Khoe Chamcon

Cách chữa sốt xuất huyết như thế nào?

Đăng 4 năm trước

Thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường như hiện nay là thời điểm vô cùng thích hợp để dịch bệnh hoành hành, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết. Vậy mẹ phải làm gì để điều trị sốt xuất huyết cho bé khi mà mắc phải?

 Sốt xuất huyết là gì ? 

 Sốt xuất huyết là tình trạng sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết đốt của trung gian muỗi vằn Aedes aegypti mang virus, với đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi, phát ban xuất huyết.Sau khi hút máu người mang bệnh từ 4-10 ngày, muỗi bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho đến hết đời sống của chúng. 

Chưa kể nó có khả năng di truyền lại cho thế hệ muỗi sau và tiếp tục lây lan bệnh trong cộng đồng.Do vậy, trong phòng sốt xuất huyết thì điều quan trọng nhất đó là ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của giống muỗi này trong môi trường bằng cách hạn chế ao tù, nước đọng trong nhà và tránh ẩm mốc, từ đó tiêu diệt điều kiện cho muỗi sinh sôi. 

 Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết 

 Sau thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày thì các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột bao gồm:

 Sốt cao, có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn 

  •  Đau đầu dữ dội 
  •  Đau phía sau mắt 
  •  Đau cơ và khớp 
  •  Cơ thể suy nhược 
  •  Ban đỏ lan rộng 
  •  Ăn mất ngon 
  •  Mệt mỏiBuồn nôn, ói mửa 
  •  Phát ban trên da, xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bắt đầu sốt 
  •  Xuất huyết nhẹ như chảy máu mũi, chảy máu nướu hoặc cơ thể dễ bầm tím 

Các triệu chứng này có thể giảm đi trong một khoảng 1 tuần nhưng cơ thể bé vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn trong vài tuần đó. Trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng ngay sau khi xuất hiện triệu chứng ban đầu.Tuy nhiên với trẻ nhỏ chưa bao giờ bị bệnh thì triệu chứng bệnh có thể nhẹ hơn so với người lớn hoặc người từng mắc. Thế nhưng điển hình chung nhất vẫn là tình trạng xuất huyết dưới da, đây là biểu hiện phản ánh rõ ràng nhất về mức độ bệnh nơi bé. Chưa kể da xuất huyết liên tục cũng có thể gây ra việc lượng tiểu cầu suy giảm trầm trọng, đó chính là lý do vì sao mà bé cần thường xuyên lên viện xét nghiệm máu trong suốt khoảng thời gian đầu bị bệnh. 

 Điều trị sốt xuất huyết 

 Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết thì mẹ nên đưa ngay bé đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để kiểm tra mức độ của bệnh cũng như có phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bé. 

Tuy nhiên với các trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc ở nhà thì mẹ nên lưu ý một số điểm sau để giúp bé chóng khỏe, phục hồi thể trạng:Dùng thuốc Paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt - không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng nên do cơ chế chống kết tập tiểu cầu của 2 thuốc này. 

Và việc sử dụng thuốc nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia y tế.Uống nhiều nước để tránh cơ thể sốt gây mất nước và các chất điện giải, đặc biệt đối với trẻ em nếu không bù đủ nước có thể dễ dẫn đến tình trạng co giật, hôn mê. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm bù chất điện giải như oresol cho bé.

 Bổ sung vitamin C thường xuyên cho bé là một trong những lời khuyên mà rất nhiều bác sĩ dặn các mẹ khi bé bị sốt xuất huyết. Bởi vitamin C là một chất vô cùng quan trọng tham gia quá trình tổng hợp collagen, duy trì mô liên kết, tăng sức bền thành mạch và ngăn ngừa xuất huyết, tăng sức đề kháng. Vì thế trong giai đoạn mạch máu của bé dễ bị tổn thương như thế này thì chuyện bổ sung vitamin C trong thực đơn hàng ngày luôn là cách bảo vệ con yêu hữu hiệu nhất. 

 Mẹ có thể mua các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi,...vắt nước cho bé yêu uống hàng ngày. Tuy nhiên việc pha chế những thực phẩm này cũng đòi hỏi mẹ phải rất lưu ý vì vitamin C là chất rất dễ bị oxy hóa khi để lâu ngoài môi trường, chưa kể việc cho quá nhiều gia vị để giảm độ chua cũng khiến việc hấp thu vitamin C của bé suy giảm.

Xem chi tiết: Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn