Cony

Bộ tranh về từ lóng Việt Nam đầy ngộ nghĩnh

Đăng 8 năm trước

Hãy cùng Ohay TV " chiêm ngưỡng " bộ tranh về từ lóng Việt Nam với những hình ảnh minh họa đáng yêu và ngộ nghĩnh này nhé.

Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, tiếng lóng được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi không chỉ giới trẻ mà với mọi thành phần trong xã hội, và ngày càng đa dạng, phong phú hơn.Vừa qua, một bộ tranh minh họa về những từ lóng giới trẻ Việt Nam hay sử dụng đã khiến cho cộng đồng mạng thích thú. Những bức hình được thực hiện bởi tác giả Nam Num đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các bạn trẻ. Hãy cùng Ohay TV " chiêm ngưỡng " bộ tranh về từ lóng Việt Nam với những hình ảnh minh họa đáng yêu và ngộ nghĩnh này nhé.

1. “Bưởi”

Mô tả hình ảnh


Bưởi là một loại trái cây quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, “bưởi” không đơn thuần chỉ là một loại trái cây nữa mà đã chuyển sang một “phạm trù” khác khá…nhạy cảm, mà chắc có lẽ không ai trong số thế giới hiện nay lại không biết từ “bưởi” ám chỉ điều gì.

2. “Bá cháy bọ chét”

Mô tả hình ảnh

Người ta không biết câu nói (hay cụm từ) này có nguồn gốc từ đâu, của ai, ra đời vào thời gian nào. Chỉ biết rằng cụm từ này đã được truyền miệng từ người này sang người khác và lan truyền rộng rãi, với ý nghĩa muốn nhấn mạnh một việc gì đó “hết xảy” và “trên cả tuyệt vời”.

3. “Ăn trầu”

Mô tả hình ảnh

Khi nhắc đến “ăn trầu”, người ta thường nghĩ đến những cụ già móm mém ngồi nhai trầu, môi đỏ răng đen. Chính vì hình tượng môi đỏ khi ăn trầu nên từ ngữ này còn được dùng để chỉ một khái niệm khác đó là “đổ máu”. Chỉ cần nghe thấy “lỗ mũi ăn trầu”, “miệng ăn trầu”, “tay chân ăn trầu”,… là bạn có thể đoán ra được tình cảnh “bầm dập” của người ta như thế nào rồi đấy.

4. “Ngắm gà khỏa thân”

Mô tả hình ảnh

Đây là một cách chơi chữ khá hay khi liên tưởng con gà luộc với trạng thái “khỏa thân” vô cùng sinh động. Con gà luộc thì thường được đặt lên bàn thờ vào những ngày giỗ, cúng. Vì thế, nơi để “ngắm gà khỏa thân” chính là…bàn thờ. Khi có ai nói đến câu này, tức là muốn nói đến việc “chầu Diêm Vương”. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng cụm từ này, chỉ nên dừng lại ở mức trêu đùa bạn bè chứ không nên sử dụng trong những trường hợp mang tính trang nghiêm và cần sự tôn trọng.

5. “Bánh bèo”

Mô tả hình ảnh

Bánh bèo là một loại bánh nổi tiếng của miền Trung, đặc biệt là xứ Huế. Từ ngữ này đang được các bạn trẻ sử dụng khá nhiều, từ trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến trò chuyện ngoài đời thực. “Bánh bèo” ở đây còn để chỉ những cô gái nhàm chán, thực dụng, nhõng nhẽo, tiểu thư và có phần… vô tích sự.

6. “Kỳ đà"

Mô tả hình ảnh

Dựa trên câu thành ngữ “Kỳ đà cản mũi”, “kỳ đà” được sử dụng với ý nghĩa để chỉ những người vô duyên vô cớ xuất hiện, làm phiền hoặc cản trở người khác và làm tình hình trở nên tệ hơn. Những “vị khách không mời mà đến” này đích thực là những con “kỳ đà cản mũi”, đúng không nào?

7. “Bão”

Mô tả hình ảnh


Chắc ai cũng có thể tưởng tượng được sự tàn phá của bão, cũng như tốc độ của những cơn bão khi nó tràn qua một vùng đất nào đó. Điều đó khiến giới trẻ ngày nay liên tưởng đến việc đua xe, chạy vèo vèo với tốc độ chóng mặt để ăn mừng một chuyện gì đó. Vì thế, khi bạn nghe người khác nói rằng: “Bão đeeee!” thì tức là không có cơn bão nào xảy ra hết, mà chỉ là đua xe ăn mừng thôi, ví dụ như mừng U23 Việt Nam thắng 7-0 trước U23 Macau chẳng hạn.

8. “Lên dĩa”

Mô tả hình ảnh

Khi bạn rơi vào một tình huống khó xử, nhân vật trung tâm thu hút mọi sự chú ý không hề mong muốn thì đích thị bạn bị “lên dĩa” rồi. Có nhiều tình huống “lên dĩa” khiến bạn lo đến độ… thòng tim, chẳng hạn như khi bị gọi lên trả bài trong lúc chưa học bài. Vì thế, hãy cố gắng để đừng bị “lên dĩa” nha ^^

Nếu thấy bài viết thú vị hãy chia sẻ cho bạn bè nhé ^^

Chủ đề chính: #từ_lóng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn