Phượng Châu

Bí ẩn về loài dơi quỷ hút máu Vampire

Đăng 8 năm trước

Con mồi của dơi quỷ thường là các loại gia súc, đôi khi cả con người. Chúng hoàn toàn có khả năng làm chết người bằng việc hút máu của mình.

Giáo sư tiến sĩ Gerald Wilkinson, chuyên nghiên cứu động vật hữu nhũ đã bỏ ra trên 10 năm để tìm hiểu về loài dơi chỉ sống bằng máu (vampire bat – dơi ma cà rồng), đã cho biết về cuộc sống của loài vật này.

Trong đêm tối, khi mà các con thú khác phải cần đến ánh sáng mới trông thấy, không còn đi tìm mồi nữa thì loài dơi này mới bay đi kiếm những con thú có máu nóng để hút. Loài dơi này có tên khoa học là Desmodusrotundus,  là một trong ba loài dơi hút máu bản địa của châu Mỹ và chỉ mới gần đây người ta mới biết về đời sống tập thể của chúng. Đặc biệt là dơi cái sống cụm lại với nhau vào ban ngày, đêm đến chúng tự sắp xếp thành một tổ chức hòa hợp nương tựa nhau và giữ được như thế trong nhiều năm. Nhờ vào lối sinh hoạt này mà những con dơi cái cho máu lẫn nhau để không bị tiêu diệt…

Giáo sư Bian thuộc Đại học Florida cho biết rằng nếu sau 3 đêm liền, một con dơi loại này không được ăn thì sẽ chết. Sau 60 giờ, dơi sẽ mất đi 25% trọng lượng của nó và thân thể không còn đủ độ nóng cần thiết nữa. Để nuôi cơ thể, mỗi con phải tiêu thụ số lượng máu tương đương với 50, hay khi có tới 100% sức nặng của nó mỗi đêm.

Mô tả hình ảnh

Tuy nhiên, kiếm đồ ăn không phải là chuyện dễ đặc biệt đối với những con dơi còn non. Nó phải học làm sao cho thật nhanh mà không gây đau đớn cho con mồi. Người ta đã trông thấy những con ngựa lắc đầu, vẫy đuôi, tìm chỗ cọ xát để xua đuổi những con dơi bám vào. Biết được lối tự vệ của con vật bị chúng cắn, chỉ có thế, dơi quen mùi, đêm nào cũng đến hút máu vào chỗ nó đã cắn. Tuy nhiên, trong một tổ, trung bình mỗi đêm luôn có từ 7 đến 30% dơi không kiếm được máu để hút, chúng phải xn máu của dơi đồng tổ để kéo dài thêm một hy vọng nữa, hy vọng kiếm được thức ăn.

Nhà động vật học Schmidt, ở Đại học Boun đã thấy dơi mẹ nuôi dơi con mới sinh bằng cách o máu cho ăn và cho bú sữa. Cũng có vài trường hợp dơi con không được dơi khác không phải mẹ mình cho ăn nhưng rất hiếm. Ngoài ra, ông cũng nhận thấy một trường hợp một con dơi mồ côi bị mẹ nuôi hút máu. Trong những loài có vú, chịu chia sẻ thức ăn cho nhau dù không phải họ hàng thân thích với nhau dù rất hiếm, ngoại trừ chó sói, linh cẩu, vượn và con người.

Mô tả hình ảnh

San sẻ thức ăn cho nhau, đó là một hành động vị tha, nhưng giữa loài vật với nhau làm gì có những tình cảm tốt đẹp như thế? Đây chỉ là vấn đề để tương trợ cứu sống lẫn nhau, tuy nhiên nếu không phải họ hàng thân thích mà cho ăn cũng chỉ ở phạm vi 30% mà thôi, có máu mủ ruột thì chiếm đến 70% và nếu không là chỗ ruột thịt thì cũng phải là chỗ thân tình, sống chung lâu ngày với nhau, còn những con dơi khác lạ thì đừng hòng, dơi có thể nghe được tiếng của nhau và đánh hơi rất tài.

Dơi con mới đẻ ra sống chen chúc một chỗ, tuy thế, nhờ tài đánh hơi, dơi mẹ biết được con nào là con của mình để ưu tiên nuôi dưỡng, nhưng cũng chỉ phân biệt được vào khoảng 83% mà thôi. Con nào chen được vào trước là được thức ăn trước, vì trong đám hàng nghìn con dơi lúc nhúc với nhau, dơi mẹ khó mà phân biệt được đâu là con của mình.

Nếu không có hang động trú ngụ, dơi thích làm tổ trong một thân cây rỗng ruột, vì ở đó nhiệt độ không thay đổi, độ ẩm cao và ngay ban ngày cũng tối om.

Dơi đực và dơi cái thường ở chung trong một cây (Dơi cái treo chân ở gần chop lỗ hổng của cây, vào khoảng 3m cao hơn mặt đất và chỉ có một con dơi đực đầu đàn canh gác. Hai hay ba con đực khác phụ tá, cũng ở trong đó, nhưng thấp hơn.

Khi một con dơi đói muốn xin ăn, trước tiên nó liếm vào nách con dơi có triển vọng cho nó máu rồi liếm vào môi. Nếu con kia chịu cho nó ăn, nó sẽ bú vào mồm. Những con dơi chưa đầy 2 tuổi tử vong vì đói lên tới 30%; trong khi đó số dơi đã lớn bị chết đói chỉ có 7%, trung bình số dơi chết vì đói lên tới 24%/năm và nếu không giúp đỡ nhau, loài dơi sẽ khó mà tồn tại được.

Anh Sa (theo Scientific American)

Chủ đề chính: #dơi_ma_cà_rồng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn