Phan Thị Thu Thủy

Các hóa chất độc hại thường sử dụng trong bảo quản thực phẩm

Đăng 9 năm trước

Các hóa chất độc hại thường sử dụng trong bảo quản thực phẩm bao gồm: đất đèn, Ethephon, Phân Ure...

Các hóa chất độc hại thường sử dụng trong bảo quản thực phẩm

Hiện nay, trên thị trường bày bán tràn lan các thực phẩm được bảo quản bằng các hóa chất độc hại mà các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. Nếu không có kinh nghiệm người tiêu dùng rất khó để phân biệt được thực phẩm an toàn và thực phẩm bảo quản bằng chất độc hại. Các loại hoá chất thường được những kẻ trục lợi dùng để bảo quản thực phẩm như: đất đèn, ethephon làm cho trái cây chín nhanh hay canxi propionat, natri nitrat (NaNO3), natri nitrit (NaNO2), formaldehyt, clorin là các chất kháng khuẩn để bảo quản thịt cá tươi lâu, giữ màu, tạo màu sắc hấp dẫn … dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và kéo theo vô số bệnh nghiêm trọng khác.

Đất đèn: Đây là “bí kíp” điều khiển sự chín trái cây của nhiều nông dân hay người bán buôn. Thay gì phải chờ 20-30 ngày mới chín và bán được thì người nông dân hay lái buôn rút ngắn thời gian bằng việc hái sớm và dùng đất đèn cho “chín ép”. Trái cây bị “ép chín” tất nhiên về chất lượng sẽ không thể bằng so với chín tự nhiên ngoài ra nếu sử dụng một lượng đất đèn quá nhiều sẽ gây độc hại cho người sử dụng.

Mô tả hình ảnh

Ethephon: Đây là loại hóa chất thường dùng để kích thích sự ra mủ của cây cao su. Đối với bảo quản nông sản thì hóa chất này hoàn toàn không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng ethephon  để ép chín trái cây diễn ra khá tràn lan.Trái cây còn non như mít, mãng cầu, sầu riêng… có thể chín sau một đêm khi được chích hoặc phun lên  một lượng ethephon. Việc tiêm chích hoặc phun trực tiếp loại hóa chất này vào thực phẩm là vô cùng độc hại đối với sức khỏe của con người.

Mô tả hình ảnh

Phân Ure: Việc sử dụng phân ure để bảo quản thịt cá tươi lâu là phương pháp được sử dụng phổ biến từ trước đến nay. Ure khi hòa tan vào nước nó có khả năng thu nhiệt, làm môi trường quanh nó lạnh hơn so với bình thường nên việc sử dụng Ure giúp thịt cá nhìn tươi hơn. Khi ăn phải các loại thịt cá có chứa dư lượng phân urê, người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều lần... rất nguy hiểm. Còn nếu ăn phải thường xuyên về lâu dài người ăn sẽ bị ngộ độc mãn tính, với các dấu hiệu mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, giảm trí nhớ, v.v...

Muối Nitrat, Nitrit  ( NaNO3, NaNO2): Các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích, thịt hun khói,… là những thực phẩm thường sử dụng hàm lượng nitrit, nitrat rất lớn giúp tạo màu sắc hấp dẫn, bảo quản thời gian lâu. Thịt cá được bảo quản bằng các hóa chất này có thể giữ được màu sắc tươi mới trong thời gian vài tháng đến cả năm và các bà nội trợ rất dễ bị nhầm lẫn với thịt cá tươi.  Theo các chuyên gia hóa học, hai chất NaNO3 và NaNO2 là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào. Bên cạnh đó, các hóa chất này  còn gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm và thiếu máu khác. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai.

Mô tả hình ảnh

Formaldehyt (foc-môn):  Đây là một hợp chất thường dùng để ướp xác. Nếu sử dụng hoá chất này trong bảo quản thì thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Formaldehyde là chất kịch độc và không được phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm, hay làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, vì có tính sát trùng cao và giá cả rẻ nên vẫn được gian thương sử dụng. Các loại thực phẩm được ngâm formaldehyde sẽ kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Đây cũng là một chất hoá học gây ra tình trạng quái thai rất mạnh.

Clorin: Một loại chất nữa thường được sử dụng trong bảo quản thịt đó là clorin, chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ.

Tú Hải

Chủ đề chính: #hóa_chất

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn