trantuanminh0000

Bệnh tự kỷ ở trẻ em

Đăng 7 năm trước

Bệnh tự kỷ là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tự kỷ và những biện pháp điều trị bệnh.

1.Khái niệm: 

Bệnh tự kỷ là một rối loạn tâm thần, thần kinh phức tạp trong quá trình phát triển của con người. Bệnh thường xảy ra ở trẻem và là một trong những rối loạn tâm thần nặng, có thể tiến triển thành bệnhtâm thần phân liệt sau này. Bệnh xuất hiện ở trẻ em với tần suất 2-5/10.000 trẻ dưới 12 tuổi. Bệnh khởi phát rất sớm, có thể chẩn đoán vào tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 và rõ rệt trong năm thứ 2. Bệnh thường gặp ở nam hơn so với nữ, tỷ lệ nam:nữ = 3-5:1. Các trẻ gái bị tự kỷ có khuynh hướng nặng hơn và có thểcó nhiều tiền sử gia đình bị suy giảm nhận thức hơn trẻ nam. Bệnh xảy ra không phụ thuộc vào tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ.

2. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ:

Nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ đến nay vẫn chưa rõ, được quy cho là do đa yếu tố:

a. Các yếu tố tâm động học và yếu tố gia đình:

Cha mẹ của những trẻ tự kỷ thường là nhữngngười có trí tuệ cao, lạnh lùng, hay phủ nhận và có rối loạn trong quan hệ mẹ con sớm. Người mẹ hoặc cha khiếm khuyết hoặc không tốt trong vấn đề quan tâm con cái được xem như là nguyên nhân gây ra rối loạn tự kỷ ở trẻ.

b. Yếu tố di truyền:

Khoảng 2-4% anh chị em của trẻ bị tự kỷcũng bị bệnh tự kỷ. Tỷ lệ cùng bị tự kỷ trên trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn nhiều so với trẻ sinh đôi khác trứng. Các thành viên không bị tự kỷ trong cácgia đình có người bị tự kỷ thường có các trục trặc về ngôn ngữ hoặc nhận thức khác nhưng ít trầm trọng hơn.

c. Yếu tố thần kinh và sinh học:

Rối loạn tự kỷ và các triệu chứng tự kỷ thường kết hợp với các trạng thái có sang thương về thần kinh, đáng lưu ý là Rubella bẩm sinh, xơ củ não, rối loạn Rett,…Khoảng 4-32% trẻ tự kỷ bị động kinh cơn lớn ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

d. Yếu tố sinh hóa:

Ít nhất có  1/3 bệnh nhân bị rối loạn tự kỷ có tăng Serotonin trong máu. Tăng chất HVA (Homovanilic acid) là chất chuyển hóa chính của Dopamin trong dịch não tủy.

3.Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ:

Trẻ bị tự kỷ thường có những triệu chứng,dấu hiệu đặc trưng xuất hiện sớm mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được, nhữngdấu hiệu đó bao gồm:

a. Suy giảm chất lượng quan hệ xã hội:

Tất cả các trẻ tự kỷ thường không biểu hiện sự liên hệ thường thấy với cha mẹ và với những người xung quanh mà thường biểu hiện bằng tình trạng cô lập. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng, xem cha mẹ,anh chị em giống như người dưng. Trẻ thiếu tiếp xúc bằng mắt, né tránh nhìn thẳng vào người đối diện.

b. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp:

Trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết trầm trọng vàrối loạn phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa. Một số trẻ có ngôn ngữ phát triển rất chậm trễ (khoảng 5 tuổi) và không theo các quy luật phát triển thông thường. Trẻ không biết làm theo nói theo, không biết làm cho người lớn hiểu nhu cầu của nó, không có cử chỉ hay vẻ mặt tượng trưng thích hợp.Trẻ lớn hơn thường nói sai văn phạm và ngữ nghĩa, không hiểu được những câu phức tạp có hai ý trở lên.

c. Trẻ có những hành vi bất thường:

Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Thường có những hành vi định hình hoặc nghi thức cưỡng bức. Trẻ gắn bó bất thường vào một số đồ vật không có ý nghĩa. Trẻ có thể kèm theo bị tăng động, có hành vi tự gây thương tích cho bản thân như tự đánh vào đầu,tự cào cấu, nhổ tóc,…

d. Trẻ có những khiếm khuyết về trí tuệ:

Trẻ tự kỷ thường bị chậm phát triển về mặttrí tuệ, trí thông minh so với trẻ bình thường. 40% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình đến nặng. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa IQ ngôn ngữ và IQ thao tác.

e. Trẻ có những rối loạn về hành vi ăn uống:

Đây là dấu hiệu thường gặp và xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ như chán ăn, ói mửa, đau bụng, rối loạn mút,…Ở trẻ lớn hơn có thể giữ một kiểu cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn thức ăn không được băm nhỏ,thích ăn các món ăn từ sữa,…

4.Điều trị bệnh tự kỷ:

Vấn đề điều trị bệnh tự kỷ khá khó khăn, lâu dài và chỉ cải thiện một phần. Tốt nhất, trẻ nên được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau: bác sĩ chuyên khoa Tâm thần trẻ em, nhà tâm lý, chuyên gia điều trị hành vi, nhà giáo dục, các chuyên viên Tâm thần-Vận động-Chỉnh âm.

a. Liệu pháp giáo dục và hành vi:

Nhằm tăng cường các kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, tăng khả năng thích nghi xã hội bằng một chương trình giáo dục toàn diện.Tăng cường các hành vi được xã hội chấp nhận và loại bỏ những hành vi không thích hợp. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ trong cả 3 lĩnhvực: ngôn ngữ, nhận thức và xã hội.

b. Điều trị bằng thuốc men:

Mặc dù không có loại thuốc nào được nhìn nhận là chuyên biệt để điều trị bệnh tự kỷ nhưng các loại thuốc có thể cải thiện một số triệu chứng khác thường, kỳ lạ ở trẻ tự kỷ như gây hấn, cơn bùng nổ giận dữ, tự gây thương tích, tăng động, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, các hành vi định hình. Những thuốc có thể được sử dụng như thuốc chống loạn thần, thuốc ổn định khí sắc, thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu.

c. Liệu pháp nâng đỡ cho gia đình trẻ bị tự kỷ:

Đây là một điều cần thiết trong liệu trình điều trị trẻ tự kỷ. Do thiếu hiểu biết, các bậc cha mẹ của trẻ tự kỷ thườngcảm thấy bối rối, lúng túng và lo lắng. Vì vậy, điều quan trọng là giúp họ hiểu biết và chấp nhận hành vi, vấn đề của trẻ bị tự kỷ. Cha mẹ trẻ tự kỷ cần học tập các kỹ năng giải quyết vấn đề, các phương pháp nhằm giải quyết những khó khăn của con em họ. Ngoài ra, tâm lý trị liệu gia đình còn giúp cho cha mẹ trẻ tự kỷ vượt qua nỗi đau, mặc cảm tội lỗi, nỗi thất vọng, buồn chán do bệnh lý của con mình.

d. Chăm sóc tại bệnh viện:

Các trẻ tự kỷ nên được chăm sóc trong các bệnh viện thuộc chuyên khoa tâm thần trẻ em. Nếu sự cách ly gia đình là cần thiết, người ta có thể đề xuất nhập viện toàn thời gian. Việc chăm sóc nội viện nhờ vào sự hỗ trợ, quan tâm của các bác sĩ chuyên khoa, các chuyên gia tâm lý, trẻ bị tự kỷ có thể cải thiện nhanh chóng những kỹ năng học hỏi, ngôn ngữ, cảm xúc,…

Trẻ bị tự kỷ

Chủ đề chính: #autism

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn