thế, họ tự bảo vệ cảm giác của bản thân bằng suy nghĩ “việc này không quan trọng lắm”. Người mắc bệnh trì hoãn hay cố tự ru ngủ bản thân bằng điệp khúc “áp lực thời gian khiến họ tư duy sáng tạo hơn và làm việc hiệu quả hơn”. Thật không may, họ không thực sự trở nên sáng tạo, họ chỉ cảm thấy như vậy thôi. Kết quả họ ở đó không làm gì để thời gian qua đi lãng phí và bỏ quên các nguồn lực của mình.

Người mắc bệnh trì hoãn luôn luôn tìm kiếm những lý do hợp lý để bào chữa cho sự trì hoãn của mình, nhất là những người không có cam kết với bản thân. Kiểm tra thư điện tử là một ví dụ như thế. Họ tự khiến mình xao nhãng và coi đó là cách né tránh những cảm xúc như nỗi sợ thất bại.

Có nhiều hơn một hình thái trì hoãn. Mọi người trì hoãn vì nhiều lý do khác nhau. Giáo sư Ferrari chỉ ra có 3 dạng cơ bản người trì hoãn: 

  1. Loại 1 - Nước đến chân mới nhảy: loại này luôn trì hoãn mọi thứ đến phút cuối cùng rồi cuống cuồng làm
  2. Loại 2 - Luôn né tránh: loại này cảm giác sợ thất bại và có thể cũng sợ thành công. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ chỉ quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình. Họ thà để mọi người biết mình không muốn nỗ lực để làm, còn hơn là vì mình không có khả năng.
  3. Loại 3 – Trì hoãn ra quyết định: loại không thể đưa ra một quyết định nào bởi việc sợ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả gây ra bởi quyết định, bất kể đó là quyết định sáng suốt.

Bạn phải đánh đổi một cái giá rất lớn vì bệnh trì hoãn. Đầu tiên là sức khoẻ. Khoa học thực nghiệm đã cho thấy trong một kỳ học, những sinh viên hay trì hoãn có dấu hiệu mắc cảm lạnh, cúm và các bệnh liên quan đến đường ruột và tiêu hoá nhiều hơn. Họ phải đối mặt với căn bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, bệnh trì hoãn đồng thời ảnh hưởng đến tất cả mọi người khác. Khi bạn trì hoãn công việc cũng đồng nghĩa người khác phải gánh lượng công việc đó cho bạn với một cảm xúc tiêu cực. Bệnh trì hoãn huỷ diệt tinh thần làm việc nhóm và các mối quan hệ cá nhân.

Bệnh trì hoãn hoàn toàn có thể khắc phục được dựa trên các phương pháp về điều chỉnh hành vi nhận thức. 

A Hun

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn