Hồ Huy Thích viết lách và trải nghiệm du lịch.

Cảm xúc Lệ Giang

Đăng 5 năm trước

Cảm xúc Lệ Giang ai từng đến, cảm xúc Lệ Giang ai từng đi? Đôi khi là tôi, có khi là bạn và bao người khác trở về từng biết, mình lạc lối Lệ Giang.

Đô thị cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn (大研古镇). Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².

Nó không có tường thành, với trung tâm là phố Bốn Phương. Nó nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên còn được gọi là “Venezia của phương Đông”. Lệ Giang có 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành. Những cây cầu được nhắc đến nhiều: Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ, được xây vào đời Minh và Thanh.

Hiện nay Lệ Giang có khoảng 30.000 dân với hơn 6200 hộ, chủ yếu là người Nạp Tây (hay Na-xi). 30% người dân vẫn làm nghề thủ công (đức đồng, chạm bạc, thuộc da và lông thú, dệt). Đô thị cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm. Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. Trước cửa các ngôi nhà người ta đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua.

Phủ họ Mộc vốn là nơi ở của thủ lĩnh thế tập Lệ Giang, được xây vào thời Nhà Nguyên. Sau khi được đại tu vào năm 1998, phủ họ Mộc trở thành Viện bảo tàng của đô thị cổ.Tương truyền về lý do thành cổ Lệ Giang không có tường thành như sau: Thủ lĩnh họ Mộc cho rằng nếu xây thành có nghĩa là tự giam mình vì chữ mộc (木) nếu đóng khung xung quanh sẽ thành chữ khốn (困), nghĩa là bị vây hãm, trói buộc, nên đã không xây thành xung quanh để bảo vệ.

Một phần ba thành phố cổ đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào tháng 2 năm 1996. Đô thị cổ Lệ Giang (bao gồm cả Đại Nghiên, Thúc Hà và Bạch Sa) đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1997. Du lịch nơi đây hiện nay rất phát triển. (wikipedia) 

Nói đến du lịch Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến Phượng Hoàng cổ trấn với những nếp nhà cổ có phần giống với Hội An, quyến rũ du khách bởi nét yên bình và trầm mặc. Vậy nhưng trong khi mọi người còn đang say sưa với Phượng Hoàng cổ trấn, thì ở Vân Nam cũng có cổ trấn xinh đẹp mang tên Lệ Giang.

Phạm Thị Trâm Anh một đôi chân ham đi của thế hệ 7x chia sẻ: Mình mò đến Lệ Giang lúc sáng sớm, cả thành còn đang ngủ say, vắng như một cõi mộng không người!Đến tầm 10h bắt đầu bạn sẽ nghe thấy những tiếng lộc cộc phát ra từ bánh xe Vali du lịch của du khách kéo trên nền đường lát đá. Thành cổ mới bắt đầu cựa mình thức dậy!Nào vươn vai một cái … ta đi lượn lờ phố cổ trong một buổi sáng mùa thu đẹp mơ màng!

Có rất nhiều điểm tham quan thú vị tại Lệ Giang như quảng trường Ngọc Hà, bánh xe nước lớn, đường Tứ Phương, cầu Đại Thạch, lầu Vạn Cổ, Mộc Phủ, công viên Đồi Sư Tử, Hắc Long Đàm… Đặc biệt là Ngọc Long Tuyết Sơn.Đây chính là danh thắng nổi bật nhất Lệ Giang, được mệnh danh là vùng đất thiêng liêng của người Nạp Tây. Đứng trước sự hùng vĩ của những khối núi đá cao trên 5.000 m tuyết phủ trắng xóa, con người dường như nhỏ bé vô cùng.

Ngoài ra, thung lũng Lam Nguyệt dưới chân Ngọc Long Tuyết Sơn cũng là điểm đến hứa hẹn với phong cảnh tuyệt đẹp của hồ nước xanh như ngọc bích. Bạn có thể lưu giữ kỷ niệm bằng những bức ảnh selfie tuyệt đẹp tại nơi này. Shangri-La chính là “thung lũng huyền thoại” được nhắc đến trong tác phẩm để đời của James Hilton – Lost Horizon (Đường chân trời đã mất)

Là một huyện phía Tây Bắc Vân Nam, Shangri-La là nơi sinh sống chủ yếu của một bộ phận người Tây Tạng. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên thanh bình, êm ả của những ngọn đồi xanh tươi, vẻ đẹp hùng vĩ của những dãy núi tuyết trắng trong không khí trong lành, mát mẻ.

Một số điểm tham quan nổi tiếng nhất Shangri-La là Dukezong cổ trấn, công viên Potatso, Đại Phật Tự (Guishan park), tu viện Songzanlin, Thạch Ca Tuyết Sơn, Khe Hổ Nhảy, Bạch Thủy Đài…Đô thị cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo dãy núi và dòng sông. Nhờ kết quả của sự hòa trộn nét văn hóa và sự phát triển của dân tộc Nạp Tây.

Kiến trúc những tòa nhà là sự kết hợp chặt chẽ kiến trúc của người Hán, Bai và Tây Tạng. Người Nạp Tây đã rất kỳ công để trang trí nhà cửa và phương tiện đi lại. Bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, hoa và cây cảnh được trồng rất nhiều trên đường phố.

Xung quanh thành phố có rất nhiều kênh đào dòng suối chảy qua khu vực dân cư. Bên bờ là những hàng liễu rủ dọc theo những con kênh đào. Thành phố có hàng cây 350 tuổi và những kiến trúc từ thời Minh. Hệ thống kênh đào chằng chịt này nên người ta gọi thành phố là “Venice” của phương Đông hay “Tô Châu” trên cao nguyên.

Lệ Giang mùa nào cũng đẹp, các bạn sắp xếp được thời gian vào thời điểm nào thì cứ đi luôn vào thời điểm đó. Còn với Phạm Thị Trâm Anh thì cho rằng: Khoảng tháng 4-5, thời điểm này vừa có nhiều loại hoa, vừa có tuyết trên núi. Thời điểm này khách nội địa Trung Quốc cũng không đi nhiều nên tương đối vắng vẻ. Khoảng tháng 10-11 (mùa thu), lúc này các loại cây cối đổi sang màu vàng và đỏ tạo thành một bức tranh nhiều màu rất đẹp.

Có một câu thành ngữ mà tôi tâm đắc: “Hãy trở về sau chuyến du lịch khác biệt hẳn so với lúc đi.” Khi đi du lịch, bạn sẽ sớm nhận ra những điều nhỏ nhoi hay to lớn, ý nghĩa, bạn thực sự sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và không chỉ vì đống hành lý kéo theo làm bạn mỏi nhừ cả lưng.Du lịch là cách tuyệt vời để xóa bỏ những điều nhỏ nhặt, không cần thiết trong cuộc đời mình, cả về thể chất lẫn tinh thần. May mắn là những kỷ niệm cũng không chiếm quá nhiều diện tích trong chiếc ba lô của bạn. Vậy hãy gói ghém nó để có những Trải nghiệm khác biệt trong đời.

“Một trong những lý do lạc lối ở Lệ Giang …Khi ánh chiều hắt những vệt sáng cuối cùng xuống nền đường lát đá ở Lệ Giang, là lúc những bản tình ca vang lên. 

Bạn sẽ nghe thấy trái tim đập lạc nhịp vì những anh nhạc sỹ đẹp trai lãng tử; con tim bạn nó sẽ ko còn của bạn nữa… khi chàng ngồi ôm guitar thả những nốt nhạc trữ tình trong một không gian đầy hương hoa và đậm màu hoài cổ! 

Mình không phải là dân học nhạc, trình cảm âm chỉ vừa bằng cảm xúc nên trái tim mình đành phải lơ lửng…Khi lững thững bước những bước ngắm hoàng hôn, thì cũng là lúc những nốt nhạc vang lên cuốn lấy không gian, giữ lại thời gian và mọi giác quan của ta đắm chìm trong bầu không gian lãng mạn ấy……Và tôi đã lạc mất mấy nhịp trái tim rồi!”

(Phạm Thị Trâm Anh) 

Lệ Giang không phải là một cảm xúc của bạn, của tôi và của bao người khác nữa. Trên thế giới này còn biết bao điều kỳ diệu chờ đón dấu chân và ghi lại cảm xúc của bạn. Dù gì chăng nữa thì Lệ Giang vẫn luôn mơ màng như cái tên của nó. Cảm xúc Lệ Giang, hoài cổ hay không thì bạn cần có một tình yêu.


Nguồn: Trải Nghiệm Khác Biệt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn