Dorothy Tran

Các nhà khoa học Trung quốc đã tìm thấy thành phần kháng thể HIV trong cây Ngũ Vị Tử

Đăng 8 năm trước

Trung Quốc vừa phát hiện chất sinh ra từ trái Ngũ Vị Tử có hoạt tính chống vi rút HIV cực mạnh; có hy vọng trở thành một loại thuốc mới chống lại bệnh HIV.

Trên thế giới từ trước đế nay chưa nghiên cứu bào chế thành công Vắc-xin chống virut HIV (bệnh AIDS), sử dụng thuốc kháng thể HIV trước mắt là biện pháp quan trọng nhất để phòng trị HIV.

Kháng thể HIV có trong cây Ngũ Vị Tử

Theo “Nhân Dân nhật báo” (Trung Quốc) ngày 26/08/2015 đưa tin, ký giả từ Sở Nghiên cứu thực vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc báo cáo: Viện sĩ Tôn Hán Đổng là người đứng đầu đoàn nghiên cứu của Sở Nghiên cứu thực vật Côn Minh thuộc viện Khoa học Trung Quốc; mất hơn 20 năm nghiên cứu, lần đầu tiên đã phát hiện được trong chất sinh ra từ cây Ngũ Vị Tử (Schisandra) có hoạt tính chống vi rút HIV cực mạnh; dựa vào đặc điểm như hoạt tính rất mạnh, độc tính lại yếu và cơ chế tác dụng độc nhất; dưới sự trợ giúp của các hạng mục bào chế tân dược quan trọng của quốc gia đã triển khai công trình nghiên cứu liên quan đến tiền lâm sàng, có hy vọng trở thành một loại thuốc mới chống lại vi rút HIV (bệnh AIDS).

Mạng Trung Tân báo cáo, nhóm chuyên đề của Viện sĩ Tôn Hán Đổng của Viện Khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu cây Ngũ Vị Tử đã được 25 năm,  đã phân lập và giám định trong đó 425 hợp chất mới, lần này phát hiện có hợp chất thí điểm kháng hoạt tính kháng HIV rất mạnh, đó là “Diphenylamine ester”. “Diphenylamine ester” độc tính thấp, tính quang phổ rộng (Broad spectrum) tốt; đối với cây thử nghiệm, cây lâm sàng đều có hiệu quả.

Ngũ Vị Tử

Vài điều về cây thuốc Đông Y – Ngũ Vị Tử

Ngũ Vị Tử có tên khoa học là Schisandra ghinensis Baill, tên tiếng Anh là Chinese magnolia vine, tên tiếng Việt là Hạt Cơm Nắm.

Ngũ Vị Tử (còn có tên là Ngũ Mai Tử) chỉ chung là dạng cây hoặc trái Ngũ Vị Tử chín sấy khô. Trước đây người ta quen goi là “Bắc Ngũ Vị Tử”, sau gọi là “Nam Ngũ Vị Tử”. Mùa thu lúc quả chín hái xuống, đem phơi khô hoặc sấy khô, loại bỏ cuống và tạp chất. Là thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, có tên gọi là Ngũ Vị Tử vì thuốc có đủ 5 vị (vỏ và ruột có vị ngọt, chua; trong hạt có vị cay, đắng, và có cả vị mặn). Sách y học cổ thì gọi cây này là Huyền Cập, Hội Cập và từ lâu đã xếp cây này vào loại dược thượng phẩm; có thể giúp sức khỏe cường tráng,  có giá trị chữa bệnh cao, có hiệu quả giúp cơ thể khỏe mạnh, kết hợp với linh chi chữa bệnh mất ngủ.

Ngũ Vị Tử là thuốc Đông y nổi tiếng, trong quả của nó có chứa Schisandrin C23H3206 (Ngũ vị tử tố) và Vitamin C, nhựa, Tannins và lượng đường ít, tinh dầu, acid hữu cơ, Vitamin E.

Ngũ Vị Tử có hiệu quả trong việc trị giảm ho, tốt cho phổi, trị tiêu chảy, đổ mồ hôi. Quả có thể ăn được; bộ phận dùng làm thuốc là quả và hạt; ngoài ra, lá và quả có thể dùng làm dầu thơm, trong hạt có chứa thành phần dầu mỡ, dầu ép có tác dụng dùng trong ngành nguyên liệu công nghiệp sản xuất dầu bôi trơn.

Ngũ Vị Tử là Đông Y lâm sàng thường dùng trị nhuận phổi, bổ thận, trị ra mồ hôi, trị ho, mồ hôi trộm, khí thải, tiêu chảy, suy nhược thần kinh. Những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu báo cáo về dược lý của Ngũ Vị Tử, chủ yếu có chống ho viêm đàm, cân bằng huyết áp, điều tiết dịch vị và thúc đẩy bài tiết của gan, kích thích hệ thống thần kinh trung ương, nâng cao tác dụng điều hòa vỏ não. Những năm gần đây trong lâm sàng chủ yếu dùng để trị bệnh viêm gan và suy nhược thần kinh.

Ngũ Vị Tử trồng nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc như: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông, Hà Bắc, Sơn Tây, Ninh Hạ, Cam Túc, Sơn Đông.  Mọc ở các đường mương, suối nhỏ, sườn đồi độ cao khoảng 1200-1700m. Ngũ Vị Tử thích hợp với đất phân có tính phèn. Cây dại sinh trưởng ở vùng núi lẫn với các bụi cây trong rừng, bìa rừng hoặc khe núi, và quấn lên những loại cây khác để sinh sống.  Ngũ Vị Tử có tính chịu nóng kém nhưng trong điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phì nhiêu, tưới nước tốt, độ ẩm thích hợp sẽ phát triển rất nhanh. Ở Việt Nam, có thể thấy cây Ngũ Vị Tử trong rừng các vùng núi cao như Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu, nhưng không nhiều nên hiện ta vẫn còn phải nhập Ngũ Vị Tử từ Trung Quốc.

Chủ đề chính: #ngũ_vị_tử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn