Khánh Linh Nguyễn

Bức thư cha mẹ gửi người con gái sắp kết hôn: 'Nhà không phải là nơi giảng lý lẽ…'

Đăng 5 năm trước

Bình Nhi, ba mẹ chỉ là những bậc phụ mẫu thật bình thường trong thế giới này, con của ba mẹ cũng chỉ là người con thật bình dị ở nhân gian này. Chúng ta chẳng có quá nhiều yêu cầu với con, chỉ hi vọng con gái của ba mẹ sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ được “thuận buồm xuôi gió”.

“Bình Nhi:

Biết tin con sắp kết hôn, ba mẹ rất mừng cho con. Ba mẹ cũng xin lỗi vì khoảng cách địa lý mà không thể đến tham gia hôn lễ của con. Con là con của ba mẹ, tin rằng con sẽ hiểu được tâm tình của ba mẹ lúc này.

Bình Nhi, ba mẹ chỉ là những bậc phụ mẫu thật bình thường trong thế giới này, con của ba mẹ cũng chỉ là người con thật bình dị ở nhân gian này. Chúng ta chẳng có quá nhiều yêu cầu với con, chỉ hi vọng con gái của ba mẹ sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ được “thuận buồm xuôi gió”.

Ba mẹ muốn chia sẻ với con một chút về những điều mà chúng ta “ngộ” ra được từ mấy mươi năm cuộc sống.

Đầu tiên hai ta muốn nhắc nhở con “nhà không phải là nơi giảng lý”. Có lẽ con sẽ cảm thấy vô lý đúng không? Nhưng thực ra đây lại là chân lý cuộc sống. Biết bao nhiêu gia đình, biết bao cặp vợ chồng trải qua muôn vàn khó khăn, gian nan, thử thách và bao lần trầm ngâm suy ngẫm mới có thể đúc kết ra được chân lý ấy.

Một khi giữ vợ chồng bắt đầu nói lý, tranh cãi về lý lẽ thì gia đình đó là lúc những màn tối xuất hiện. Giữa hai người, ai ai cũng ôm trong mình một “bọc lý lẽ”, công kích đối phương, tổn thương đối phương. Không biết bao nhiêu cặp vợ chồng chỉ vì cái “lý” bề ngoài mà cuối cùng đau thương đi đến con đường chia lìa - một cái giá quá đắt cho cái gọi là “lý lẽ” ấy. Có lẽ họ chưa biết rằng gia đình không phải là nơi giảng lý lẽ, nơi tranh luận, nơi “tính sổ” với đối phương. 

Vậy gia đình là nơi như thế nào?

Bình Nhi, khi chúng ta còn trẻ cũng chẳng có cách nào để trả lời được câu hỏi đó. Cũng giống như những cặp vợ chồng trẻ khác, có khi chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt mà chúng ta cũng cãi nhau to nhỏ. Vẫn nhớ năm ấy, vì một sự việc không đáng có mà ba mẹ đã xảy ra mâu thuẫn, xung đột, dẫn đến một trận cãi vã, tới mức muốn ly hôn! Mãi đến một ngày trong hôn lễ con trai của một người bạn, ông ấy chúc con trai mình: “Ba mẹ hi vọng hai con mãi mãi yêu thương nhau, sống đến đầu bạc giăng long”! Và chữ “Yêu” ấy như một tiếng sấm mùa xuân thức tỉnh ba mẹ. Đúng vậy! “Nhà không phải là nơi giảng giải lý lẽ”!

Yêu một khắc dễ dàng nhưng yêu đến trọn đời trọn kiếp thì thật không đơn giản! Hành trình ấy đòi hỏi vô số điều mà chúng ta cần lĩnh hội, gom lượm cũng như trải nghiệm.

Không chỉ vậy, ba mẹ cũng muốn nói cho con biết: Hôn nhân là một chiếc hộp rỗng không có đáy, cần con không ngừng bỏ vào đỏ những đồ vật mà con cần. Con bỏ vào càng nhiều thì con nhận được sẽ càng nhiều.

Rất nhiều người khi kết hôn mang trong mình một mong đợi đó là được phú quý, được an ủi, được yêu thương, được an nhàn vui vẻ hay chỉ đơn giản là mong luôn mạnh khỏe. Thực ra lúc mới bắt đầu hôn nhân chỉ là chiếc hộp rỗng. Hai người muốn cùng nhau sánh bước, họ cần nuôi dưỡng được một thói quen đối với đối phương, đó là: luôn cho đi, luôn trân trọng, luôn quan tâm, luôn nhẫn lại. Có như vậy, chiếc hộp rỗng ấy mới trở nên ngày một đong đầy, tình cảm vợ chồng mới ngày một sắc son, vững bền!

Trong chiếc hộp ấy, thứ cần bỏ vào trước tiên nhất là “nỗi nhớ”, nhớ nhung là khi hai người đã có cảm tình, bước vào giai đoạn quan tâm, thương yêu và lo lắng cho nhau. “Nhớ” là một con đường nhỏ kết nối gia đình khi mệt mỏi, khi lo âu, là chiếc gối ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, là làn hương thơm quyến rũ chưa mời nhưng đã đến trước nhà.

Không chỉ vậy, trong chiếc hộp rỗng ấy con cần bỏ vào đó chút gì gọi là “nghệ thuật”- nghệ thuật hôn nhân. Trong cuộc sống hôn nhân, những nơi cần đến “nghệ thuật” quả không ít: tức giận có nghệ thuật, cãi vã cũng có nghệ thuật, nói chuyện thì càng cần có nghệ thuật”. Nghệ thuật ở đây ba me không nói đến những gì quá cao sang mà đôi lúc nghệ thuật nó chỉ là con nhẫn nại một chút, quan sát một chút, tinh tế một chút….

Trong chiếc hộp hôn nhân ấy ngoài “nỗi nhớ”, "nghệ thuật" thì còn có rất nhiều những thứ khác mà chúng ta cũng cần bỏ vào đó, những thứ ấy thì cần chính con phải tự mình đi khám phá.

Bình Nhi, bức thư này coi như món quà ba mẹ dành cho con. Từ tận đáy lòng ba mẹ mong rằng những lời chúc phúc của chúng ta sẽ đem đến niềm vui và hạnh phúc cho con".

Ba mẹ yêu con!

Nguồn: Duzhe

Người dịch: Xuân bún

                                                                                                                  

Chủ đề chính: #hôn_nhân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn