lucdiep

Cần làm gì khi áp lực việc học hành khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi?

Đăng 6 năm trước

Việc học tập luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi người.Học tập là để mở mang kiến thức nhằm áp dụng vào công việc, vào đời sống để con người có thể gây dựng sự nghiệp và cuộc sống của bản thân, đóng góp cho xã hội.Tuy nhiên, hiện nay việc học hành đôi khi còn quá tải đối với người học. Cần làm gì khi áp lực việc học hành khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi?

Cần làm gì khi áp lực việc học hành khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi?

Cần làm gì khi áp lực việc học hành khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi?

 Việc học tập luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi người.Học tập là đểmở mang kiến thức nhằm áp dụng vào công việc, vào đời sống để con người có thểgây dựng sự nghiệp và cuộc sống của bản thân, đóng góp cho xã hội.Tuy nhiên, hiện nay việc học hành đôi khi còn quá tải đối với người học.Nó đã gây ra nhữngáp lực không hề nhỏ cho họ, thậm chí còn dẫn đến một số hành động đáng tiếc.

 Vậy, cần làm gì để giảm bớt áp lực học hành? 

1. Sắp xếp thời gian học tập một cách hợp lý. 

 Cách để chúng ta có thể học tập một cách dễ dàng hơn chính là tạo lập một thờikhóa biểu hợp lý và khoa học.Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn lên đượckế hoạch phù hợp.Bạn nên sắp xếp xem hôm nay sẽ học môn gì, trong khoảng baolâu một cách cụ thể, tránh chồng chéo dẫn đến kiến thức bị trộn lẫn gây mệt mỏimà cũng không hiệu quả khi học.

 2. Không nên cố gắng học khi đã quá mệt mỏi và stress.  

 Khi sức khỏe không đủ đảm bảo cho việc học hay đầu óc không còn tỉnh táo đểtiếp tục dung nạp kiến thức thì hãy đi nghỉ ngơi ngay.Bạn không nên cố nhồi nhétkiến thức vào đầu khi đã quá buồn ngủ, mệt mỏi bởi như vậy nó sẽ càng kiến bạnbị căng thẳng hơn.Tốt nhất là ngủ một giấc để hôm sau thức dậy sẽ khoan khoáihơn và tỉnh táo để tiếp tục học tập.

 3. Nên tích lũy kiến thức dần dần trong quá trình học, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

 Nhiều người học hay còn chủ quan trong quá trình học, đợi đến lúc gần thi mới bắtđầu học tất cả các môn.Lúc này, lượng kiến thức dồn dập đến khiến trí não phảilàm việc với cường độ cao.Điều này thật không có ích chút nào, bạn có thể sẽ nhớhết tất cả hôm trước để hôm sau đi thi nhưng rồi thi xong sẽ lại chẳng nhớ gì nữacả.Nó sẽ gây mệt mỏi và càng khiến việc học áp lực hơn.Do vậy, phải tích lũy kiếnthức dần dần, mỗi ngày một chút, học theo từng ý chính, ví dụ như xây dựng môhình “cành cây” giống với nhiều người đang áp dụng hiện nay. 

4. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội sau giờ học. 

 Chúng ta không nên lúc nào cũng chỉ nhìn vào đống sách vở và quanh quẩn ở nhà.Để tránh gây áp lực cho việc học tập, bạn rất nên tham gia các hoạt động xãhội, vui chơi, giao lưu mỗi khi rảnh để giúp thư giãn và giảm bớt mọi căngthẳng.Các hoạt động có thể như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, gặp gỡ bạn bè, tham gia hoạt động từ thiện, hoạt động tập thể…Những hoạt động này không chỉgiúp bạn thoải mái hơn, lấy lại tinh thần và năng lượng học tập mà còn có thể mởra nhiều cơ hội giao lưu, tiếp thu thêm nhiều kiến thức thực tế hơn nữa.

 5. Ăn uống hợp lý, tập thể dục, ngủ đủ giấc mỗi ngày.   

 Áp lực học hành có thể khiến trí não không đủ tỉnh táo để tiếp tục công việc.Vìvậy, bạn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau, hoa quả có chứavitamin C và hạn chế uống café hay đồ uống có cồn.Thay vào đó là uống sữa hoặcnước ép hoa quả, nước gạo lứt…Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các thực phẩmchức năng hay thuốc bổ não. 

 Bên cạnh đó, bạn cần phải xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày để rèn luyệnthể chất nhằm có được một sức khỏe dẻo dai.Việc ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng làcách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng.

 Như vậy, khi đã có được một phương pháp học tập phù hợp và một lối sống lànhmạnh, bạn sẽ khiến việc học trở nên không còn áp lực nữa mà luôn sẵn sang traudồi kiến thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai. 

Tham gia các hoạt động giải trí

Rèn luyện thể chất thường xuyên

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn