Đặng Thị Hương hâm hâm

Các yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu trong giao tiếp

Đăng 5 năm trước

Trong quá trình con người hoạt động và liên hệ với nhau thì nhận thức về nhau là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chính nhờ quá trình nhận thức đó mà con người có những hiểu biết và điều chỉnh hành vi trong khuôn khổ quy phạm xã hội nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng hình thành và tạo được ấn tượng ban đầu. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản:

1. Yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp

Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp cho nên trước hết nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng giao tiếp. Đặc biệt là những đặc điểm bề ngoài như: Đầu tóc, ăn mặc,ánh mắt nhìn, nét mặt, nụ cười, tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nói năng…Chẳng hạn, trong lần gặp đầu tiên người Anh đặc biệt chú ý đến phần từ cổ trở lên (cổ áo, cà vạt thế nào,đầu tóc ra sao…), những từ ngữ đầu tiên người đó nói (là từ gì, có xin lỗi hay cảm ơn không, phát âm có chuẩn không), những bước đi đầu tiên, bước dài hay ngắn, nhanh hay chậm, tư thế đi, xách cặp tay trái hay tay phải.Ví dụ: Trong buổi phỏng vấnkhi đi xin việc các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến đặc điểm ngoại hình của ngườiđến phỏng vấn như:

- Về trang phục: Trang phụcphải lịch sự, gọn gàng, phù hợp hoàn cảnh, thoải mái giúp bạn cảm thấy tự tinhơn, không sử dụng tong màu xám, màu tối như đen, nâu, xám…phụ kiện rườm rà,cầu kì.

- Về vệ sinh cá nhân: Đảm bảo mọi thứ sạch sẽ đặc biệt là đầu tóc, móng tay. Nếu tóc hoặc râu quá dài, bạnnên cạo râu, cắt tóc chỉnh trang lại một cách cho gọn gàng.

Nguồn: Internet

2. Các yếu tố ở bên trong chúng ta

- Tâm trạng, tình cảm, khí chất Khi chúng ta có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, thì cảnh vật cũng như những người xung quanh dường như đẹp hơn, dễ mến hơn, thân thiện hơn, gần gũi hơn. Ngược lại, khi chúng ta buồn bã,căng thẳng, cáu gắt thì cảnh có đẹp, có nhộn nhịp, cũng trở nên ảm đạm. Người có tốt cũng có tử tế cũng khó gây ấn tượng tốt cho người đối diện. Chính vì vậy, khi có chuyện quan trọng đối với một người, người ta thường chọn thời điểm mà người đó có tâm trạng thoải mái, để tiếp xúc, gặp gỡ tránh những thời điểm dễ gây cảm giác khó chịu, phiền hà. Tình cảm với một người cũngchi phối mạnh hình ảnh về người đó trong chúng ta. Những tình cảm dương tínhthường đưa đến những đánh giá thiên hạ, tức là diễn ra hiện tượng tô hồng hìnhảnh đối tượng giao tiếp. Ngược lại những tình cảm âm tính lại thường làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết của đối tượng giao tiếp.

- Nhu cầu, sở thích, thị hiếu: Người ta thường nói rằng conngười chỉ muốn thấy những gì mà họ thích. Những gì hợp với nhu cầu sở thích dễgây ấn tượng ngược lại những gì không hợp với nhu cầu sở thích dễ gây phản ứngngược lại là tiêu cực.

- Tâm thế và sự hình dung về đối tượng giao tiếp:Tâm thế của chúng ta trong giao tiếp là cái mà chúng ta chờ đợi hoặc cho rằng sẽ xảy ra trong giao tiếp. 

3. Tình huống, hoàn cảnh giao tiếp

Tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ấn tượng giao tiếp của chúng ta. 

      Các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng rất lớn và mang tính quyết định đến ấn tượng ban đầu trong giao tiếp. Do vậy, mỗi cá nhân trong bất cứ một tình huống, hoàn cảnh nào đều phải chú trọng đến ấn tượng ban đầu bởi chỉ cần những tiểu tiết nhỏ chúng ta không chú trọng cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của giao tiếp. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn