Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Bí quyết đơn giản giúp tăng năng suất làm việc: Hãy 'lười biếng'!

Đăng 7 năm trước

Họ dành sự tập trung cao độ vào những thứ quan trọng nhất và bỏ qua mọi yếu tố gây nhiễu. Họ là những con người lười biếng nhưng lại làm việc rất hiệu quả.

Nhà vật lý đạt giải Nobel hòa bình gần đây Richard Feynman là một trong những bộ óc lỗi lạc nhất của lĩnh vực khoa học thế kỷ 20. Tuy nhiên, đối với các đồng nghiệp ở Đại học Cornell thì ông dường như là người lười biếng. Trong một buổi phỏng vấn vào năm 1981, Feynman đã thừa nhận rằng: “Tôi là người thiếu tinh thần trách nhiệm một cách chủ động; tôi nói với mọi người là tôi không làm bất cứ thứ gì; nếu ai đó yêu cầu tôi hãy chịu trách nhiệm thì “không” là điều tôi sẽ nói”.

Tác giả của những cuốn sách khoa học viễn tưởng hậu hiện đại rất được tôn vinh Neal Stephenson cũng được xem là người lười biếng. Trong một bài luận với tựa đề “Why I Am a Bad Correspondent?", Stepheson đã giải thích rằng ông không thấy thú vị với việc dành thời gian để tương tác với người đọc. Ông không có địa chỉ email công khai và đừng bao giờ mời ông tham dự hội thảo hay cố gắng lôi kéo ông vào các cuộc trò chuyện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu nài nỉ ông đặt lịch hẹn cho một sự xuất hiện thì ông đều cảnh báo rằng “tôi gần như không bao giờ chấp nhận chúng và khi đã tham gia, tôi sẽ phải được trả rất nhiều tiền, tôi đòi hỏi những chuyến du lịch đắt đỏ và diễn thuyết mà không có bất cứ hoạt động chuẩn bị nào cả - tôi chỉ lên sân khấu và nói liến thoắng thôi”.

Tôi đã dành cả thập kỷ trước để nghiên cứu và viết về những “người trình diễn” ưu tú trong lĩnh vực sáng tạo. Lần này, tôi nhận ra rằng các hình mẫu như Feynman và Stephenson đều giống nhau. Cụ thể, những người xuất sắc trong việc tạo ra những thứ quan trọng luôn có thói quen làm việc dường như rất lười biếng so với các tiêu chuẩn trong lĩnh vực của họ. 

Ban đầu, nó chỉ có vẻ là một “tật xấu” trong bộ sưu tập các yếu tố giúp họ làm việc với hiệu suất cao nhất nhưng tôi cũng tranh luận rằng thật đáng giá để đào sâu hơn về nghịch lý này khi mà lời giải thích cơ bản cung cấp một sự thật ngầm hiểu (insight) hữu ích cho bất cứ ai tìm kiếm cách ngăn chặn thói quen lãng phí thời gian và tập trung nhiều hơn cho việc tạo ra các kết quả mà cả thế giới phải quan tâm. 

Chìa khóa để giải thích nghịch lý của “những nhà sáng tạo lười biếng” này đó chính là một sự hiểu biết đã được gạn lọc sâu sắc hơn về “công việc” (Work). Đối với những người có hoài bão, công việc được định nghĩa là một hoạt động bất kỳ mà tiềm năng có thể làm lợi cho sự nghiệp. Hiển nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực, luôn có một loạt các yếu tố mà có thể thỏa mãn nhu cầu này – từ việc các giáo sư tham gia vào vô số các ủy ban cho tới các nhà văn luôn cố gắng duy trì sự hiện diện của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vì sự phủ sóng trên quy mô lớn của khái niệm mang tính chất "di truyền" ấy mà thế giới đã sản sinh ra văn hóa bận rộn (culture of busyness) khiến chúng ta ngày hôm nay trở nên khổ sở - nơi mà thành công được đo lường bằng mức độ kiệt sức của mỗi người. Tuy nhiên, hiểu biết về định nghĩa “công việc” này vẫn còn một số chỗ sai sót. Do vậy, tốt nhất là chia hoạt động này thành hai loại nỗ lực khác biệt là Deep (sâu) và Shallow (nông):

  • Deep Work: Các công việc đòi hỏi nhiều cố gắng về mặt nhận thức cần sự tập trung hoàn toàn và chăm chỉ để sao chép lại một kỹ năng nào đó. 
  • Shallow Work: Các công việc thuộc dạng “Logistical” (hậu cần) mà không yêu cầu tập trung cao độ hay cố gắng để đạt được một kỹ năng nào cả. 

Chẳng hạn: Chứng minh một định lý hóc búa là “Deep Work” trong khi trao đổi công việc qua lại với khách hàng bằng email tại văn phòng là “Shallow Work”; viết một chương trong cuốn tiểu thuyết sắp ra mắt là “Deep Work” trong khi tweet một cuốn tiểu thuyết bạn thích trên Twitter là “Shallow”. Các hoạt động thuộc nhóm “Shallow” về bản chất không phải là xấu nhưng nó không thuộc về kỹ năng và do đó, có (trong tình huống lạc quan nhất) đóng góp tích cực ở mức độ nhỏ vào nỗ lực tạo ra giá trị của bạn. 

Nếu nghĩ lại về sự lười biếng của các tấm gương được đề cập ở trên qua các ống kính là những khái niệm này thì chúng ta có thể nhận ra rằng điều mà Feynman và Stephenson thực sự đang làm là loại bỏ số lượng lớn “Shallow Work” ra khỏi lịch trình của họ để duy trì sự ưu tiên vào “Deep Work”. Bằng cách làm như vậy, họ sẽ khai thác được lợi thế của một sự thật rất quan trọng tiếp theo nhưng không hề được chú ý tới: Deep Work là phần tạo ra những thứ quan trọng trên thế giới.

Ví dụ, Richard Feynman có thể lười thực hiện nhiều nghĩa vụ tiêu chuẩn của một giáo sư đại học bởi vì ông đã sử dụng khoảng thời gian đó để tập trung một cách sâu sắc vào các ý tưởng đột phá giúp ông trở nên nổi tiếng. Điều này cũng được ông làm rõ trong buổi phỏng vấn đã nói ở trên rằng: “Để hoàn thành được một nghiên cứu vật lý thực sự tốt thì bạn cần một khoảng thời gian liên tục, không ngừng nghỉ… cần rất nhiều sự tập trung”.

Neal Stephenson cũng đưa ra những lý do tương tự. Trong bài luận có tên "Bad Correspondent", ông giải thích: “Nếu tổ chức cuộc đời của tôi theo cách mà tôi sẽ có rất nhiều khoảng thời gian dài, liên tiếp và không bị ngắt quãng thì tôi có thể viết tiểu thuyết. Nhưng nếu tất cả các khoảng thời gian này bị tách rời và phân thành nhiều đoạn thì năng suất của tôi khi viết tiểu thuyết sẽ giảm một cách ngoạn mục. Điều gì có thể thay thế nó? Thay một cuốn tiểu thuyết vẫn luôn tồn tại ở đó trong một khoảng thời gian dài bằng hàng loạt email mà tôi có thể gửi đến từng cá nhân và một vài buổi diễn thuyết tại một số hội nghị sao?”.

Cả Feynman và Stephenson đều tranh luận về việc nên ưu tiên “Deep Work” hơn “Shallow Work”. Họ nhận ra rằng các công việc “sâu” là phần tạo ra những thứ sẽ “tồn tại trong một khoảng thời gian dài”.Trong khi các công việc “nông” là hoạt động có thể làm cản trở các nỗ lực miệt mài quan trọng hơn và do đó có hại hơn có lợi. Nó có thể giúp đỡ cho sự nghiệp viết lách của bạn một chút tại thời điểm mà thứ bạn chia sẻ được retweet lại nhưng tác động dài hạn của thói quen lướt Twitter dễ gây mất tập trung này có thể chính là sự khác biệt giữa một tiểu thuyết gia sống chật vật và một ngôi sao giành được giải thưởng danh giá như Stephenson.

Bài học rút ra ở đây là gì? Nếu bạn được tạo động lực bởi việc sáng tạo ra những thứ quan trọng thì khi đó, bạn cần đặt “Deep Work” ở vị trí trung tâm trong sự nghiệp của bạn. Làm được điều này có thể sẽ yêu cầu bạn trở nên “lười” hơn như cách mà mọi người cảm nhận về Feynman và Stephenson: cụ thể, bạn buộc phải đề phòng với những người nỗ lực khiến bạn bị phân tán khỏi “Deep Work” bất kể bao nhiêu lợi ích nhỏ mà họ hứa sẽ mang đến cho bạn. Hiển nhiên, không có nhiều người có thể loại bỏ hoàn toàn “Shallow Work” khỏi sự nghiệp của họ hoặc nếu có thể, họ cũng không muốn làm vậy. Tuy nhiên, chuyển đổi tư duy chung của bạn hướng tới một tư duy mới mà tập trung vào “Deep Work” và hạn chế “Shallow Work” có thể tạo ra một khác biệt lớn trong lượng giá trị mà bạn tạo ra. 

Hay nói cách khác: Tách biệt, trốn tránh các công nghệ mới, trả lời email chậm chạp, hạnh phúc khi không biết gì về memo, từ chối các lời mời đi uống café, từ chối các cuộc gọi “rượu bia” và dành cả ngày bên ngoài chỉ để “lang thang” với một ý tưởng duy nhất – đây chính là kiểu người có những hành vi lười biếng mà có thể thay đổi cả thế giới.


Theo 99U

Chủ đề chính: #làm_việc_hiệu_quả

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn