GiangIMGs Mình thường xuyên chia sẻ các bài viết về công nghệ mới, marketing, những điều thú vị...
Tự do tại TP. HCM

Cách sáng tác một bài hát cho trẻ em

Đăng 6 năm trước

Bạn đang có ý định sẽ sáng tác một bài hát chủ đề trẻ em nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Không cần phải là một người được đào tạo bài bản về âm nhạc, bạn vẫn có thể sáng tác được một bài hát để dành tặng cho những đứa trẻ của bạn. Hãy nắm vững 5 phần sau đây và bạn sẽ có tác phẩm đầu tay của mình.

Bạn sẽ cần:

  • Một chủ đề
  • Giai điệu
  • Một điệp khúc
  • Một số câu
  • Mục đích

1. Chủ đề bài hát

Bài hát của bạn sẽ viết về điều gì? Bạn và con bạn tìm thấy nguồn cảm hứng ở đâu? 

Sở thích của con bạn là gì? Đồ chơi xếp hình, búp bê, hay tô màu....

Thời gian nào trong năm: Tết, giáng sinh, hay nghỉ hè...

Những đứa trẻ đang học gì ở trường học? Không gian bên ngoài như thế nào, màu sắc, các bộ phận của cơ thể...

Bạn đang làm những gì để truyền cảm hứng cho chúng? Cách ăn mặc, đánh răng, chỉnh đốn lại giường mỗi tối trước khi ngủ.... 

Tất cả những thứ xung quanh bạn đều có thể được sử dụng để làm chủ đề cho bài hát. Hãy lựa chọn một thứ và bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.

2. Một giai điệu

Khi viết bài hát chỉ đơn giản là quà tặng, bạn nên sử dụng giai điệu các bài hát mà bạn đã biết. Những bài hát rất phổ biến như Ngày tết quê em, Ba ngọn nến lung linh, Cả nhà thương nhau... là những bài có giai điệu vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy giai điệu và thêm lời mà bạn viết vào.

Tất nhiên bạn vẫn có thể tự nghĩ ra một giai điệu của chính bạn, nhưng nếu bạn chưa biết về nhạc lý thì việc đó e sẽ hơi khó để nghĩ và ghi chép lại.

3. Điệp khúc

Đây là đoạn cuối của bài hát mà chúng ta thường hát lại khi kết thúc. Đoạn này chính là trọng tâm của bài hát, nó sẽ nói lên thông điệp của bài. Khi đến đoạn này, hãy chắc chắn bạn đã đưa được chủ đề chính của bài vào.

4. Một số câu

Những câu trọng tâm này sẽ giúp bạn giải thích chi tiết về chủ đề của bài hát, bạn có thể viết bao nhiêu tùy bạn, hãy cứ viết hết tất cả những ý bạn muốn diễn giải ra, sau đó mới chắt lọc, cắt nối lại sau. Có những nhạc sỹ đã viết hàng chục trang cho 1 bài hát, nhưng cuối cùng khi lên đĩa chỉ có vài câu.

Đảm bảo rằng tất cả các câu của bạn đang đi đúng chủ đề và đúng theo ý đồ vần điệu mà bạn đã định.

5. Mục đích

Bạn viết bài hát này để làm gì? Có thể bạn viết cho vui, hoặc để học một cái gì đó mới mẻ, hoặc chia sẻ kiến thức của bạn....

Tuy nhiên, lý do bạn viết nhạc cho trẻ em chắc hẳn là sẽ phục vụ cho một dịp đặc biệt nào đó phải không? Sinh nhật con bạn? Hay một ngày lễ kỷ niệm nào đó? Nếu có thể biểu diễn cùng con, hãy cho chúng tham gia cùng vào trong giai đoạn sáng tác, chúng sẽ rất hào hứng đấy.

Không có gì làm cho một buổi tiệc đặc biệt hơn một bài hát!

Bonus: Một số nguyên tắc cơ bản trong sáng tác lời nhạc. (Theo flypro.vn)

Một âm điệu hay, một nhịp điệu hấp dẫn chỉ là chuyện nhỏ. Lời Nhạc mới là chuyện lớn. Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú về cả ý tưởng và ngôn từ.  Một số nguyên tắc chung (rất hữu ích) khi đặt lời cho ca khúc của bạn. 

Nguyên tắc 1: Những chữ cùng dấu, ví dụ: cùng không có dấu, cùng dấu huyền, cùng dấu sắc, cùng dấu hỏi..v..v...nên đi với cùng một nốt (cùng cao độ), nếu cần phải thay đổi cao độ ta chỉ nên dùng Chuyển Động Bước Ngắn mà thôi.

Nguyên tắc 2: Những chữ có dấu sắc và có dấu ngã luôn luôn cao hơn những chữ không có dấu. Những chữ có dấu huyền và có dấu nặng luôn luôn thấp hơn những chữ không có dấu.

Nguyên tắc 3: Những chữ có dấu hỏi nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất thấp hơn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thứ nhất.

Nguyên tắc 4: Những chữ có dấu ngã nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất bằng hoặc cao hơn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thư nhất.

Lão Còi - Ohay TV

Tham khảo CBC.CA

Chủ đề chính: #cách_sáng_tác_nhạc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn