Hoa Vien Yêu màu mây, màu violet. Thích mùa thu dịu ngọt. Ghét mùa hè nóng bỏng.

Cách từ chối tế nhị được lòng người nghe

Đăng 5 năm trước

Từ chối là một trong những cử chỉ giao tiếp khó nhất trong giao tiếp cổ kim bởi việc từ chối thường gây ra cảm giác thất vọng, buồn bã, thậm chí là giận dữ và đau khổ cho người nhận. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản để việc từ chối được nhẹ nhàng, lịch sự nhất, vừa hợp ý người nói vừa hài lòng người nghe.

1. Nói thẳng lí do của mình

Khi một ai đó rủ bạn làm gì, đi đâu nhưng bạn lại mắc bận việc riêng. Thì thay vì chịu đựng để làm vui lòng người đối diện thì bạn nãy nêu rõ nguyên nhân và lí do của mình để từ chối thẳng thắn. Chắc chắn sẽ không ai làm khó bạn đâu.

2. Đề xuất lựa chọn khác

Đây là cách dễ nhất để từ chối một cái gì đó. Hãy cho người đó một giải pháp thay thế, và để họ từ tìm cách giải quyết cho riêng mình.

3. Tỏ ra đồng cảm

Nếu bạn không thể giúp ai đó, hãy chỉ cho họ thấy bạn đã lắng nghe và hiểu những gì người đó chia sẻ. Bên cạnh đó hãy chia sẻ với người đó những khó khăn mà bạn gặp phải, như thế lời từ chối của bạn sẽ dễ được chấp nhận hơn.

4. Giải thích tình trạng mà bạn đang gặp phải

Đừng sợ rằng sự từ chối của bạn sẽ làm hỏng mối quan hệ. Thực tế là bạn từ chối giúp đỡ chỉ đơn giản là bạn không có cơ hội để giúp anh ta vào lúc này. Tất nhiên, điều quan trọng là thái độ của bạn phải thân thiện và vui vẻ thì sẽ tốt hơn

5. Giải thích lý do từ chối của bạn

Bạn không nên lúc nào cũng từ chối yêu cầu mà không giải thích lý do. Hãy nhớ rằng lời giải thích và lời xin lỗi dài dòng có thể phản tác dụng, khiến cho đối phương tiếp tục thúc ép và đặt câu hỏi cho quyết định của bạn. Đừng làm phức tạp tình hình, chỉ cần vui lòng nói không với một lời giải thích ngắn gọn (một câu) hoặc giải pháp thay thế.

6. Không phải lúc nào cũng gật đầu hay dang tay giúp đỡ

Hãy mạnh dạn nói từ chối nếu bản thân bạn không thích làm điều đó. Đặc biệt là đối với những người bạn không hề quen biết

7. Biến lời từ chối thành lời khen

Ví dụ: "Cảm ơn bạn đã tin tưởng tôi nhưng..." hoặc "Tôi rất vui vì bạn nghĩ về tôi trước nhưng...". Bạn có thể cho họ biết tầm quan trọng của lời đề nghị rồi sau đó hãy đưa ra ý kiến của bạn.

8. Đưa ra sự lựa chọn khác của bản thân

Khi bạn từ chối lời đề nghị của người khác để thực hiện sở thích và nhu cầu của bản thân thì không có gì sai trái và ngại ngùng cả.

9. Thể hiện thái độ nghiêm túc từ chối của bạn

Trường hợp này thường được áp dụng với người nhỏ tuổi hơn như em, con, cháu... Cách chúng ta nghiêm khắc dạy dỗ và từ chối mọi yêu cầu không đúng sẽ giúp bọn trẻ trưởng thành hơn

10. Đừng chờ đợi quá lâu để trả lời

Thật khó để nói không nhưng điều đó còn khó xử hơn khi bạn giả vờ đồng ý sau đó mới nói lời từ chối. Về lâu dài, một sự từ chối rõ ràng và vững chắc được chấp nhận nhiều hơn là tính nước đôi, thảo mai đấy. 

Từ chối không phải là một hành vi tiêu cực mà thực tế chỉ là cách giao tiếp cần thiết và có tác dụng vô cùng tích cực. Việc chúng ta biết cách từ chối tế nhị, hợp tình hợp lý sẽ đem lại những hiệu ích tốt đẹp như lòng tin, sự yên tâm, những cơ hội mới và gỡ bỏ những vướng mắc không phù hợp. 

Nguồn Brightside

Chủ đề chính: #kỹ_năng_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn