Only For Blue

Các vị tướng giỏi trong lịch sử

Đăng 5 năm trước

Chiến tranh là một phần quan trọng trong lịch sử, từ thuở xa xưa đến nay có rất nhiều cuộc chiến tranh tuy gây ra rất nhiều thương vong và tiền bạc của con người, nhưng qua nhiều cuộc chiến mà con người đã được chứng kiến được rất nhiều vị tướng lĩnh tài ba đã thay đổi thế giới. Dưới đây là 10 vị tướng được xếp vào những vị tướng giỏi của nhân loại qua từng thời kỳ dựa vào (Cổ đại, Trung cổ, Cận Đại, Hiện Đại) Tuy nhiên vì đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình nên sẽ có nhiều sai sót. Mong các bạ

1.Tướng Pyrros của Hi Lạp cổ đại


Ông sinh năm (319-272 trước công nguyên) là vua xứ Ipiros lần đầu từ năm 306-302 trước công nguyên, lần 2 từ năm 297-272 trước công nguyên. Ông là một trong những đối thủ nguy hiểm nhất của Cộng Hòa La Mã sau này còn có Attila của Hung Nô, ông đã đánh bại quân đội La Mã trong 2 trận đánh lớn: trận Heraclea (Năm 280 trước công nguyên) - trận Asculum (Năm 279 trước công nguyên) tuy nhiên phía ông cũng bị thiệt hại rất lớn vì La Mã lúc đó có nền quân lực dồi dào nên dễ dàng bù đắp, còn phía ông do có nên quân lực ít hơn nên ngày càng suy yếu và sau đó ông đã bị đánh bại tại trận Beneventum năm 275 trước công nguyên. Từ đó thuật ngữ "Chiến thắng kiểu Pyrros ra đời" để ám chỉ những thắng lợi có tính tổn thất lớn ở phe thắng.

2.Hoàng đế Ấn Độ Asoka 


Là vị vua thứ 3 của vương triều Maurya trị vì từ năm 273-232 trước công nguyên, ông là một trong những hoàng đế nổi tiếng và kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ. Ông được xem là ông vua nổi tiếng nhất theo đạo Phật và được gắn tên vào việc lưu truyền Phật giáo dù trước đó ông được xem là 1 ông vua khát máu, tàn bạo. Năm 260 trước công nguyên ông bắt đầu chinh phạt nhà nước Kalinga, cuộc chinh phạt này được xem là một trong những trận đánh đẫm máu nhất thời cổ đại với khoảng 300.000-400.000 người chết ở 2 bên. Tuy nhiên do vì bị ám ảnh bởi số người chết quá nhiều ông đã quy y tam bảo một lòng theo phật. Ông là vị vua đầu tiên của Ấn Độ đã thống nhất được đất nước. 


3.Charlemagne Đại Đế của Đế quốc Frank


Ông được sinh vào năm 742 và mất năm 814 là vua của người Frank từ năm 768 đến lúc mất năm 814. Ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của Châu Âu thời kỳ Trung Cổ, là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau khi Tây La Mã sụp đổ (năm 476), Trong thời gian trị vì ông đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt đến các vùng đất của người Đức và Pháp hiện nay, trong lúc đế quốc của ông đạt mức cực thịnh nó bao gồm hầu hết các lãnh thổ của đế quốc La Mã xưa, trải dài từ phía Nam dãy Pyrenees (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho đến Bắc Hải. Những thành tựu lớn nhất của ông là kiến lập 2 cường quốc Pháp và Đức và góp phần truyền bá đạo thiên chúa đến toàn bộ Châu Âu. Sau này thủ tướng Adoft Hitler gọi ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử nước Đức, 2 nước Đức và Pháp thì liệt ông vào vị anh hùng của dân tộc. Trong bộ bài Tây mỗi lá bài Già còn gọi là (King) đều có hình một ông vua trong lịch sử, biểu tượng của ông trên lá Già Cơ. 

4.Danh tướng Tốc Bất Đài của Đế quốc Mông Cổ


Ông là một trong 4 vị tứ dũng của Thành Cát Tư Hãn gồm Bác Nhĩ Truật, Giả Lặc Miệt, Mộc Hoa Lê và Tốc Bất Đài. Ông là cha của Ngột Lương Hợp Thai (người đã chỉ huy cuộc xâm lược lần thứ nhất vào nước Đại Việt năm 1258), ông được sinh vào năm 1175 và mất năm 1248 tại Mông Cổ là một danh tướng bất khả chiến bại dưới thời của Thành Cát Tư Hãn và Oa Khoát Đài. Theo sử sách ghi lại ông đã chỉ huy được khoảng hơn 20 chiến dịch lớn, dẫn quân đi xâm chiếm 32 quốc gia và giành được chiến thắng trong 65 trận đánh quan trọng. Đặc biệt là chiến dịch đánh Tây Hạ và diệt nước Kim của Trung Quốc nhờ những chiến dịch này ông đã góp phần tạo nên vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Mông Cổ với khoảng 24.000.000 Km2 và cai trị 100 triệu thần dân.

5.Tamerlane hay còn được gọi là Thiếp Mộc Nhi 


Tamerlane ( sinh ngày 8 tháng 4 năm 1336 - mất ngày 18 tháng 2 năm 1405) là vua, nhà chỉ huy người Đột Quyết-Mông Cổ và là người sáng lập ra triều đại Timur ở Ba Tư và Trung Á. Ông được xem là vị vua Hồi Giáo hùng mạnh nhất sau khi đã đánh bại được nhà Mamluk của Ai Cập và Syria, chinh phạt thành công đế quốc Ottoman sau khi đã đánh bại được Sultan Beyazid I của Thỗ Nhĩ Kì và làm Vương quốc hồi giáo Delhi suy kiệt. Ông là nhà chinh phục lớn cuối cùng từ thảo nguyên Á-Âu, ngoài ra ông còn được xem là một trong những hoàng đế độc ác nhất trong lịch sử nhân loại với khoảng 17 triệu người chết dưới tay của mình và đế chế của ông đã đánh dấu sự trỗi dậy của thời kỳ thuốc súng vào thế kỉ XV-XVI, ông mất khi đang trên đường xâm lược Trung Quốc (1405)

6.Suileman I của Đế quốc Ottoman


Tên thật của ông là Kanuni Sultan Suleyman (sinh ngày 6 -11-1494 mất ngày 6-9-1566) là vị Sultan thứ 10 và cũng là vị vua trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman từ năm 1520 đến khi mất năm 1566. Tại Phương Tây ông được gọi là Suleiman Đại Đế và có biệt danh là Nhà Làm Luật nhờ những cải cách về hệ thống pháp luật của nhà Ottoman. Ông là nhà vua nổi tiếng nhất ở Châu Âu thế kỉ XVI và là vị Sultan vĩ đại nhất lịch sử của đế quốc này, là người làm đế quốc Ottoman phát triển cực điểm về kinh tế, nền quân sự và chính trị. Khi vừa lên ngôi ông bắt đầu chinh phạt thành Beograd tiếp đó ông chinh phục thành công vương quốc Hungary sau chiến thắng tại trận Mohacs, ông chiếm được tỉnh Bagdad từ tay người Ba Tư và nước Lưỡng Hà sau đó hải quân Ottoman tiến vào Vịnh Ba Tư, dưới thời của Suleiman đế quốc Ottoman cực kì rộng lớn thậm chí còn lớn hơn cả đế quốc Ba Tư dưới thời của vua Xerxes I của Ba Tư.

7.Gustav II Adolf của Đế quốc Thụy Điển


Gustav II Adolf của Thụy Điển sinh vào ngày 9-12-1594 và mất ngày 6-11-1632. Ông có danh hiệu là Gustav Adolf den store do quốc hội Thụy Điển thông qua vào năm 1634, là người sáng lập ra đế quốc Thụy Điển. Ông là vua của nước này từ năm 1611 đến khi mất là năm 1632. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đế quốc Thụy Điển từ một khu vực nhỏ tầm thường đã trở thành một những cường quốc của Châu Âu lúc đó. Ngay từ lúc năm 1611 (lúc ông 17 tuổi) ông đã lãnh đạo quân đội Thụy Điển đi tấn công những nước láng giềng cho đến khi ông mất năm 1632 trong vài năm sau nước Thụy Điển trở thành quốc gia lớn nhất lục địa Châu Âu chỉ sau nước Nga và Tây Ban Nha, ngoài ra quân Thụy Điển còn đánh đuổi được Đan Mạch ra khỏi miền bắc nước này, đây là lần đầu Thụy Điển mạnh hơn Đan Mạch. Ông được xem là "vị thống soái vĩ đại đầu tiên" chiến công lừng lẫy nhất của ông là trận đánh Breitenfeld (1631) trước quân Đức. Sau này Napoleon nhận định ông là một trong bảy nhà cầm quân vĩ đại nhất sau Alexander Đại Đế, Hannibal Barca, Julius Ceasar, Francois Eugene, Bá tước Turenne và Friedrich Đại Đế.

8.Vương công Francois Eugene

Ông được sinh ra vào ngày 18-10-1663 và mất ngày 21-4-1736 ở Áo. Ông được xem một trong những vị tướng tài giỏi nhất ở Châu Âu, sau này Napoléon từng đánh giá ông là một trong bảy nhà cầm quân tài giỏi nhất trong lịch sử. Trong thời gian phục vụ của mình ông đã tham chiến rất nhiều trận đánh có quy mô lớn ở Châu Âu và đa số giành được chiến thắng, nhờ những chiến thắng này ông đã giúp cho nước Áo có vị thế đứng đầu châu âu lúc đó, đồng thời bẻ gãy cuộc xâm lăng phương Tây của người Thổ, giải phóng Trung Đông khỏi một thế kỷ đô hộ của đế quốc Ottoman.


Đại chiến Thổ Nhĩ Kì giữa đế quốc Ottoman và các cường quốc Châu Âu lúc đó (chiến thắng này chấm dứt của các cuộc xâm lược của Ottoman vào Châu Âu) 

.Trận Zenta giữa đế quốc Ottoman và liên minh thần thánh gồm đế quốc La Mã thần thánh và vương quốc Hungary (Chiến thắng này làm chấm dứt sự đô hộ của Ottoman ở Trung Âu) và một chuỗi các chiến thắng trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha:.

Trận Blenheim (Giữ được thành Viên, loại xứ Bayern khỏi cuộc chiến).

Trận Torino (Thắng lợi quyết định của đại liên minh).

Trận Malplaquet (Quân Pháp phải bỏ thành Mons).

Trận Denain (Thất bại thảm hại của ông).Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kì (Áo chiếm được một số vùng đất của Ottoman)

9..Friedrich Đại Đế của Phổ


Ông được sinh ra vào ngày 24 tháng 1 năm 1712 và mất ngày 17 tháng 8 năm 1786 là vua của nước Phổ, trị vì từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời năm 1786. Ông được mệnh danh là Friedrich Đại Đế, ông đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh kế vị Áo, tấn công Áo và giành được tỉnh Schlesien (Tỉnh giàu nhất của Áo lúc bấy giờ), khơi mào cuộc chiến tranh 7 năm cùng với liên minh Anh, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và giành được thắng lợi, theo một số nhà sử học trong đó có thủ tướng Anh Winston Churchill gọi cuộc chiến này là "cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên" với quy mô toàn cầu và khoảng 900.000-1.400.000 chết, nhiều thay đổi quan trọng về mặt lãnh thổ được diễn ra ngoài ra ông còn thống nhất được lãnh thổ của nước Phổ về chính sách trong nước ông ra lệnh bãi bỏ hình phạt tra tấn, bảo trợ nghệ thuật, cải cách chính quyền, dân sự, xã hội, kinh tế, dỡ bỏ các rào cản tôn giáo nhưng vẫn duy trì chế độ phong kiến. Ông được xem là một trong những vị vua tài giỏi nhất lịch sử Châu Âu

10.Erwin Rommel của Đức Quốc Xã


Ông tên thật là Erwin Johannes Eugen Rommel (sinh ngày 15-11-1891 và mất ngày 14-10-1944) là một trong những thống chế lừng danh nhất của Đức trong cuộc Chiến Tranh thế giới lần thứ 2, ông là một bậc thầy về mưu mẹo trong chiến tranh, có lòng quả cảm. Vì tinh thần cao đẹp của mình, ông được nhiều người Anh tôn trọng dù ông đã chiến đấu với họ trong nhiều trận đánh quan trọng ở Bắc Phi, ở Mĩ ông được xem là nhà lãnh đạo mẫu mực. Ông nổi bật trong cuộc xâm lược Pháp của Đức năm 1940 và giữ vai trò chỉ huy quan trọng ở mặt trận Châu Phi dù gặp phải số lượng quân đội đông đảo hơn nhưng nhờ khả năng của mình ông đã giành được nhiều chiến thắng vẻ vang. Sau đó ông chỉ huy cuộc phòng thủ tại Normandy dù quân Đức lúc đó đã suy yếu nhưng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quân đồng minh. Ông mất vào năm 1944 do tự sát khi ông tham gia vào phong trào chống đối Hitler đến nay ông được xem là một trong những vị tướng tài giỏi nhất cuộc Chiến Tranh thế giới lần 2.

Chinh phục xứ Kalinga

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn