Na Na

Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà

Đăng 7 năm trước

Mùa hè, bệnh đau mắt đỏ rất dễ xảy ra. Cùng Ohay tìm hiểu một số mẹo có thể giúp chữa trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà.

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần tới bệnh viện. 

Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là : đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.

Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia. Dưới đây là ba loại đau mắt đỏ gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau:

Loại 1: đau mắt đỏ do vi khuẩn

Đau mắt đỏ do vi khuẩn đặc trưng bởi một sự khởi đầu nhanh, mắt đỏ, nước mắt chảy ra hơi vàng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường do tiếp xúc với một đối tượng khác bị nhiễm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Nó thường bắt đầu ở một mắt và thường lây lan cho mắt kia, và có thể lây lan từ người này sang người khác.

Loại 2: đau mắt đỏ do virus

Đau mắt đỏ được gây ra bởi một loại virus, và thường xảy ra đồng thời với cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Giống như phiên bản vi khuẩn, nó thường bắt đầu ở một mắt và sau đó lây lan sang mắt còn lại, và cũng lây nhiễm. Tuy nhiên nước mắt chảy ra có màu trắng bình thường như nước mắt.

Loại 3: đau mắt đỏ do dị ứng

Đau mắt đỏ là một triệu chứng của dị ứng. Nếu bạn thấy mình chảy nhiều nước mắt, đau mắt đỏ ở cả hai mắt vào khoảng cùng một thời gian mỗi năm, hay xung quanh bạn có các nhà máy, hoặc các loài động vật nhất định thì có thể bạn đã bị đau mắt đỏ do dị ứng.

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể tự chữa đau mắt đỏ tại nhà.

1. Ngăn chặn lây lan

Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus rất dễ lây lan, vì vậy nếu bạn bị một trong hai loại trên, điều đầu tiên bạn cần làm là ngăn chặn nó lan rộng.

Rửa tay của bạn thật sạch mỗi khi chạm vào mắt của mình. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo chúng ra khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh và không đeo lại cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Nếu bạn đặt bất cứ thứ gì lên đôi mắt của bạn (như khăn) hãy nhớ rửa sạch hoặc quăng nó ngay lập tức sau khi sử dụng.

2. Dùng khăn ấm đắp lên mắt

Với bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn, việc áp một miếng gạc hay khăn ấm lên mắt có thể giúp tiêu diệt đám vi khuẩn ấy nhanh hơn.

Đơn giản chỉ cần ngâm một chiếc khăn vào nước ấm và áp khăn cho mắt bị bệnh, ngay trên mí mắt của bạn - không đặt một chiếc khăn trực tiếp lên nhãn cầu. Nhiệt sẽ chuyển qua mí mắt của bạn và làm công việc của mình.

Đối với bệnh đau mắt đỏ do dị ứng, bạn hãy sử dụng một miếng gạc, khăn lạnh. Cách làm tương tự như trên. Hãy chắc chắn rằng khăn phải sạch và dùng riêng để tránh lây nhiễm cho người khác, nếu dùng gạc hãy vứt nó ngay sau khi dùng.

3. Dùng khoai tây đắp lên mắt

Khoai tây có khả năng làm dịu bệnh đau mắt đỏ nhờ tính chất làm se tự nhiên của nó. Bạn chỉ cần đặt hai lát khoai tây sống lên trên đôi mắt của bạn như khi bạn đắp mặt bằng dưa leo. Để khoảng 15, 20 phút.

4. Dùng hỗn hợp nước+muối+mật ong để nhỏ mắt.

Bạn hãy pha hỗn hợp gồm 1/4 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 1/4 chén nước ấm và một chút muối biển để chế thành một loại nước nhỏ mắt. Bạn dùng chai nhỏ mắt sạch, cho hỗn hợp này vào và nhỏ  1-2 giọt vào mắt bị bệnh vài giờ một lần. Giống như rửa với nước muối, hãy chắc chắn là bạn đã đun sôi nước trước và để nguội đến nhiệt độ ấm vừa phải trước khi bạn nhỏ vào mắt của mình.

5. Rửa mắt bằng nước muối ấm

Bạn đun sôi nước một vài phút và để nguội đến nhiệt độ ấm vừa phải. Pha muối biển vào và dùng nước này để rửa mắt. 

6. Dùng trà hoa cúc

Bạn có thể sử dụng túi trà hoa cúc đã ngâm trong nước và đắp trực tiếp lên mắt hoặc ngâm túi trà vào nước nóng rồi, ngâm khăn vào và dùng khăn đó đắp lên mắt như ở cách thứ 2. 

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng cúc vàng, không sử dụng trà hoa cúc, vì nó sẽ làm cho mắt bạn tồi tệ hơn.

7. Bổ sung vitamin

Nếu bạn thấy mình đau mắt đỏ thường xuyên và nó không phải do dị ứng, hãy xem xét lại chế độ ăn uống của mình, bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin A, B2. Bạn có thể uống bổ sung các vitamin, hoặc thử viên nang dầu gan cá để tăng thêm vitamin A.

8. Đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ, cho dù vi khuẩn, virus, hoặc dị ứng khá nhẹ và có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau mắt, mắt mờ , nhạy cảm với ánh sáng, hoặc nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm với bất kỳ cách nào ở trên hãy đi khám bác sĩ.

Nguồn: littlethings

Chủ đề chính: #đau_mắt_đỏ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn