Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Bill Gates: Cuốn sách này khiến tôi phải rơi nước mắt

Đăng 7 năm trước

Tôi thường không phải là người mau nước mắt trước cái chết – tôi cũng không yêu thích “Bài giảng cuối cùng” hay “Những ngày thứ ba với Morrie”. Tuy nhiên, cuốn sách này rõ ràng đã giành được sự cảm phục của tôi – và nước mắt.

Tất cả mọi người đều có giá trị như nhau nhưng một vài sự ra đi dường như rất đau đớn và khắc nghiệt.

Khi Paul Kalanithi được chẩn đoán bị ung thư giai đoạn cuối vào năm 2013, người đàn ông 36 tuổi này sắp có những đóng góp to lớn cho thế giới bằng bàn tay và trí óc của mình. Anh là một người bác sĩ với tài năng bẩm sinh – chủ nhiệm khoa giải phẫu thần kinh ở Đại học Stanford chỉ mấy tháng sau khi hoàn thành một khóa huấn luyện gian khổ nhất trong bất cứ lĩnh vực lâm sàng nào. Anh cũng là một nhà khoa học lỗi lạc. Nghiên cứu được thực hiện sau khi hoàn thành chương trình học sau tiến sĩ về liệu pháp gen (gene therapy) của anh đã đạt được giải thưởng cao nhất trong ngành.

Như thể ngần ấy chưa đủ, anh cũng là một nhà văn xuất sắc. Trước khi theo học trường y, anh cũng đã giành được 2 tấm bằng về văn học Anh ở Đại học Stanford và rất cân nhắc việc theo đuổi viết lách như là sự nghiệp cả đời.

Guả là một tài năng. Một sự mất mát. 

Tôi biết câu chuyện của Kalanithi bởi vì chính anh đã kể nó trong cuốn sách When Breath Becomes Air được xuất bản sau khi anh qua đời. Tôi vô cùng xúc động, Melinda và con gái tôi - Jennifer - cũng vậy. Thực tế, tôi có thể nói rằng đây là cuốn sách phi hi cấu hay nhất mà tôi đã đọc trong một thời gian dài.

Nhờ cuốn sách này, người đọc sẽ hiểu rõ và yêu mến Kalanithi rất nhiều. Anh ấy đưa bạn không chỉ bước vào chuyến hành trình của anh với cương vị là một bác sĩ và một bệnh nhân mà còn trong vai trò là một người chồng – chuyến hành trình mà thi thoảng, cực kỳ căng thẳng bởi những cái rùng mình của các thực tập sinh lâm sàng của anh và người vợ. 

Sự nhập tâm cảm xúc của tôi vào cuốn sách đặc biệt dữ dội sau khi Kalanithi và vợ của anh – Lucy – quyết định có con mặc dù (hoặc có lẽ thậm chí bởi vì) Kalanithi đang trong thời gian chẩn đoán bệnh. Anh đã ở đó lúc Lucy sinh nhưng vì quá yếu và lạnh lẽo sau khi thực hiện hóa trị liệu nên không thể để cô con gái mới chào đời chạm vào làn da của mình. 8 tháng sau, Kalanithi qua đời tại nơi cách nơi con gái anh đón chào thế giới vài trăm mét.

Tôi thường không phải là người mau nước mắt trước cái chết – tôi cũng không yêu thích “Bài giảng cuối cùng” (The Last Lecture) hay “Những ngày thứ ba với Morrie” (Tuesdays with Morrie). Tuy nhiên, cuốn sách này rõ ràng đã giành được sự cảm phục của tôi – và nước mắt. 

Tôi không biết sao ai có thể đọc lời kết của Lucy, đặc biệt, mà không thấy tắc nghẹn ở cổ. “Tôi tới tăm mộ anh ấy thường xuyên, cầm theo một chai nhỏ Madeira – món rượu vang mà chúng tôi đã uống ở nơi hưởng tuần trăng mật”. Lucy viết. “Mỗi lần vậy, tôi đổ một ít rượu lên cỏ cho Paul… và chà xát vào cỏ như thể đó là tóc của anh ấy. Cady tới thăm mộ bố trước giờ ngủ trưa, nằm trên tấm mền… túm lấy những bông hoa mà chúng tôi đã đặt xuống”.

Nhưng đừng để nỗi buồn khiến bạn không muốn làm gì nữa. Tôi muốn nhấn mạnh tới những thứ khác đã khiến tôi bị cuốn hút bởi cuốn sách này.

Vì một thứ, tôi cẩn thận thưởng thức những câu chuyện của Kalanithi về công việc phẫu thuật. Tôi luôn ngưỡng mộ các bác sĩ. Họ phải đưa ra những quyết định khó khăn không thể xảy ra được và một phần lớn công việc của họ có liên quan tới sự sống và cái chết. Kalanithi mô tả những sự đánh cược này rất tốt mà không khiến người đọc có cảm giác như anh ấy sở hữu quyền năng của Chúa. Một câu chuyện sẽ dính chặt mỗi bậc phụ huynh đã đọc cuốn sách này có liên quan đến một bệnh nhân trẻ bị u não. “Sự khác biệt giữa thảm kịch và niềm hân hoan được định nghĩa bởi một hoặc hai milimet. Một ngày, Mathew… người mà đã từng nằm trong buồng bệnh nhân một vài năm trước, đã phải quay trở lại bệnh viện. Vùng dưới đồi của cậu đã bị phá hủy một chút trong quá trình phẫu thuật để loại bỏ khối u, cậu bé 8 tuổi rất đáng yêu giờ đã là một con quái vật 12 tuổi".

Tôi cũng bị hấp dẫn bởi lối viết hùng biện của Kalanithi. Tôi trân trọng tất cả các bác sĩ nhưng những người mà tôi ấn tượng nhất đó là những người không chỉ là người chữa bệnh mà còn là nhà văn nữa. Mỗi lần phát hiện ra một ai đó, tôi đều bất ngờ nhưng cho đến bây giờ, nó không nên như vậy. Kalanithi là một phần của nhóm những bác sĩ kiêm nhà văn tuyệt vời: Abraham Verghese (người viết lời tựa cho cuốn sách của Paul), Siddhartha Mukherjee và Atul Gawande. Có lẽ tôi nên hỏi ý kiến một nhà khoa học thần kinh để xác định xem thử liệu rằng những tài năng có vẻ ngoài khác hẳn nhau này, vì một lý do chưa biết nào đó, có kết nối với nhau qua bộ não hay không.

Tôi chắc chắn tôi sẽ đọc When Breath Becomes Air một lần nữa. Cuốn sách ngắn này có quá nhiều lớp nghĩa và quá nhiều cách gán ghép – cuộc sống và cái chết, bệnh nhân và bác sĩ, con trai và bố - công việc và gia đình, lòng tin và lý trí – tôi biết tôi sẽ thu được nhiều insights hơn trong lần thứ hai đọc lại nó.

Tôi không biết làm thế nào mà Kalanithi tìm ra được sức mạnh thể chất để viết được cuốn sách này trong khi anh quá suy nhược bởi bệnh tật và sau đó là trải qua đợt điều trị bằng hóa trị liệu rất mạnh. Nhưng tôi vui mừng vì anh đã làm điều vậy. Anh đã dành cả cuộc đời ngắn ngủi đi tìm lẽ sống theo cách nào đó – qua sách vở, viết lách, y học, phẫu thuật và khoa học. Tôi biết ơn rằng, bằng việc đọc cuốn sách, tôi đã có cơ hội chứng kiến một phần nhỏ trong chuyến hành trình ấy.

Tôi ước rằng chuyến hành trình đã không bị cắt ngắn đến như vậy.

5 điều tuyệt vời mà When Breath Becomes Air muốn dành tăng độc giả

1. Theo đuổi con đường của bạn

Hoặc trái tim hoặc linh cảm của bạn – không quan trọng bạn muốn gọi nó là cái gì. Hành trình đi tìm lẽ sống của Kalanithi có cả trái tim và khối óc. Sau khi nghiên cứu văn học và sinh học tại trường Đại học Stanford, tiếp theo là học cao học ngành triết lý tại Đại học Cambridge, anh cuối cùng nhận ra được y học là “tiếng gọi” của mình.

Rồi sau khi hoàn thành chương trình học ngành Y tại Trường Y thuộc Đại học Yale, Kalanithi phát hiện thấy thần kinh học là cơ hội để khai mở sự sống đằng sau trái tim và khối óc: “Trong khi tất cả các bác sĩ chữa bệnh, các nhà giải phẫu thần kinh lại làm việc trong thử thách căng thẳng của sự nhận dạng: mỗi hoạt động trong não bộ, tất yếu, là một sự kiểm soát bản chất của chúng ta…” 

2. Hãy biết ơn cơ thể của bạn

Nhịp đập trái tim, bộ não truyền tải suy nghĩ, phổi lấy không khí để nuôi dưỡng cơ thể gần như là những điều phi thường. Bạn không phải trở thành một nhà giải phẫu thần kinh kiêm nhà văn để trân trọng điều đó. Mặc dù một vài cảnh tượng trong cuốn sách này – cắt khúc tử ti tại trường Y, nhìn thấy những chiếc đầu lâu trong phòng phẫu thuật – rất thực tế nhưng chúng cũng đóng vai trò như là những lời nhắc nhở đầy rùng mình về việc cơ thể con người và cuộc sống tuyệt diệu đến nhường nào.

3. Xem xét kế hoạch của bạn

Không ai biết rõ chúng ta có bao nhiêu thời gian. Tuy nhiên, những yêu cầu thực tế đòi hỏi rằng chúng ta phải lên kế hoạch cho dài hạn trong khi một chẩn đoán giai đoạn cuối có thể thúc giục bất cứ ai cũng phải nói ra điều quan trọng nhất: “Cách tiến lên dường như là điều hiển nhiên, giá mà tôi biết tôi còn sống được bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu năm nữa. Nói tôi có 3 tháng, tôi sẽ dành thời gian cho gia đình. Nói tôi có 1 năm, tôi sẽ viết một cuốn sách. Cho tôi 10 năm, tôi sẽ quay lại chữa bệnh”, Kalanithi viết trong một bài luận trên tờ New York Times. Cách nhìn này của anh đã loại bỏ sự căng thẳng cơ bản giữa việc lệp kế hoạch cho tương lai và sống trọn với hiện tại, giữa việc tôn vinh những ước mơ và tập trung vào hiện tại.

4. Nhớ rằng các bác sĩ cũng là con người

Tất cả chúng ta thích nghĩ rằng các bác sĩ biết chính xác điều họ đang làm và “nhìn thấu tất cả bên trong nó”. Tuy nhiên, giống như bất cứ nghề nào, con đường trở thành một bác sĩ xuất sắc cũng phải qua từng bước một. Cho dù đó là việc thực hiện một ca phẫu thuật phức tạp hay học cách truyền tải các tin tức khó khăn tới một bệnh nhân, các bác sĩ cũng phải học qua thực hành và phát triển lên qua trải nghiệm. Cuốn sách này đưa ra một cách nhìn của người trong cuộc về sự dữ dội, áp lực và các yêu cầu thể chất của chương trình bác sĩ nội trú (Residency) và con đường trở thành một bác sĩ. Sự tận tâm, cách tiếp cận sâu sắc đối với ngành Y của Kalanithi và sự phân tích đầy uyên thâm về trải nghiệm của anh gần như là điều khác thường.

5. Hiểu rằng câu chuyện của một người không kết thúc bằng sự ra đi của họ

Sau khi anh mất, cô đã hoàn thành bản thảo của cuốn sách và đảm bảo nó được xuất bản theo đúng như nguyện vọng của chồng. Trong một bài chia sẻ trên tờ New York Times, Lucy đã viết về những cách mà cô đã sử dụng để lưu lại kỷ niệm về người chồng khi cô thiết lập lại cuộc đời mà không có anh: “Trước khi mất, Paul đã yêu cầu tôi chăm sóc cho bản thảo cuốn sách của anh cho tới khi xuất bản. Bằng cách này, qua nhiều tháng trước, tôi cảm thấy như tôi đang tiếp tục giúp đỡ Paul sống tiếp cuộc đời của anh, và dành tặng món quà này cho con gái của chúng tôi. Tôi cảm thấy ổn khi đưa những người bạn [tới mộ của anh ấy] bây giờ, chiêm ngưỡng Mặt Trời mọc và rót bia cho anh ấy. Và thấy ổn khi cô con gái 1 tuổi với đôi mắt sáng rực của chúng tôi bò giữa những cành hoa mà tôi đã đặt lên mộ. Chúng tôi đã tạo ra nơi này cho chúng tôi, và cho anh ấy”.


Theo GateNotes và The-M-Dash

Chủ đề chính: #Bill_Gates

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn