Mun mun

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Đăng 8 năm trước

Trong xây dựng Vạn Lý Trường Thành, có nhiều điều chúng ta chưa biết. Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc sẽ cho ta biết điều này.

Vạn Lý Trường Thành là một bức thành bằng đá và đất dài đến vạn dặm ở miến Bắc Trung Quốc, chạy từ phía đông tỉnh Liêu Ninh, qua các tỉnh và khu tự trị Sơn Tây, Nội Mông, Thiểm Tây, Ninh Hạ, đến phía tây tỉnh Cam Túc.

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Tường thành cao từ 7 ->8 mét, mặt trên rộng hơn 5 mét và chân thành còn rộng hơn nữa. Trên mặt thành nhô lên những bậc răng cưa và chòi canh có lỗ châu mai. Từng quãng một không xa lắm, có bậc thang lên xuống, có cửa thông lên mặt thành. Từng nửa ki lô mét một, đều có tháp canh, ụ lửa để đốt lên báo hiệu khi có giặc đến. Lính canh tuần có nhà ở ngay dưới chân chòi.

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Miền bắc Trung Quốc trước kia có nhiều bộ lạc du mục sinh sống như người Hung Nô, Mông Cổ, Nữ Chân…Họ thường bất ngờ xâm nhập vào vùng Trung Nguyên ( tức vùng Bình Nguyên sông Hoàng Hà) cướp bóc, tàn phá.

Vì thế để được sống yên ổn, từ thời chiến quốc, những nước có biên giới phía bắc tiếp giáp với các bộ lạc du mục như Tần, Triệu, Yên đã phải xây trường thành ở phía bắc. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc (221 T.C.N), ông đã cho xây củng cố và nối liến những bức trường thành của ba nước thành “ Vạn Lý Trường Thành”.

Tần Thủy Hoàng đã huy động tới trên hai triệu người, làm việc quần quật tới 10 năm trời, mới hoàn thành bức Vạn Lý Trường Thành. Trường thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, vượt qua dòng sông chảy xiết, trên bãi sa mạc hoang vu…

Những người lao động chủ yếu là nô lệ và nông dân nghèo, làm việc quần quật từ sáng tinh mơ đến khi mặt trời lặn, trong cả mùa hè nóng nực do cát sa mạc thổi tới hay mùa đông giá rét, tuyết rơi lạnh buốt, cả khi trời mưa tầm tã hay sấm chớp đầy trời, dưới sự giám sát của những giám công lăm lăm roi vọt trong tay.

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Họ phải vận chuyển nguyên vật liệu là những tảng đá, những khối đất, những sọt vôi vữa, có khi cách xa hàng dặm đường hoặc từ chân đèo lên đỉnh núi. Họ đã biết tính toán để làm giảm nhẹ sức lao động, như lấy gỗ làm con trượt, làm đòn bẩy hay lợi dụng dốc nghiêng để vận chuyển những tảng đá to, có tảng đá dài tới 2 mét, nặng hàng tấn. Dùng lối dây chuyền để vận chuyển gạch đất, vôi vữa và triệt để sử dụng sức mang vác, lôi kéo của trâu bò, lừa ngựa…

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Do lao động vất vả, khí hậu khắc nghiệt lại ăn uống thiếu thốn và kham khổ, không có thuốc thang khi bệnh tật, nên những người dân phu đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành hầu như không tin tưởng đến ngày trở về và phần lớn họ đều bỏ mạng ở Trường Thành, thân thể của họ bị vùi vào cùng với vôi vữa, đất, đá trong quá trình xây thành…

Câu chuyện truyền thuyết về “ Tiếng khóc của nàng Mạnh Khương ở Vạn Lý Trường Thành” đã làm xúc động lòng người từ bao đời nay. Nàng Mạnh Khương đợi chồng đi xây Vạn Lý Trường Thành đã 10 năm và không đợi được nữa, nàng đã lên đường đi tìm chồng. Nàng đã đi dọc bức trường thành dài vạn dặm, nhưng không tìm thấy chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, bức Trường thành xúc động trước tình yêu của nàng Mạnh Khương, đã nứt ra một mảng, trả lại bộ xương của chồng nàng bị chôn vùi trong đó. Sau khi làm lễ an táng cho chồng xong, nàng Mạnh Khương đã gieo mình xuống biển tự vẫn.

Bí ẩn rùng rợn dưới bức tường Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc cổ đại

Vạn Lý Trường Thành là một hệ thống phòng thủ của các vương triều phong kiến Trung Quốc chống quân ngoại xâm. Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành là 1 di tích lịch sử, một công trình xây dựng vĩ đại của nhân dân Trung Quốc cổ đại.

Chủ đề chính: #Vạn_Lý_Trường_Thành

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn