ThanhTam Viết lách là cách tôi lựa chọn như một thói quen để hâm nóng cuộc sống bớt lạnh lùng, vô cảm! Là cách để tôi được sống là chính mình!

Cách phân biệt nhạc Vàng, nhạc Đỏ, nhạc Sến, nhạc Xanh

Đăng 6 năm trước

Thế nào là nhạc Vàng, nhạc Sến, nhạc Đỏ, nhạc Xanh? Bạn thích nghe nhạc Vàng hơn hay nhạc Đỏ hơn?

Không âm nhạc, không cuộc sống!

Thế kỉ hội nhập, có quá nhiều sự lựa chon về âm nhạc, US-UK, K-P, C-P, J-P, kể cả nhạc Ấn Độ,...Đôi lúc bạn cũng lắng đọng với dòng nhạc Việt xưa cũ chứ nhỉ!

Bạn hay nghe mọi người dùng từ nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc sến, nhạc xanh... và chỉ biết gật gù nghe theo. Hay bạn nghe nhạc theo kiểu bài nào hay thì nghe thôi!

Hãy tìm hiểu một chút để có thể hiểu dòng nhạc bạn đang nghe nhé!

1. Nhạc vàng!

Nhạc Vàng hay còn gọi là nhạc 1954-1975 là dòng nhạc ra đời trong thập niên 1960, thuộc khu vực niềm Nam Việt Nam được các nhạc sĩ thuộc VNCH sáng tác với giai điệu trầm buồn đều ( Rumba, Bolero, Chachacha, ...) nói lên tâm trạng cá nhân rất gần gũi, để lại dấu ấn tâm trạng trong lòng người nghe. Nhạc Vàng được ca bằng giong thứ quãn âm trung!

Thưc chất Màu Vàng thể hiện sự sang trọng ý muốn nói giai điệu, ca từ của dòng nhạc này tuy gần gũi, dễ hiểu song rất sang trọng, lãng mạnĐa số các ca khúc nhạc vàng được phối nhạc rất Tây giai điệu rất cuốn hút, lên xuống và âm luyến tuy thích nghe song lối hát của một cài bài rất khó hát. Còn một dòng nhạc Vàng mang âm điệu của Thượng hải ( hoàng sắc âm nhạc) thập niên 1930, những ca khúc du nhập từ đây mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ủy mị, gợi dục và ham muốn tình yêu xác thịt. Phần đông nghệ sĩ biểu diễn dòng nhạc này là người miền Nam. 

Nhạc Vàng đã từng có thời gian bị cấm đoán khi xã hội có sự thay đổi sau thống nhất. Ở giai đoạn này hầu hết các băng catsset, hay tài liệu về dòng nhạc này đều bị hủy. Tuy nhiên vẫn không thể kèm lâu được nhu cầu giải trí của phần đông dân số với dòng nhạc này. Đến nay tuy không cấm toàn bộ, dòng nhạc này vẫn còn bị kiểm soát!

Sài Gòn đẹp lắm- Ngọc Lan

Những ca khúc nhạc vàng tiêu biểu: Sài Gòn đẹp lắm - Y Vân, Sài Gòn! Vĩnh Biệt!, Mưa trên biển vắng, Môi tím, Tuyết rơi,....

Các bài hát đang bị cấm: Rừng xưa ( Lam Phương), Chuyện buồn ngày Xuân( Lam Phương), Cánh thiệp đầu Xuân( Minh Kỳ- Lê Đinh), Con đường xưa em đi( Châu Kì- Hồ Đình Pương), Đừng gọi anh bằng chú( Anh Thy).

2. Nhạc "Sến". Nghe tên hổng sang!

Là dòng nhạc có tên gọi xuất phát từ từ "Marri Sến" rất phổ biến ở Sài Gòn những năm 50-60 của thế kỉ trước. Báo tuổi trẻ đã từng viết dòng nhạc này có tên từ một Minh tinh Áo Maria Schell. Thực ra hơn ai hết người Sài Gòn hiểu rõ cụm từ này. Marri Sến dùng chỉ những người giúp việc hay con sen được người miền bắc di cư mang vào. Nội dung dòng nhạc này gần như nhạc vàng, song ca từ rất dễ nhớ, giai điệu rất bằng phẳng, nhẹ nhàng dễ hát, dễ học.

Mái tranh nghèo

2. Nhạc đỏ hay còn gọi là nhạc khán chiến.

Là dòng nhạc được sáng tác ở miền Bắc trong chiến tranh Đông Đương với âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ kích thích tinh thân chiến đấu, giải phóng, đề cao tinh thân dân tộc, ca ngợi người lính cụ Hồ. Các bài hát nhạc đỏ gắng kết với từng thế hệ người Việt với dấu niềm đầy hào sản, yêu nước. Song màu Đỏ cũng là màu biểu trưng cho cách mạng. Nhạc đỏ có sức mạnh vực dậy tinh thân dân tộc sâu sắc. Một số bài hát còn mang âm điệu của Nga Xô Viết rất hay.

Dòng nhạc này rất phổ biến trong các thế hệ người Việt. Dòng nhạc này rất dễ nhận biết.

Các bài hát tiêu biểu: Tiến quân ca, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Đoàn vệ quốc binh, Dậy mà đi, Ca Chiu Sa,...

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

4. Nhạc xanh?

Hay còn gọi là nhạc trẻ của cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Đây là dòng nhạc mang đậm âm sắc du nhập. Các sáng tác của dòng nhạc này mang đậm âm hưởng của tango, chacha, twist, fox, thâm chí cả Disco, rock...

Nhạc xanh hay thời nay chúng ta gọi là nhạc trẻ đấy! Dòng nhạc của tuổi mới lớn, choai choai!

Mình yêu từ bao giờ- Miu Lê

Các nhạc sĩ tiêu biểu của dong nhạc này: Lê Hựu Hà, Đức Huy, Bảo Chấn...

Giờ thì chúng ta đã biết phân biệt các dòng nhạc rồi nhé!

Chủ đề chính: #âm_nhạc_việt_nam

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn