Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

Cách để xưng hô, chào hỏi đúng phép lịch sự khi ở trong nước và ra nước ngoài

Đăng 7 năm trước

Lời chào cao hơn mâm cỗ. Cho nên chúng ta cần phải học cách xưng hô, chào hỏi đúng phép lịch sự trong giao tiếp xã hội.

Lời chào cao hơn mâm cỗ. Cho nên chúng ta cần phải học cách xưng hô, chào hỏi cho đúng phép lịch sự trong giao tiếp xã hội. Trong thế giới rộng mở, chúng ta không chỉ học cách xưng hô, chào hỏi của đất nước mình mà còn còn phải học cả cách xưng hô, chào hỏi của nước bạn trên thế giới nữa, để khi ở đâu chúng ta cũng không trở thành người thô lỗ, thiếu tế nhị. Dưới đây, Ohay TV sẽ giới thiệu cách xưng hô, chào hỏi của người Việt và một số nước cho các bạn nhé.

1. Cách xưng, hô chào hỏi của người Việt

Ở Việt Nam, khi xưng hô, chào hỏi, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Tên của người Việt Nam thường gồm có 3 phần: họ, tên đệm, và tên gọi. Họ của người Việt Nam được sắp xếp đứng trước, sau đó đến tên đệm và tên gọi. 
  • Khi gọi tên một người với thái độ trân trọng, người Việt Nam thường gắn liền tên người được gọi với chức vụ, nghề nghiệp của người đó hoặc gắn liền tên với đại từ nhân xưng. Ví dụ: Chủ tịch A; Giám đốc B, Bác sĩ C. Hoặc: Ông A, Bà B, Anh C, Chị D, Em G, cháu H.....(Đây là điều khác biệt với văn hóa phương Tây, khi gọi tên một người với thái độ tôn trọng, người phương Tây thường gọi họ của người đó).
  • Phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng không đổi theo họ của chồng mà vẫn giữ họ tên của mình.
  • Việc gọi tên một cách trực tiếp không kèm theo đại từ nhân xưng chỉ được chấp nhận khi người nhiều tuổi gọi người người ít tuổi hơn mình, hoặc khi hai người là bạn bạn bè cùng tuổi. Việc người ít tuổi gọi người nhiều tuổi hơn mình bằng tên (không có đại từ nhân xưng đi kèm) được coi là hành động bất nhã, vô lễ, không được xã hội chấp nhận.
  • Lời chào của người Việt Nam cũng rất phong phú, đa dạng: Người nhỏ tuổi thường có nghĩa vụ phải chào người lớn tuổi trước. Các câu chào có thể là “anh/chị có khỏe không?”, “anh/chị đi đâu đấy?”, “anh/chị ăn cơm chưa?”...và không ai chờ đợi câu trả lời cụ thể. Đó chỉ là những câu chào xã giao, thể hiện sự quan tâm đến người khác theo truyền thống của người Việt. 
  • So với phương Tây, người Việt cũng ít nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi, người Việt Nam chỉ nở một nụ cười. Ở nông thôn Việt Nam, một người nếu nói quá nhiều lời cảm ơn trong giao tiếp sẽ có thể bị coi là khách sáo.

2. Cách xưng hô, chào hỏi ở Pháp

Trong xưng hô, chào hỏi ở Pháp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Theo nghi thức giao tiếp ở Pháp, chỉ được gọi bằng tên khi được phép gọi như thế. Nếu gọi bằng tiếng Pháp, hãy dùng cách gọi "vous" cho đến khi được đề nghị gọi là "tu".
  • Văn hóa kinh doanh Pháp đặc biệt nhấn mạnh đến thứ bậc, do vậy, phải chắc chắn rằng đã thuộc và gọi đúng danh hiệu của đối tác, ví dụ như "Tiến sĩ Ponson". Hơn nữa, trong nhiều văn phòng của Pháp, người ta không gọi nhau bằng tên. "Madame" là cách gọi lịch thiệp cho tất cả phụ nữ, còn "Monsieur" dành cho nam giới, kèm theo họ của người được gọi.
  • Người Pháp bắt tay nhau cả khi gặp mặt cũng như khi tạm biệt. Những bạn bè thân thiết hay họ hàng chào nhau bằng những nụ hôn vào hai bên má, một số người miền Nam còn thêm nụ hôn thứ ba. Nói chung, người Pháp thích bắt tay và bắt tay rất nhiều. Đôi khi nam giới Pháp còn thể hiện tình cảm bằng cách ôm hôn và vỗ vào nhau.

3. Cách xưng hô, chào hỏi ở Hàn Quốc

Khi xưng hô, chào hỏi ở Hàn Quốc bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong tên của người Hàn Quốc, họ đứng trước, tiếp theo là tên. 
  • Hầu hết người Hàn Quốc có hai tên, giống như Rod Tah Woo hoặc Kim Youn Sam. Trong văn hóa Hàn Quốc, việc sử dụng tên cá nhân hoặc tên thánh để gọi thường chỉ giới hạn trong những thành viên của cùng một gia đình hoặc rất thân. 
  • Những tước vị lịch sự xã giao ngày càng được sử dụng nhiều trong kinh doanh quốc tế nhưng nhìn chung vẫn có thể gọi một đồng nghiệp Hàn Quốc chỉ bằng họ của anh ta/cô ta.
  •  Những phụ nữ đã lập gia đình không lấy tên của chồng mình, do vậy bạn có thể nghe ai đó giới thiệu vợ của anh ta là bà Kim - tên thời con gái của bà ta.

4. Cách xưng hô, chào hỏi ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, bạn cần lưu ý một số điều trong xưng hô, chào hỏi sau đây:

  • Nên gọi điện thoại trước một cuộc gặp mặt hay tốt nhất là nhờ một người trung gian nếu hai bên chưa từng gặp mặt nhau.
  • Người Nhật coi trọng việc đúng giờ, vì vậy mỗi khi thu xếp các cuộc hẹn,bạn cần quan tâm đến những yếu tố có thể làm trễ hẹn. Nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn giờ hẹn gặp, nếu không người Nhật sẽ cảm thấy bạn thô lỗ, vô lễ. Nếu đến muộn mà không có cách nào xoay sở được, hãy họi lại báo trước giờ hẹn gặp.
  • Cách chào hỏi của người Nhật có sự phân biệt theo thời gian: sáng, trưa, chiều, tối không có đại từ nhân xưng kèm theo
  • Cúi chào là cả một nghệ thuật, khi cúi chào phải duỗi hai tay dọc thân đối với nam giới chắp hai tay ra phía trước đối với nữ giới, đầu và thân cúi thẳng xuống, mắt nhìn xuống sàn. Nếu chào một người có chức vụ tương đương, có thể cúi ngang mức ông ta chào, nếu người đó lớn tuổi hơn nên cúi sâu hơn một chút.
  • Người Nhật thường hay mỉm cười. Há hốc mồm bị coi là thô lỗ, vì vậy họ thường che miệng khi cười, khi biểu thị sự ngạc nhiên, hoặc ngờ vực
  • Tư thế ngồi cũng là một điều quan trọng trong việc gặp gỡ, tiếp xúc. Người trẻ tuổi nên ngồi với tay đặt lên đùi, đầu và vai hơi nghiêng về phía trước một chút để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi.

  • Đối tác người Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc. Đây không phải là biểu hiện của một cá tính yếu đuối mà vì họ xem đó là biểu thị của sự khôn ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác. Vì vậy, cần phải có thái độ ôn hòa, mềm mỏng khi làm việc với người Nhật, tránh thái độ bực dọc, nóng nảy. Điều này có thể làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

5. Cách xưng hô, chào hỏi ở Trung Quốc

Khi xưng hô, chào hỏi ở Trung Quốc bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Người Trung Quốc thường tự hào về khả năng kiềm chế cảm xúc của mình. Vì vậy, khi gặp đối tác Trung Quốc trong lần đầu, đừng lo lắng khi thấy họ chỉ cúi nhẹ hay gật đầu nhẹ mà không mỉm cười như các nước Châu Á khác.

Lúc mới đến hay ra về có thể bắt tay. Người Trung Quốc rất thích người nước ngoài chào bằng tiếng của họ. Có nhiều lời chào khác nhau, đơn giản nhất là Ni how (xin chào), hoặc Ni how ma? (ông có khỏe không). 

Trên đây là cách xưng hô, chào hỏi trong giao tiếp xã hội ở nước ta và một số nước bạn trên thế giới. Việc học tập những cách xưng hô, chào hỏi này là rất hữu ích nó giúp cho chúng ta chủ động hơn trong giao tiếp đối với người xung quanh, nhất là khi chúng ta sang các nước bạn.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại hoặc chia sẻ cho người khác bạn nhé!

XEM THÊM:

Chủ đề chính: #cách_xưng_hô

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn