Tạ Phương Linh

Cách học tập hiệu quả. Những điều có thể bạn chưa biết?

Đăng 4 năm trước

Thi học kì gần tới rồi =)) và còn biết bao kì thi khác chờ bạn phía trước nữa. Để vượt qua những kì thi này một cách không quá chật vật, các bạn hãy đọc bài viết sau đây của mình để biết thêm những tips đơn giản, nhỏ mà có võ nữa nha

1. Không thức khuya, thức trắng đêm 

việc thức khuya học đến 1-2h sáng, thậm chí là học xuyên đêm thường được các phụ huynh lấy làm tấm gương đưa ra dạy con mình. Nhưng các bạn chớ có thấy đó mà làm theo nha. 

Theo khoa học và rất nhiều nghiên cứu cụ thể rõ ràng khác, việc thức khuya hay thức trắng đêm qua nhiều ngày sẽ khiến não ngừng phát triển, không sản sinh thêm nơ ron thần kinh, thậm chí là phá hủy tế bào não. Các nhà khoa học đã có 1 thí nghiệm để chứng minh điều này: học đã chọc phá 1 con chuột mỗi khi nó định ngủ khiến nó mất ngủ liên tục trong 72 ngày. Cuối cùng, con chuột tuy không chết nhưng trở nên ngớ ngẩn đờ đẫn, 2 bán cầu não teo nhỏ và vĩnh viễn không sinh ra bất kì tế bào não hay nơ ron thần kinh nào nữa

Vì vậy, các bạn đừng thức khuya hoặc thức trắng đêm để học như lời bme dạy. Nó vừa có hại cho sức khỏe, có hại cho trí nhớ lâu dài của bạn mà còn không hiệu quả. Bạn có thể nhớ rất nhanh và rất rõ nếu như học thế trước kì thi, nhưng chỉ cần thi xong thì bạn sẽ quên hết, để đến lần thi tiếp theo lại học lại và nhiểu hơn, không tốt cho não chút nào đâu bạn nhé! 

2. Học vào những thời điểm thích hợp trong ngày 

Không thức đêm, vậy chúng ta học vào những thời gian nào trong ngày? Thì theo khoa học( cái gì cũng phải theo khoa học mới được nha), chúng ta nên học vào buổi sáng và buổi tối. Cụ thể: 

+ thời điểm vàng là 2-3 tiếng sau khi mới bắt đầu ngủ dậy. Lúc này đã qua 1 đêm ngủ đủ giấc, được tiếp năng lượng đầy đủ bằng việc ăn sáng( đừng bỏ bữa), và não cũng đã có thời gian tái tạo lập trình lại qua 1 đêm dài. Đây là khoảng thời gian não bạn tỉnh táo và minh mẫn nhất, hãy học những môn khoa học cần sự tư duy như toán lí hóa vào thời điểm này. bạn sẽ hiểu rất cặn kẽ tất cả những kiến thức đó nếu tập trung lắng nghe, và biến nó trở thành kiến thức lâu dài sau khi làm những bước ôn luyện tiếp theo 

+ thời điểm vàng thứ 2 là 15 phút trước khi ngủ. Nói chung, buổi tối bạn nên học các môn xã hội: văn sử địa công dân,.... nhưng 15 phút trước khi ngủ là khoảng thời gian vàng để bạn học thuộc. Nên nếu bạn có ý định giơ tay ngày mai môn gì, thì hãy ưu tiên học nó vào thời điểm vàng này, bạn sẽ thấy việc học thuộc chưa bao giờ là dễ đến thế =)) 

3. học lại kiến thức 3 lần sau khi học 

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: cần phải học lại mới có thể nhớ được kiến thức lâu dài. Đúng! nhưng học lại bao nhiêu lần mới là hợp lí? Và sau bao nhiêu ngày mới nên học lại? 

Có rất nhiều mốc thời gian được nhiều nhà khoa học lập ra, tôi đã thử qua rất nhiều cách và cuối cùng lựa chọn mốc thời gian của nhà thần kinh học Kabawasa. Đó là: 

1- 3- 7. sau khi học kiến thức 1 ngày, đọc lại

3 ngày sau, đọc lại 

7 ngày sau, đọc lại

Tùy vào sự kiên trì của bản thân các bạn để lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần. Nhưng chỉ cần thử làm quá trình này 1lần với 1 bài thôi, bạn sẽ thấy nhớ nó rõ hơn những bài khác như thế nào =)) Hãy thử và tự quyết định nhé 

4. Ghi những cảm nhận của mình ra giấy/ sổ

Mình nghĩ cái này sẽ có ích cho những bạn học xã hội( giống  mình). Theo khoa học( lại theo khoa học =)), não của chúng ta ghi nhớ kĩ hơn những sự việc được lặp lại nhiều lần hoặc những việc có ấn tượng sâu sắc. Đó là lí do vì sao việc học thuộc có hiệu quả. 

Tuy nhiên, học thuộc thì quá dài. Nếu muốn biến những gì bạn học thành kiến thức lâu dài thì bạn hãy áp dụng cách học "ghi nhớ bằng cảm xúc" :v. Mình chỉ tự đặt tên thế thôi, nhưng đây là 1 cách học khoa học 

Lấy ví dụ đơn giản: Nếu bảo bạn kể lại 1 câu chuyện đã xảy ra lâu rồi, có lẽ bạn sẽ không ngay lập tức nhớ ra. Nhưng chỉ cần nhắc cho bạn nhớ 1 sự kiện nhỏ nổi nên, giống như ghép 1 miếng ghép quan trọng vào bức ghép cho bạn, bạn sẽ bỗng nhiên nhớ ra và lần lượt nhớ ra mọi chuyện, kể cả chuyện nhỏ nhất. Như vậy, đó không phải là bạn quên đi, bạn không quên đi, nhưng những kiến thức đấy nằm đâu đó sâu trong những căn phòng của bộ não bạn. bạn chỉ cần biết cách mở khóa căn phòng, và thế là bạn sẽ có trong tay mênh mông kiến thức mà bạn tưởng bạn đã quên 

Quay trở lại vấn đề, vì vậy khi học, chắc chắn sẽ có những sự việc bạn cảm thấy bất ngờ vì bây giờ bạn mới biết, hoặc cảm thấy thích thú. Vậy ngay sau buổi học, hoặc ngay sau khi nghe,. lúc nào cũng được miễn là khi bạn vẫn còn cảm xúc ấn tượng với nó, hãy ghi ra giấy, vở, hoặc sổ, kèm theo sự cảm nhận của bạn. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng bạn sẽ không thể ngờ bạn nhớ nó lâu đến thế nào đâu. Như tất cả những kiến thức mình đang viết cho các bạn, đó đều là những kiến thức mình đã tích lũy được khi đọc sách, và đều là những kiến thức đã được mình ghi nhớ theo cách này. Rất lâu, rất hiệu quả mà chẳng cần lẩm nhẩm lì rì học thuộc đâu mọi người ạ 

5. Hãy output 

Và cuối cùng, 1 cách hiệu quả để học tốt nhớ lâu mà không tốn nhiều sức lực, đó là hãy output. Nghe output thì các bạn cũng hiểu rằng mình sẽ phải đẩy cái gì đó ra ngoài đúng ko? Đúng vậy, muốn nhớ lâu thì phải output, nghĩa là phải đấy những thông tin, những kiến thức bạn học ra ngoài

VD: giảng bài cho người khác là 1 cách output, khi bạn đưa thông tin ra ngoài, não của bạn cần sắp xếp lại kiến thức 1 cách cụ thể, gọn gàng, và dễ hiểu nhất để được output. Vì vậy nếu giảng bài cho người khác thường xuyên, não bạn sẽ phải thường xuyên sắp xếp, lâu dần những kiến thức ấy sẽ thành nếp, trở thành 1 giá sách riêng đã được sắp cẩn thận rõ ràng trong não bạn, chỉ cần dùng là lấy ra thôi, rất hiệu quả

Những hình thức output: giảng bài, nói chuyện, up lên MXH,....gì cũng được miễn là bạn truyền thông tin ra ngoài. 

Đó là tất cả những tips nhỏ và những kiến thức mình tích lũy được qua việc đọc nhiều sách. hãy follow mình nhé, bạn chắc chắn sẽ bổ sung thêm cho mình được nhiều kiến thức tổng hợp đấy. Chúc các bạn thi học kì tốt nha ^^ 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn