An Tử

Các chuyên gia tiết lộ những việc khiến cho trẻ em lo lắng theo từng độ tuổi của chúng

Đăng 5 năm trước

Trẻ em tất nhiên không giống nhau về tính khí. Có bé sẽ năng động hơn trong khi bé khác lại hay kiệm lời. Và trẻ em cũng có những nỗi lo lắng nho nhỏ chứ không phải hoàn toàn vô tư đâu bạn ạ, và những sự lo lắng này đôi khi lại ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Vậy ở những độ tuổi nào trẻ em thường lo lắng về những điều gì? Hãy cùng xem nhé!

1. Trẻ sơ sinh và mới biết đi ( 0-2 tuổi )

  • Bị tách rời khỏi cha mẹ chúng: Cho đến khoảng 8 đến 10 tháng, trẻ tin rằng những gì biến mất trước mắt sẽ thật sự biến mất, ví dụ như khi bạn bước ra khỏi phòng, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đi luôn và không trở lại nữa. Sau đó một thời gian, chúng lớn hơn và nhận thức được rằng bạn không biến mất mà chỉ đang ở đâu đó, đây là lúc chúng cảm thấy sợ hãi vì bị tách biệt khỏi cha mẹ.
  • Âm thanh ồn ào: Bộ não của bé rất nhạy cảm với những thông tin và cảm giác với những điều xung quanh. Do đó một tiếng động lớn chẳng hạn, sẽ khiến bé bị giật mình ngay lập tức và cảm thấy lo lắng.
  • Những điều ngoài tầm kiểm soát: Đó có thể là chiếc xe hơi to lớn hoặc một tiếng sấm, hoặc những thứ lạ lẫm khác mà bé chưa từng được thấy. Đó là do khi bé có thể tự đi, bé sẽ có một cảm giác độc lập và muốn tự kiểm soát môi trường xung quanh mình, vì thế bé sẽ thấy lo lắng bởi những thứ mà bé không thể điều khiển.

2. Mầm non/mẫu giáo ( 3-5 tuổi)

  • Sợ bóng tối, hoặc sợ ở một mình vào ban đêm: Trẻ em ở độ tuổi này khó có thể phân biệt rõ thực tại và viễn tưởng. Do đó chúng thường liên kết bóng tối với một thứ gì đó đáng sợ.
  • Sợ những người mặc trang phục hóa trang: Thường thì trẻ em sẽ không thoải mái với người lạ, hơn nữa đó lại là những người vô cùng khác lạ, mặc những trang phục không giống ai v.v. Những người này thường sẽ không mang lại ấn tượng tốt cho trẻ.

3. Giai đoạn 6-11 tuổi

Nỗi sợ người lạ, bóng tối, cô đơn và những thứ mới lạ ngoài tầm kiểm soát là những nỗi lo lắng lớn nhất của trẻ từ trong những năm 6-7 tuổi. Sau đó, cho đến khi 11-12 tuổi, chúng sẽ lo lắng về những điều dưới đây:

  • Ở nhà một mình: Cho dù đã lớn hơn, nhưng trẻ vẫn còn chưa chắc chắn về khả năng ở một mình mà không có cha, mẹ, hay người thân.
  • Bị bỏ rơi, bị từ chối: Ở độ tuổi này, các em đã ý thức được rằng chúng đang sống trong một thế giới rộng lớn với nhiều người, và do đó chúng lo lắng về một viễn cảnh bị mọi người bỏ qua một bên, không được chào đón.
  • Có chuyện tồi tệ xảy ra với những người hoặc con vật mà chúng quan tâm: Các bé bắt đầu hiểu được rằng cái chết là điều không thể tránh khỏi, và do đó chúng sẽ bắt đầu suy ngẫm và lo sợ về những việc có thể sẽ xảy đến cho những người thân, thú cưng v.v. mà chúng yêu quý.

4. Thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên)

  • Hình ảnh của chúng trước mọi người: Ở độ tuổi này, chúng bắt đầu nắm biết được tầm quan trọng của các tương tác xã hội trong những mối quan hệ đồng trang lứa chứ không phải bó hẹp trong mối quan hệ gia đình, do đó chúng sẽ lo lắng nhiều hơn về việc phải ứng xử thế nào hay hành động ra sao hoặc nên nói những gì để tạo dựng những mối quan hệ.
  • Điểm số: Trong cùng một môi trường học tập, tất nhiên việc cạnh tranh sẽ xảy ra, và có thể chúng sẽ có cảm giác thất bại khi thua kém ai đó, mặc dù tùy tính tình và môi trường sống mà không phải nỗi lo lắng nào cũng ở mức độ nghiêm trọng như nhau.
  • Muốn độc lập và tự trải nghiệm: Con của bạn đang dần lớn hơn, và cùng với những tiếp xúc xung quanh chúng hoặc những suy nghĩ trong thời kì tâm sinh lí chưa ổn định, có thể giữa bạn và con sẽ có những mâu thuẫn nho nhỏ nảy sinh do không hiểu được nhau. Do đó chúng sẽ lo lắng về việc trải lòng với bạn.

Chủ đề chính: #cách_nuôi_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn