Mặt Trời Tỏa Nắng

Bí mật được giữ kín nhất của Warren Buffett nhằm đạt thành công to lớn về tư duy phản biện

Đăng 6 năm trước

Tư duy phản biện là kĩ năng quan trọng để thành công - với bất cứ loại thành công nào. Những người thành công đều là những người suy nghĩ sâu sắc và họ cũng luôn bao quanh mình bởi những người như vậy.

Hãy cùng nói về Warren Buffett. Ông được biết đến như là nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, và theo ước tính của mình, ông dành 80% sự nghiệp để đọc sách. Điều khiến ông thành công là ông không trở thành người thụ động với những gì ông đọc. Thay vào đó, ông dành thời gian để đánh giá thông tin nhận được, từ đó định hình những hiểu biết của mình.

Điều này nghe có vẻ phản tác dụng, chúng ta được dạy rằng cần phải làm nhiều hơn, ngủ ít đi, tập trung nhiều vào những thứ liên quan trực tiếp đến mục tiêu. Cái mà chúng ta gọi đó là năng suất cao. Ngược lại, Buffett và những người giống ông cho rằng suy nghĩ, đọc sách và quan sát kĩ hiệu quả hơn tham gia các cuộc họp hay “làm việc”. Ông tích cực theo đuổi kiến thức cho mình. 

Tại sao những người có kĩ năng tư duy phản biện như Warren Buffett có nhiều khả năng thành công? 

Tư duy phản biện bao gồm khả năng xử lí thông tin một cách độc lâp, suy nghĩ một cách rõ ràng, logic và có tính phản chiếu (reflection). Đó là khả năng suy nghĩ logic, hiểu và thiết lập kết nối giữa các ý tưởng.

Về bản chất, tư duy phản biện là khả năng suy đoán, trở thành người học chủ động hơn là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động.

Người có tư duy phản biện luôn đặt câu hỏi về hiện trạng. 

Hiện trạng là những vấn đề hiện tại. Nó là những chuẩn mực. Nó là cách thức sự việc được thực hiện. Bạn biết đấy chúng ta tìm thấy những quy tắc này khi bạn nghe thấy cụm từ “chúng ta luôn thực hiện nó theo cách này”. Những người có tư duy phản biện lại đặt những câu hỏi như “Tại sao chúng ta làm theo cách đó?” “làm thế nào để chúng ta thực hiện nó tốt hơn?” “Những cách lựa chọn khác của chúng ta là gì?”  

Họ chia những vấn đề thành những phần nhỏ và nhìn thấy những kết nối tinh tế giữa chúng. 

Họ thích thử nghiệm những giới hạn. Họ mổ xẻ những vấn đề và tìm cách để giải quyết chúng một cách có hệ thống. Bằng cách kiểm tra những khía cạnh riêng biệt của vấn đề người có tư duy phản biện có khả năng áp dụng những giải pháp tạo ra hiệu ứng domino và hiệu ứng “thác đổ” (cascade effect).

Họ giải quyết một vấn đề có tác động đến những vấn đề khác và có khả năng giải quyết đồng thời tất cả vấn đề. 

Họ nhạy cảm với những lỗ hổng trong tư duy của họ.

Những người suy nghĩ phản biện đặt câu hỏi liên tục về những suy nghĩ, giả định hơn là chấp nhận những biểu hiện bên ngoài. Họ luôn luôn tìm kiếm để xác định liệu rằng những suy nghĩ, lập luận và kết luận này có thể hiện toàn bộ bức tranh hay không? 

Họ không dựa nhiều vào trực giác và bản năng. Họ kiểm tra, chứng minh, và bác bỏ những linh cảm của mình. Chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Những người tư duy phản biện hiểu điều này và tích cực làm việc nhằm tìm ra những lỗi trong suy nghĩ của họ. 

Khả năng suy nghĩ một cách phản biện của một người khác nhau theo trạng thái hiện tại của suy nghĩ. Người tư duy phản biện làm việc nhằm duy trì tính khách quan, họ nhìn nhận vấn đề từ tất cả khía cạnh và tìm kiếm thông tin đầu vào của những người giỏi về logic và lí luận. 

Họ giải quyết mọi vấn đề với một kế hoạch có tính hệ thống. 

Một hệ thống được thiết kế nhằm cải thiện và đơn giản hóa các quá trình. Hệ thống hoàn thiện tính hiệu quả và nỗ lực để có năng suất cao hơn. Hầu hết những người có tư duy phản biện sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới để giải quyết một vấn đề. Họ là người có tính hệ thống trong những nỗ lực của mình. Họ cũng dành thời gian cho nghiên cứu thách thức của vấn đề và động não ra ý tưởng mới để vượt qua chúng. Họ không giải quyết một vấn đề mà không có một kế hoạch nào cả.

Họ áp dụng phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề. 

Những người có tư duy phản biện thường rất có phương pháp. Họ tiếp cận một vấn đề như một nhà khoa học sau đó chuyển qua giai đoạn theo phương pháp của nhà khoa học, thực hiện các thực nghiệm để chứng minh và bác bỏ những giả thiết của họ. Mỗi thực nghiệm cung cấp sự thấu hiểu sâu sắc về một vấn đề và chứng minh, loại bỏ giải pháp khác.

3 bước giúp bạn cải thiện kĩ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một kĩ năng có thể học được, Học cách tư duy phản biện thường gồm điều chỉnh một số phương pháp của chúng ta thay vì chỉ cố gắng điều chỉnh cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn làm những điều này một cách chắc chắn, tư duy của bạn sẽ theo mô hình chắc chắn.Bạn sẽ phát triển thói quen suy nghĩ một cách thực tế và   tư duy phản biện. Phát triển kĩ năng này cần luyện tập cẩn thận và kiên trì. Sau đây là 3 bước giúp bạn bắt đầu  

1.  Nhận ra thành kiến trong suy nghĩ của bạn.

 Thành kiến là điều rất phổ biến mà tất cả chúng ta đều có. Tuy nhiên, thành kiến gây lỗi trong các quá trình suy nghĩ và cướp đi sự khách quan của chúng ta. Điều phổ biến nhât và thành kiến bất lợi là thành kiến xác nhận (confirmation bias )- Chúng ta có xu hướng nhìn những gì chúng ta muốn. Chúng ta có thường tìm kiếm, giải thích, ủng hộ và hồi tưởng về thông tin theo cách xác nhận niềm tin đã tồn tại và giả thuyết của chúng ta.Để giải quyết “thiên kiến xác nhận”, các chuyên gia gợi ý rằng đưa quá nhiều thông tin cho bản thân không phải là cách. Nó là cách bạn lọc thông tin như thế nào. Khi bạn không lọc thông tin một cách chọn lọc, bạn sẽ mất tính khách quan cái mà là trọng tâm của tư duy phản biện. Thành kiến cụ thể này phổ biến nhất về mặt cảm xúc, các tình huống bị buộc tội và khi bạn có thứ gì đó để mất. Nó cũng xuất hiện khi bạn có suy nghĩ viễn vông.Ví dụ, giữa mùa basketball. Nhóm chủ nhà có một kỉ lục dưới 500 và 7 lần thua trận, Cầu thủ ngôi sao  ra khỏi sân với rách ở dây chằng đầu gối(Anterior cruciate ligament) và bạn của bạn nói rằng” Tôi biết chắc rằng đội của chúng ta sẽvô địch NBA”Câu nói này làm ngơ trước thực trạng hoặc thất bại trong việc xem xét chúng và dự đoán dựa vào cảm giác cá nhân.Sau đây là một số cách để vượt qua “thiên kiến xác nhận”Khi bạn nhận ra một thành kiến không loại bỏ được giả thiết ban đầu của bạn, Thành kiến nay có thể hoàn toàn hoặc chỉ có một phần đúng. Kiểm tra giả thuyết của bạn.Giữ tâm trí cởi mở. Nỗ lực tìm ra những phương án thay thế cho dù những phương án này có thể khó tin. Kiểm tra tất cả ý tưởng của bạn. Nắm lấy những điều bất ngờ. Không đánh giá thấp hay nản lòng.Những điều không mong đợi luôn xảy ra. Sử dụng những thông tin bất ngờ này trở thành lợi thế của bạn.

2.  Sử dụng 5 câu hỏi” Tại sao” nhằm tìm ra gốc rễ của vấn đề.

 Phương pháp đặt “5 câu hỏi tại sao” phát triển bởi Sakichi Toyota (nhà sang lập của Toyota) sử dụng triết lí “đi tới và nhìn nhận”. Phương pháp chuyển từ quá trình ra quyết định sang nghiên cứu giải pháp dựa vào thấu hiểu sâu sắc vấn đề đang thực sự xẩy ra là gì? Phương pháp này đơn giản bao gồm đặt câu hỏi “tại sao” 5 lần, cho phép bạn đào sâu hơn mỗi lần đặt câu hỏi. Mục đích  là để đi sâu và tìm ra bản chất của vấn đề.Sau đây là ví dụ nhanh về phương pháp này:·  

 Tại sao khách hàng nhận sai sản phẩm: bởi vì nhà kho của công ty chuyển hàng khác với khách hàng order·      

  Vì sao nhà kho của công ty chuyển hàng chuyển hàng hóa khác với đặt hàng:Bởi vì nhân viên điền thông tin đặt hàng trực tuyến gọi là đơn đặt hàng và chuyển thông tin cho nhà kho qua điện thoại để tiến hành chuyển hàng. Lỗi có thể xẩy ra trong quá trình này.

  Tại sao nhân viên sử dụng đặt hàng trực tuyến thay vì sử dụng phương pháp thông thường khác? Bởi vì mỗi đơn chuyển hàng đi chứng từ phải được kí bởi giám đốc công ty chuyển hàng trước khi đặt vào hệ thống và gửi đến nhà kho. Tại sao mỗi chứng từ phải được kí bởi giám đốc cơ sở chuyển hàng trước khi được ship? Bởi vì giám đốc cơ sở chuyển hàng ghi chép thông tin này vào báo cáo hàng tuần gửi cho CEO của công ty.Tại sao giám đốc cơ sở xuất hàng phải ghi chép lại thông tin cho mỗi order theo cách này? Bởi vì Anh ta không biết làm thế nào có thể làm ra báo cáo sử dụng hệ thống mà nhân viên làm đơn đặt hàng thường dung để gửi order của họ cho nhà khoSử dụng cách này,chúng ta có thể chỉ ra những điểm sai sót trong quá trình xoay quanh 3 câu hỏi“tại sao”. Hỏi “tại sao” ở 2 lần cuối tạo ra giải pháp cho chúng ta: đào tạogiám đốc cơ sở chuyển hàng sử dụng phần mềm hiện tại giúp anh làm báo cáo cho CEO

 3.  Giải quyết vấn đề như là một chuyên gia.  

 Sử dụng phương pháp khoa học nhằm giải quyết vấn đề là cách rất hiệu quả và là mô hình thuộc về trí óc để giải quyết vấn đề. Hầu hết mọi người tiếp cận vấn đề một cách ngẫu nhiên và lao vào trung tâm của vấn đề rồi trở nên quả tải hay không chú ý đến những yếu tố cốt yếu.Theo quá trình cho phép bạn thiết lập thói quen. Nhớ rằng tư duy phản biện là kĩ năng yêu cầu luyện tập và kiên trì. Mỗi lần bắt đầu từ giai đoạn đầu của quá trình. Sau đây là các bước:  

Xác định vấn đề: Hỏi câu hỏi nhằm tìm ra vấn đề thực chất ở đây là gì? 

Thực hiện nghiên cứu cơ bản: Thu thập thông tin  

Xây dựng giả thuyết:  Đưa ra dự đoán dựa vào những gì bạn biết, tuy nhiên rất cẩn thận xem xét đến “thiên kiến xác nhận”. 

Thực hiện thử nghiệm: kiểm tra giả thuyết của bạn.

 Áp dụng phương pháp” 5 câu hỏi tại sao” khi cần thiết.Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận”: Phân tích kết quả thực nghiệm của bạn và kiểm tra chúng. Liệu có giải pháp nào khác nữa không? Nếu có, kiểm tra chúng. Trình bày kết quả: Trình bày giải pháp của bạn cùng với những chứng cứ và nghiên cứu của bạn.Luôn luôn phản ánh và xem xét lại những quá trình của mình. Điều này giúp bạn tìm ra những lỗ hổng giữa tư duy và phán xét của bạn. Sự phản ánh giúp phát triển tính khách quan.Cùng với thời gian,luyện tâm và thẩm định sử dụng 3 bước này quá trình tư duy phản biển sẽ trở thành thói quen. Bạn sẽ có khả năng tiên đoán tốt hơn kết quả, lường trước những cạm bẫy và tránh được tư duy thành kiến. 

Chủ đề chính: #kỹ_năng_thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn