Nguyễn Bích Vy

Bí ẩn những xác ướp

Đăng 9 năm trước

Thật đáng ngạc nhiên, xét nghiệm cho thấy trong xác của người phụ nữ này có chứa lượng lớn cocaine và nicotine. Tiến sĩ Balabanova cũng đã áp dụng phương pháp....

Vào năm 1992, một nhà khoa học người Đức đã tiến hành một nghiên cứu làm lật đổ toàn bộ kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học từ sử học, khảo cổ học đến hóa học, thực vật học. Chuyên gia pháp y Svetlana Balabanova đã tiến hành kiểm tra một xác ướp Ai Cập được lưu giữ trong Viện bảo tàng Đức. Đây chính là thi thể của người phụ nữ tên Henut-Taui mất cách đây hơn 3000 năm. Thật đáng ngạc nhiên, xét nghiệm cho thấy trong xác của người phụ nữ này có chứa lượng lớn cocaine và nicotine. Tiến sĩ Balabanova cũng đã áp dụng phương pháp xét nghiệm tương tự để chứng tỏ rằng con người thời đó đã sử dụng thuốc, nhưng bà không hy vọng sẽ tìm được cocaine và nicotine trong xác ướp Ai Cập cổ đại. Hai loài thực vật này có xuất xứ từ Châu Mỹ, không hề có ở những Châu lục khác trước khi người ta tìm thấy Châu Âu.

Mô tả hình ảnh

Tiến sĩ Balabanova kiểm tra lần nữa, sau đó đưa những mẫu mới đến ba phòng thí nghiệm khác. Khi các kết quả đã xác thực, bà công bố nghiên cứu này với hai nhà khoa học khác. Nếu như Balabanova bị sốc bởi kết quả xét nghiệm, thì bà càng sốc hơn trước những phản ứng chống lại công bố của bà. Bà nhận được nhiều thư lăng mạ và buộc tội bà lừa gạt.

Lúc này trong đầu bà lập tức xuất hiện hai cách giải thích. Một là có vài vấn đề trong quá trình xét nghiệm nên đã cho kết quả sai. Hai là xác ướp được đem đi xét nghiệm không phải xác ướp Ai Cập cổ. Có thể những xác ướp này có liên quan với loài người hiện đại, mà những người này đã từng sử dụng cocaine. Balabanova sau đó đã kiểm tra một loạt 134 cái xác được bảo quản tự nhiên hơn một ngàn năm tuổi đã được tìm thấy trong cuộc khai quật ở Sudan. Khoảng một phần ba trong số đó cho kết quả dương tính với chất nicotine và cocaine.

Nhưng có chuyện gì đó đã xảy ra thậm chí trước đó nữa, điều này cần được đưa ra bàn luận nghiêm túc   . Năm 1976, phần còn lại xác ướp của vị vua Ai Cập Rames II đã được đưa đến Paris để bảo quản. Tiến sĩ Michelle Lescot ở Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris đã xem phần vải băng và chất xơ tìm được trong những mảnh thực vật. Khi bà kiểm tra dưới kính hiển vi, bà thật sự ngạc nhiên vì loài thực vật đó chính là cây thuốc lá. Sợ mình đã nhầm lẫn, bà kiểm tra lại lần nữa rồi lại lần nữa nhưng kết quả vẫn giống nhau: loài thực vật của tân thế giới lại xuất hiện trong xác ướp thời cổ đại. Kết quả này gây ra một sự chấn động lớn ở Châu Âu. Có thể mẫu cây thuốc lá đã rơi từ tẫu thuốc của những nhà khảo cổ học cẩu thả chăng? Tiến sĩ Lescot đã đưa ra một đoạn phim quay lại toàn bộ quy trình xét nghiệm kỹ lưỡng những mẫu mới lấy từ bụng của xác ướp. Những mẫu xét nghiệm này được đem đi kiểm tra lại sau đó dù rằng không thể có vật gì đó rơi vào. Một lần nữa, chúng vẫn cho kết quả chính là cây thuốc lá. Việc phát hiện mẫu cây thuốc lá trong xác ướp của vua Ramses II đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa Ai Cập cổ đại và Châu Mỹ, tuy nhiên bằng chứng này lại dễ dàng bị phớt lờ. Chính bằng chứng này đã đặt ra không ít vấn đề và nó đã đi quá xa tầm nhìn khoa học được đông đảo người chấp nhận.

Vì thế, bây giờ vấn đề lại được đặt ra lần nữa. Liệu có phải Người Ai Cập cổ đại đã mở tất cả các con đường băng qua Đại Tây Dương? Đây là một ý kiến khó thể nào tin được vì nó chỉ có thể được xem xét sau khi loại trừ tất cả những khả năng khác. Liệu có phải người Ai Cập đã nhập khẩu hàng hóa từ một nơi cách đó hàng ngàn dặm, từ một lục địa giả như hàng ngàn năm sau đó mới được phát hiện? Có thể 3000 năm trước, coca - một loại cây đến từ Nam Mỹ đã tự tìm đường để đi đến Ai Cập chăng? Nếu không thể lí giải được chất cocaine có trong xác ướp là do nhiễm độc, hoặc xác ướp là giả hoặc có thể giải thích rằng những loài cây của Ai Cập có chứa chất cocaine, thì sự hiện diện của nó có thể còn một khả năng thú vị khác: con đường giao thương liên kết tất cả những con đường đến Châu Mỹ.

Những người Ai Cập đã hết sức nổ lực mới có được hương trầm được dùng trong các nghi lễ tôn giáo và những loài cây có ích được dùng làm thảo dược. Nhưng đối với đa số nhà khảo cổ học, ý kiến này hiếm khi được nhắc đến. Giáo sư John Baines, một nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại từ trường Đại học Oxford nói rằng: “Tôi nghĩ dường như có một mạng lưới giao thương cổ đại, mạng lưới này gồm có cả Châu Mỹ. Ý kiến trên gặp phải một vấn đề quan trọng là không tìm thấy được dấu tích nào do con người tạo ra ở cả Châu Âu và Châu Mỹ.” Mặt khác, các chuyên gia khác lại không chắc chắn cho lắm. Giáo sư Martin Bernal, một nhà lịch sử học từ trường Đại học Cornell cho biết: “Chúng tôi thu thập được ngày càng nhiều bằng chứng về giao thương thế giới ở giai đoạn sơ khai. Chắc chắn là lụa Trung Quốc đã đến Ai Cập vào năm 1000 trước Công Nguyên.” Theo quan điểm của ông, một nhóm người hiện đại đã kêu ngạo khi nghĩ rằng mạng lưới giao thương vượt đại dương có thể chỉ mới bắt đầu trong thời gian gần đây.

Những phát hiện về xác ướp ở Ai Cập và Sudan đã đối nghịch với suy nghĩ xưa nay của con người. Không thể tiếp tục bác bỏ những giả thuyết về giao thương xuyên đại dương thời cổ đại nữa. Câu chuyện về Henut-Taui và Ramses II về mặt khoa học đã chỉ ra rằng sự thật có thể bị chối bỏ nếu chúng không đúng với niềm tin và suy nghĩ của con người. Trong khi đó, những gì chúng ta tin tưởng và chứng minh thậm chí có thể không xác thực. Điều này có thể lí giải rằng, câu chuyện của các nhà khoa học, một vài xác ướp và một vài xét nghiệm thông thường thì làm sao có thể lật đổ toàn bộ nền kiến thức mà chúng ta đã cho đó là hiển nhiên.

Chủ đề chính: #xác_ướp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn