Nguyễn Doãn Huân Kinh Doanh Đồ Thờ Bằng Gỗ! Tâm Bình An! Tánh Xởi Lởi!

Bí Quyết Để Con Yêu Không Những Ngoan Mà Còn Biết Giao Tiếp Và Tư Duy Đúng Sai!

Đăng 5 năm trước

Khi con yêu đi học mẫu giáo, cũng là lúc những tật xấu hình thành song song với những thói quen tốt. Lúc này ba mẹ cần khéo léo dẫn dắt trẻ đi theo hướng tốt thông qua những câu chuyện sáng tạo mà nôm na giới trẻ gọi là 'chém gió'. Thật ra, để 'thuần hoá' tụi trẻ không có gì ghê gớm cả. Ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Những Thói Quen Xấu Của Trẻ Và 1 Vài Nguyên Tắc "Thuần Hoá" Con Yêu!

   Bé yêu của bạn thường xuyên thức khuya, ngọ nguậy mãi không chịu ngủ? Bé bắt đầu biết chửi bậy? Bé nói dối? Cùng Ohay.tv giải quyết từng vấn đề nhé!

   Một vài nguyên tắc sau đây ba mẹ cần nắm được:

- Khi thuyết phục trẻ điều gì, ba mẹ cần đặt mình vào địa vị của trẻ, nghĩa là mình cũng bằng với con, nói bằng ngôn ngữ của con.

- Ba mẹ cần nhẹ nhàng, bình tĩnh, tránh nổi nóng với con, giải thích rằng cái đó sai.

- Những câu chuyện kể để thuyết phục con của ba mẹ cần phải chi tiết, chân thực, dễ hiểu.

- Ba, mẹ đưa ra nhận định, cảm xúc, suy nghĩ của mình và hỏi lại trẻ xem nghĩ như nào, có nghĩ giống ba mẹ không?

Khi Trẻ Không Chịu Ngủ - Khéo Léo Lồng Ghép Thực Tế Với Khả Năng Chém Gió Của Ba Mẹ

    Ví dụ, khi đưa đón con, từ khi 2-4 tuổi, trên đường có gì trẻ chú ý thì giải thích cho con, trả lời con thật dễ hiểu, với ngôn ngữ thật đơn giản. Hãy chỉ cho bé người cảnh sát đang đứng đó để làm gì, cái thùng xe của cảnh sát ở đó để làm gì.

    Trưa hay tối ngủ với nó, nêu nó không ngủ hay cựa quậy lung tung, thì bảo thế này: Sáng nay, lúc đưa con đến lớp, khi ba mẹ về, chú cảnh sát nói với mẹ là: "Chị đi đâu đấy?" Mẹ trả lời: "Em đưa con đi học" - "Con chị tên là gì, mấy tuổi, có ngoan không?" - trả lời ... và chú cảnh sát còn nói chuyện với mẹ, buổi trưa / hay đêm tối chú ấy còn đi tuần trong ngõ phố để bảo vệ tài sản, canh chừng kẻ gian và còn chiếu ống nhòm lến tận tầng 2 tầng 3, qua cả cửa, xem các cháu nhỏ đã ngủ ngoan chưa. Rồi ba mẹ kể chi tiết đoạn đối thoại giữa chú cảnh sát với ba mẹ, hỏi về đứa con nào nằm bên trái/ hay đứa nào nằm ở đâu, là anh chị hay em út trong nhà, rằng thì là giờ này là ngủ trưa hay ngủ đêm, nhưng qua ống nhòm chú ấy thấy nó chưa ngủ.

     Nếu ngủ mà chưa nhắm mắt thì có nghĩa cái mắt ấy bị ốm, chú ấy gọi hộ bác sỹ mắt đến khám và có khi tiêm mắt, nếu ngủ mà tay chân cựa quậy thì tay chân ấy bị ốm, cũng gọi bác sỹ chuyên chữa tay chân ốm đến khám tay chân và có khi tiêm. Có khi chú ấy lấy xe ô tô thùng có 2 cánh cửa chở luôn đến bệnh viện cũng nên. Đấy chú cảnh sát sáng nay nói với mẹ như vậy. Có khi bây giờ chú ấy đang đi tuần tiễu dưới ngõ nhà mình cũng nên. Nhưng mà mẹ nói với chú ấy rồi, các con của mẹ ngoan lắm, sáng mai sau khi đưa con đến trường khi về mẹ sẽ nói với các chú ấy, tối nay không phải đi tuần ngõ nhà mình đâu, vì các con của mẹ nó ngủ rồi ...Vừa bịa chuyện vừa vỗ vỗ cho chúng có khi 2 tay vỗ vỗ xoa xoa, thế là con ngủ luôn ấy mà. 

"Sử Dụng" Cô Giáo

    Về việc sử dụng cô giáo thì nên như này:

   Hôm qua hay hôm nảo hôm nào cũng được, mẹ gặp cô giáo con tên là ... đúng không. Cô giáo mặc cái nọ cái kia. À mà hôm mẹ gặp cô giáo cô nói nhiều chuyện với mẹ đấy, trong đó có khen con thế này thế nọ, rằng thì là còn cho số điện thoại và nói rằng, này mẹ bé ơi, bé nhà chị có lúc nó cũng nghịch tợn, đêm thức khuya không chịu ngủ (hay nói bậy), em nhắc nhở rồi, nhưng mà em nhờ mẹ bé ở nhà nếu thấy cháu nghịch tợn, bảo không nghe, nói bậy thì gọi điện báo cáo với cô giáo. Đấy, cô giáo có bảo mẹ thế, sáng nay mẹ và cô giáo còn nói chuyện với nhau qua điện thoại nũa, cô còn nói có thể đến nhà mình bất cứ khi nào, cần thì gọi điện cho cô. 

     Khi kể ba mẹ hãy thêm các chi tiết nhỏ để tạo cảm giác chân thực, song tạo ra giọng nói có vẻ không cần, tưởng không nghe nhưng thực là đang nghe, lợi dụng điều đó dấn thêm lên là hiệu quả, đương nhiên phải nhiều lần và bằng nhiều cách nữa các ba mẹ nhé.

Khi Con Yêu Nói Dối - Ba Mẹ Cần Sửa Ngay Tránh Hình Thành Thói Quen Xấu

   Khi nằm ngủ với con buổi tối, ba mẹ hãy kể cho con nghệ câu chuyện về Pinochio với cái mũi dài ra mỗi lần nói dối, hay câu chuyện "cậu bé chăn cừu" để bé biết hậu quả của việc nói dối. Cha mẹ nên nói với con cái: "cha mẹ rất vui nếu con dám nói ra sự thật và dám nhận lỗi, khi con thành thực, sẽ không ai nỡ giận con nữa!".

  Sau khi kể xong, ba mẹ hãy tỏ rõ quan điểm: "con à, mẹ không thích cậu bé nói dối ấy, ba cũng không thích, mọi người đều không thich, con thì sao?". Hãy hỏi trẻ xem trẻ nghĩ hành vi nói dối là tốt hay xấu. Khi trẻ thừa nhận nói dối là không đúng, cha mẹ nên thể hiện sự vui mừng, và tin tưởng khích lệ những nhận định đúng đắn của trẻ.

  Tuyệt đối đừng gắn cho trẻ cái mác "trẻ hư", "đồ nói dối", hay doạ nạt: "nếu còn nói dối là mẹ đánh cho 1 trận đấy!".

  

Khi Trẻ Nói Tục - Cha Mẹ Cần Giúp Con Sử Dụng Từ Thay Thế Lịch Sự Hơn

   Cha mẹ hãy yêu cầu con sử dụng những từ ngữ lịch sự, nhã nhặn. Cha mẹ cần cho trẻ biết: "Có rất nhiều từ để chỉ 1 bộ phận hay 1 hành động nhưng có 1 số từ khi mình nói ra sẽ mang nghĩa thô tục, vô duyên, không ai thích nghe cả. Nếu con nói ra những từ đó sẽ bị mọi người mất thiện cảm, có khi sẽ ác cảm với con. Bạn nhỏ nào nói những từ thô tục thật không biết xấu hổ, thật chẳng văn minh chút nào, như thế là thiếu văn hoá. Trẻ con mà nói tục, nói bậy nữa thì càng bị mọi người ghét, sẽ chẳng ai yêu những bạn như vậy, cha mẹ các bạn hay nói tục chửi bậy chắc sẽ thất vọng về các bạn ấy lắm, không yêu các bạn ấy đâu. Con là đứa trẻ hiểu biết, không bao giờ nói tục, chửi bậy, vì vậy ba mẹ luôn tự hào và cả cô giáo bạn bè đều yêu thương con!"

  Hãy dạy trẻ đổi sang cách nói khác, luôn nhắc nhở trẻ dùng từ phải phù hợp, cần kiềm chế bản thân nói ra những từ không hay, như thế mới là đứa trẻ ngoan. 

Giúp Trẻ Thử Đặt Địa Vị Của Mình Vào Địa Vị Người Bị Chửi Bậy

   Cha mẹ hãy dẫn dắt trẻ tư duy như sau: "Con có yêu mẹ không? Nếu mẹ bị người khác mắng chửi con sẽ làm gì? Con có chửi lại người ấy vì xúc phạm mẹ yêu của con không? Vậy thì khi con chửi mẹ người ta, đương nhiên người ta sẽ chửi lại mẹ rồi, phải thế không? Chửi mẹ của người khác cũng như chửi mẹ của mình vậy, sau này nếu con không muốn mẹ bị người khác chửi thì đừng tùy tiện chửi bậy nữa nhé! Con có tôn trọng người khác và mẹ người khác thì họ mới tôn trọng lại con và bố mẹ của con, có đúng không? Ba mẹ chẳng thích những đứa trẻ nói bậy, cho dù là vì lý do gì, vì tức giận, vì bực bội hay vì nói cho vui miệng đều không thể chấp nhận được, các bạn ngoan cũng sẽ không ưa không thích chơi với những đứa trẻ nói bậy bạ đâu! Con cũng thế phải không?"

    Nhắn gửi đến các bậc phụ huynh: Ba mẹ hãy tận dụng những khoảng thời gian tâm sự gần gũi để "thuần hoá" trẻ, phân tích giảng giải nhẹ nhàng, đồng thời khích lệ trẻ tư duy theo hướng tốt, vỗ về trẻ, chắc chắn rằng: mưa dầm sẽ thấm lâu thôi các ba mẹ ạ.

   Các ba mẹ hãy thử áp dụng xem nhé, trẻ không những thêm hiểu biết, mà còn cảm nhận được sự hoà nhã, lịch sự, lễ phép, cởi mở, hào phóng...qua những câu chuyện về giao tiếp và bài học kinh nghiệm của cha mẹ. 

  Doãn Huân

Có thể bạn quan tâm:

Bỏ Túi Ngay Kinh Nghiệm Kích Thích Con Lễ Phép Chào Hỏi Đầy Hào Hứng!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn