Tô Nhung

Bí ẩn tự sát tập thể của cá voi

Đăng 8 năm trước

Hiện tượng cá voi bị mắc cạn trên bờ và chết hàng loạt đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Không hiểu nguyên nhân vì các yếu tố tự nhiên hay do con người tác độn

Hiện tượng cá voi bị mắc cạn trên bờ và chết hàng loạt đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Không hiểu nguyên nhân vì các yếu tố tự nhiên hay do con người tác động mà số lượng cá voi tự sát ngày càng nhiều trong vài thập kỉ vừa qua…

Mô tả hình ảnh

Gần đây nhất, ngày 13/2 gần 200 con cá voi hoa tiêu đã mắc cạn trên bờ biển Farewell thuộc đảo nam New Zealand. sau sự nỗ lực của các lực lượng giải cứu cá voi, gần 100 con đã được cứu sống.

Năm 1976, tại bãi biển thuộc bang Florida(Mỹ) xuất hiện 250 con cá voi bị mắc cạn trên bờ khi thuỷ triều rút. Mặc dù được các nhân viên đội cảnh vệ duyên hải Mỹ và hàng trăm người tự nguyện cứu giúp nhưng vẫn không thể ngăn nổi đàn cá voi này tự sát.

Tại Anh, hàng năm có khoảng 800 loài thú biển bị mắc cạn trong đó có cá voi và cá heo.

Tại việt nam, ngày 21/3/2014 phát hiện 1 con cá voi mắc cạn tại bờ biển Diễn châu, Nghệ an.và được lực lượng chức năng và người dân đưa ra vùng nước sâu nhiều lần, nhưng kết quả là con cá này vẫn đi “lầm đường”.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến cá voi tự sát vẫn là một điều bí ẩn tuy nhiên đại đa số mọi người cho rằng có một hiện tượng thiên nhiên nào đó hoặc tác động từ phía con người đã khiến cái Voi mất hoặc giảm khả năng phán đoán hướng bơi của mình khiến chúng bơi vào vùng nước cạn.

Cá voi có một khả năng bẩm sinh về nhận biết khoảng cách âm vọng, cơ thể chúng có thể phát ra một thứ sóng siêu âm tán rất rộng xung quanh chúng. Thứ sóng này khi gặp vật thể khác sẽ vọng trơt lại giúp cá voi nhận biết được vật thể to nhỏ dựa vào tần suất vọng, thời gian qua lại của sóng siêu âm. Việc định vị này thường được cá voi nhận biết rất chuẩn xác và sai số thường là rất nhỏ. Nhiều người sẽ tự hỏi, tại sao cá voi không nhận biết vật thể bằng mắt? sự thật là mắt không phải là bộ phận chính để cá voi nhận biết phương hướng, trong khi đó thị lực của chúng thoái hoá rất nhanh, một con cá voi lớn không thể nhìn thấy vật thể ở khoảng cachs dài hơn cơ thể nó.

Cá voi tự sát hàng loạt, đây là một thách thức đối với các nhà khoa học trong quá trình truy tìm “hung thủ”. Phải chăng “nghi phạm” là thời tiết, hoạt động con người hay một yếu tố phi tự nhiên khác?

Các nhà động vật học ở Mỹ phát hiện có rất nhiều những côn trùng hình tròn sống trong tai của những con cá mắc cạn nên họ khẳng định chính kí sinh trùng đó đã phá hoại hệ thống âm vọng của cá voi khiến chúng phán đoán sai hướng. Giáo sư Simondes khoa sinh học, đại học London cho rằng, động cơ tàu quân sự và tạp âm của máy định vị bằng sóng âm thanh cùng với tiếng nổ lớn dưới nước mới là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự sát tập thể của cá voi. Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ một loạt những vụ tự sát tập thể của cá voi, họ đã phát hiện ra một số điều trùng hợp .

Trước sự tự sát tập thể của đàn cá voi ngày càng nhiều trong vài thập kỉ vừa qua. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều hướng giải thích khác nhau. Đa số đều cho rằng nguyên nhân đến từ xã hội loài người gây ra.nhưng chính xác từ đâu thì vẫn là một ẩn số trong tương lai. Và đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, một sự phản ứng lại của tự nhiên khj chúng ta tác động quá nhiều đến thế giới riêng của tự nhiên.

Chủ đề chính: #cá_voi_mắc_cạn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn