Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Cảm xúc tác động tới sức khỏe như thế nào?

Đăng 6 năm trước

Muốn có sức khỏe tốt và một đời sống lành mạnh, hãy biết nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cảm xúc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, bằng việc giải phóng các cảm xúc bị dồn nét và thay đổi tâm trạng từ tiêu cực sang tích cực, mỗi người hoàn toàn có thể tự phục hồi sức khỏe cho chính mình mà không cần đến gặp bác sĩ.

Bạn có thể cảm nhận được cảm xúc trong cơ thể dưới dạng các thay đổi về sinh lý, chẳng hạn, khi thấy xấu hổ, khuôn mặt sẽ đỏ ứng và tim đập nhanh hơn hay sợ hãi khiến cho bụng và các bó cơ bị căng ra để có các phản ứng tương ứng như chạy thoát thân hay tự vệ.

Ngoài ra, còn có một yếu tố thuộc về tinh thần khác xác định cách chúng ta thể hiện cảm xúc và lý giải cho hoàn cảnh. Ví dụ, nếu xe bất ngờ bị hỏng trên đường đi làm, bạn có thể cảm thấy thất vọng hoặc nhận ra rằng đã đến lúc cần xin nghỉ làm để đến trung tâm bảo dưỡng. Quyết định cách cảm nhận cảm xúc về mặt sinh lý học (physiological emotion) trong cơ thể là yếu tố tinh thần của mối liên hệ giữa thân – tâm (mind – body connection) mà sẽ xác định cách cảm xúc tác động tới cơ thể của bạn.

Cảm xúc tiêu cực tác động tới sức khỏe như thế nào?

Theo tiến sĩ Mercola “định nghĩa cổ điển về căng thẳng là mọi mối đe dọa có thật hoặc tưởng tượng và phản ứng của cơ thể đối với nó. Phản ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể có tác động đáng kể tới chức năng của hệ miễn dịch, các quá trình hóa học trong não, lượng đường trong máu, cân bằng các hormone và nhiều hơn nữa”.

Các nhà nghiên cứu ở Khoa tâm lý, Đại học Carnegie Mellon (Pittsburgh, Pennsylvania) cho biết “các nhân tố thuộc về tâm lý có thể tác động tới khả năng miễn dịch và các căn bệnh gián tiếp ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện ra một bằng chứng có giá trị rằng các yếu tố như căng thẳng, tác động tiêu cực (cảm xúc), trầm cảm lâm sàng (clinical depression), hỗ trợ xã hội (social support) và sự đàn áp/phủ nhận có thể ảnh hưởng tới cả các chỉ báo thuộc về tế bào và thể dịch [hệ bạch huyết – lympahtic fluid] của chức năng và tình trạng miễn dịch”.

Các cảm xúc tiêu cực có tác động rất lớn đối với hệ miễn dịch của cơ thể. “Ít nhất là trong trường hợp các căn bệnh có mức độ lây nhiễm ít nghiêm trọng hơn (cảm cúm, herpes). Chúng là bằng chứng chắc chắn và đầy thuyết phục cho các mối liên hệ giữa căng thẳng, cảm xúc tiêu cực và sự tấn công cũng như phát triển của bệnh tật”. Hay nói cách khác, nếu tâm trạng tiêu cực, cảm thấy buồn bã, giận dữ hoặc căng thẳng thì bạn có khả năng sẽ bị ốm, chẳng hạn như cúm.

Tác động của cảm xúc tích cực đối với sức khỏe

Khi cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, phấn khởi, hy vọng, được trân trọng, đánh giá cao hay được yêu thì các phản ứng của cơ thể được thể hiện thông qua việc giải phóng endorphine và oxytocin, thường được gọi là “cuddle hormone” hay còn gọi là “hormone âu yếm”. Chúng ta cảm thấy tốt khi có những cảm xúc này và muốn có chúng nhiều hơn nữa, giống y hệt như cảm giác thèm thuốc vậy.

Trong khi các cảm xúc tiêu cực sẽ bị mắc kẹt trong cơ thể thì cảm xúc tích cực lại giúp loại bỏ tác động của cảm xúc tiêu cực ra khỏi cơ thể. Chúng không bị “giam cầm” mà được tin rằng sẽ kích thích sự thay đổi trong các tế bào, đồng thời giúp cải thiện chức năng hoạt động bình thường của mỗi chúng ta.

Các nhà khoa học ở Đại học Michigan cho biết các cảm xúc tích cực (chẳng hạn như vui sướng, quan tâm và thỏa mãn) gia tăng các phản ứng hành động – suy nghĩ tạm thời của mỗi cá nhân, kết quả là có thể xây dựng nên những tài nguyên riêng bền vững phục vụ cho chức năng có tính di truyền của việc thúc đẩy sự sống.

Lý thuyết broaden-and-build được định nghĩa như là một mô hình giải thích các cơ chế đằng sau cảm xúc tích cực trong tinh thần và cơ thể, bao gồm các tác động, lý do xét theo thuyết tiến hóa và tại sao nghiên cứu chúng lại quan trọng đối với hạnh phúc con người.

Bằng cách nới rộng chuỗi suy nghĩ – hành động có tính tạm thời, cảm xúc tích cực sẽ giúp gia tăng niềm tin rằng cảm xúc tiêu cực sẽ tiến gần hơn với “thân – tâm” của chúng ta bằng cách phá hủy sự chuẩn bị về mặt tâm lý và thể chất hạn hẹp cho từng hành động cụ thể.  Quả thật, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng sự hài lòng và vui sướng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi hệ thống tuần hoàn sau khi trải qua các tác động của những cảm xúc tiêu cực.

Bí quyết duy trì cảm xúc tích cực để cải thiện sức khỏe

  • Nhận dạng cảm xúc tiêu cực trong cơ thể: Luyện tập khả năng tự nhận thức (self-awareness) quyền làm chủ (mastery) là điều cốt lõi. Chẳng hạn, khi nào bạn nhận thấy mình đang thất vọng và lúc đó, cơ thể của bạn có sự thay đổi như thế nào? Một khi nhận ra được những dấu hiệu biến chuyển trên cơ bắp và các bộ phận bên trong cơ thể thì bạn sẽ hiểu được cảm xúc của mình tốt hơn và sẵn sàng đối mặt với chúng.
  • Thay đổi cách thể hiện cảm xúc: Bằng cách thay đổi suy nghĩ từ “đây là điều đáng thất vọng” thành “đây chỉ là một thất bại nhỏ. Mọi thứ sẽ ổn”. Tiếp tục thư giãn cơ bắp trên bả vai và phần lưng trên bằng cách nâng và sau đó, thả lỏng vai của bạn. Nhiều người cảm thấy vai bị kéo căng đầu tiên nên khi cố gắng tìm hiểu cách mà cảm xúc tác động tới cơ thể thì hãy bắt đầu từ vai trước nhé.

Theo Powerofpositivity

Chủ đề chính: #cảm_xúc_tích_cực

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn