Van

Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống thực vật và động vật trên thế giới

Đăng 6 năm trước

Một nửa trong số tất cả đời sống thực vật và động vật 'có thể bị xóa sổ' nếu khí hậu thay đổi một cách không kiểm soát dẫn đến tăng nhiệt độ toàn cầu lên 4.5 độ C

Các chuyên gia về động vật hoang dã đã cảnh báo: Những khu vực giàu tự nhiên như rừng nhiệt đới Amazon đang phải đối mặt với việc mất dần đi một nửa số loài thực vật và động vật nếu lượng khí nhà kính không được kiểm soát. Rùa, voi, hổ, báo tuyết, gấu trúc khổng lồ và gấu Bắc cực sẽ nằm trong số những động vật được yêu thích nhiều nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất.          

Theomột nghiên cứu khoa học, ngay cả khi các mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu không vượt quá 2 độ C thì một phần tư các loài vẫn có thể biến mất khỏi các khu vực tự nhiên quan trọng nhất trên trái đất.

Nghiên cứu cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu đối với thực vật, động vật có vú, bò sát, chim và các loài lưỡng cư ở những vùng không thể thay thế được và các vùng hoang dã, từ Amazon đến sông Yangtze(Trường Giang) ở Trung Quốc và vườn quốc gia Galapagos (Ecuador).          

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những tác động của sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa theo các kịch bản khí hậu khác nhau, từ việc không hạn chế lượng khí thải đến hành động bền bỉ để hạn chế nhiệt độ tăng lên đến 2 độ C trên 80.000 loài ở 35 vùng tự nhiên.           

Theo nghiên cứu của Đại học EastAnglia (Anh), Đại học James Cook ở Úc và tổ Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) cho thấy Amazon, rừng Miombo ở Nam Phi và tây nam Australia là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các loài bao gồm gấu trúc khổng lồ, báo tuyết và gấu Bắc cực có thể bị thu hẹp về lãnh thổ và nguồn cung cấp thức ăn. Việc không cắt giảm lượng khí thải carbon liên quan đến biến đổi khí hậu, dẫn đến sự gia tăng 4,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp vào năm 2100, có thể sẽ làm mất đi 80% động vật có vú ở Rừng Miombo và 67% thực vật ở Amazon.

Nhiệt độ gia tăng và lượng mưa thất thường hơn có thể trở thành hiện tượng thường xuyên gây áp lực lên các loài động vật hoang dã giống như những chú voi châu Phi phải uống nhiều nước mỗi ngày cho tới những chú hổ ở vùng duyên hải Ấn Độ và Bangladesh, con người có thể mất tới 96% diện tích nuôi trồng ven biểu do nước biển dâng.          

Nếu nhiệt độ tăng lên mức giới hạn ở 2 độ C, điều này đòi hỏi nhiều hành động hơn từ phía các chính phủ đã cam kết, như vậy tác động sẽ ít hơn đối với các loài động vật hoang dã. Ở Địa Trung Hải, 30% trong số hầu hết các loài sẽ có nguy cơ chết dần, trong đó hơn 1/3 (36%) thực vật có thể biến mất. Động vật hoang dã bị ảnh hưởng có thể bao gồm rùa, vì nhiệt độ ấm hơn sẽ dẫn tới trứng nở ra những con cái hoặc không nở hoàn toàn,trong khi mực nước biển và bão tăng có thể phá huỷ các khu vực làm tổ của chúng.

Nếu các loài có thể di chuyển đến các khu vực mới có khí hậu phù hợp với chúng, chúng có thể làm giảm sự tuyệt chủng của loài địa phương từ 20% đến 25%, mặc dù một số thực vật và bò sát như hoa lan và ếch không thể thích ứng nhanh.          

Nhà nghiên cứu hàng đầu - Giáo sư Rachel Warren của Đại học East Anglia (Anh) đã chỉ ra những lợi ích của việc hạn chế sự nóng lên của toàn cầu đến 2 độ C đối với động vật hoang dã: "Chúng tôi đã nghiên cứu 80.000 loài thực vật, động vật có vú, chim, bò sát và các loài lưỡng cư và phát hiện ra rằng 50% các loài có thể bị mất trong những khu vực này nếu không có chính sách về khí hậu. Tuy nhiên, nếu sự ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 2 độ C so với mức tiền công nghiệp thì có thể giảm xuống còn 25%".         

Theo Tiến sĩ Stephen Cornelius, thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới của Anh nói về báo cáo: "Đây là một vấn đề toàn cầu, nó cho thấy trên 35 khu vực  ưu tiên rải rác trên khắp thế giới, tất cả trong 50 năm qua, qua tất cả các mùa, đều thấy nhiệt độ tăng lên. Chúng ta đã có thể quan sát được những thay đổi, tác động và các dự báo cho thấy nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng lên. Không có một khu vực nào sẽ không bị ảnh hưởng bao gồm cả một vài khu vực dễ bị tổn thương hơn và một số khu vực có sức chịu đựng tốt hơn các khu vực khác". Ông cảnh báo rằng các loài thực vật là "cực kỳ dễ bị tổn thương" như chim phải dựa vào thức ăn của một cây trồng cụ thể.          

Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Climatic Change, trước Giờ trái đất, một sự kiện môi trường toàn cầu do WWF tổ chức diễn ra vào ngày 24 tháng 3 tới.  

Nguồn tham khảo: Daily Mail Online

Chủ đề chính: #biến_đổi_khí_hậu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn