Woody Übermensch Mình thích thì mình viết thôi

Cách tạo ra bài thuyết trình khiến người nghe phải nhớ như in

Đăng 7 năm trước

Tìm hiểu 5 lý do vì sao chúng ta hay quên để tạo ra một bài thuyết trình ai cũng phải nhớ!

1. Để hiểu được cách tạo ra một bài thuyết trình đáng nhớ, trước tiên chúng ta phải hiểu được CÁCH BỘ NHỚ HOẠT ĐỘNG

2. Trí nhớ phụ thuộc vào cách chúng ta mã hóa thông tin

3. Nói cách khác: Học càng kỹ thì nhớ càng lâu

4. Vậy tạo sao chúng ta QUÊN?

5. Có 5 lý do khiến chúng ta quên bài thuyết trình

6. Lý do thứ nhất: Chúng ta thường quên vì ngay từ đầu chúng ta đã không chú ý đến nội dung

7. Nếu bạn bị yêu cầu vẽ một đồng xu dựa vào trí nhớ, liệu bạn có thể làm điều đó một cách chính xác?

8. Nếu bạn được hỏi biểu tượng nào nằm ở góc dưới bên phải điện thoại của bạn, liệu bạn có biết chắc?

9. Nếu bạn được hỏi đèn xanh hay đèn đỏ nằm phía trên cùng của đèn giao thông, bạn có thể trả lời chắc chắn?

10. Tại bất kỳ thời điểm nào, chúng ta chỉ chú ý tới MỘT PHẦN NHỎ của thế giới này. Và những người nghe bạn thuyết trình cũng y như vậy.

11. Bằng cách buộc họ chú ý tới những điều quan trọng, bạn sẽ giúp họ ghi nhớ.

12. Lý do thứ 2: Một vài thông tin thì quá tương tự với những thông tin khác

13. Bạn có biết được câu khẩu hiệu dưới đây là của UPS, FedEx hay DHL?

 ".......cung cấp các dịch vụ chuyển phát qua đêm đáng tin cậy nhất"

14. Vậy còn câu khẩu hiệu dưới đây là của Tylenol, Motrin hay Bayer? 

"........là sự lựa chọn đầu tiên của bác sĩ để giảm đau cho chính mình"

15. Trái ngược với niềm tin phổ biến, sự lặp lại không phải lúc nào cũng dẫn tới ghi nhớ tốt hơn.

16. Khi các ký ức cạnh tranh với nhau, có quá nhiều sự nhiễu loạn. Vì vậy chúng ta quên.

17. Hãy để thông tin quan trọng của bạn có sự khác biệt (tránh sự tương đồng)

18. Lý do thứ 3: Nội dung không được xử lý sâu

19. Nếu ai đó nói với bạn rằng thủ đô của Togo là Lomé, có lẽ bạn sẽ quên nó ngay tức thì.

20. Nhưng giả sử rằng tôi yêu cầu bạn tưởng tượng bạn đang viếng thăm thủ đô Lomé của Togo. Bạn găp một người tình khêu gợi, nguy hiểm và hoang dại cuốn bạn ra khỏi thực tại. Bạn làm tình điên cuồng trên bãi biển, máu chảy qua tĩnh mạch bạn. Bạn cảm nhận từng ngóc ngách của nơi đây. Có phải bây giờ Lomé đã trở nên khó quên hơn?

21. Đôi khi, chúng ta lo lắng quá nhiều về các đặc tính của slide (font chữ và hình ảnh) thay vì nội dung của slide.

22. Mới người nghe của bạn tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý thông tin bằng cách gợi lên các giác quan, đặt câu hỏi, khuyến khích thảo luận. Càng xử lý sâu, càng nhớ tốt.

23. Lý do thứ 4: Có quá nhiều sự hiểu biết về "thứ đó" hơn là "làm cách nào".

24. Quá nhiều những bài thuyết trình chỉ mang tính sự kiện và thiếu sự tham gia

25. Trong trường hợp nào bạn sẽ nhớ từ "cold" tốt hơn? Hot Cold hay Hot C_ _ _

26. Nội dung do người nghe tự tạo ra được ghi nhớ tốt hơn. Nhưng chúng ta có thường xuyên mới thính giả cùng tham gia sáng tạo nội dung không?

27. Trong bài thuyết trình dài một giờ, chúng ta có xu hướng đóng gói từng phút với thông tin một cách không khoan nhượng

28. Chúng ta thường quá mải mê với sự tỏa sáng của riêng mình mà không có thời gian cho những người khác sáng tạo nội dung của riêng họ trong bài thuyết trình

29. Những bài thuyết trình THỤ ĐỘNG là những bài thuyết trình dễ quên

30. Hãy nhớ rằng...

31. Nhà thực vật học biết về cây cối

32. Nhưng con ong biết về cái cây một cách trực tiếp

33. Cho người nghe trực tiếp trở thành một phần của trải nghiệm, và họ sẽ nhớ kỹ phần thuyết trình đó hơn những phần khác.

34. Lý do thứ 5: Danh sách các mục được trình bày thì quá cmn dài!

35. Bạn còn nhớ hình 2 của bài này là cái gì không?

36. Giữ nó ngắn

37. Vậy hãy dừng ở đây

38. Ồ khoan đã... Thủ đô của Togo là gì?

39. Tóm lại: để cho người nghe không quên được:

1. Thu hút sự chú ý tới những điều quan trọng.

2. Tạo sự khác biệt cho những mục quan trọng.

3. Tạo điều kiện cho người nghe tham gia vào việc xử lý sâu nội dung.

4. Mời họ trở thành một phần của trải nghiệm.

5. Giữ nó ngắn.

Tác giả: Carmen Simon

Biên dịch: Woody Übermensch - Ohay TV

*****************************

Các bài viết khác có thể bạn sẽ thích:

Chủ đề chính: #thuyết_trình

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn