Lê Tự Đức

Câu chuyện đằng sau cái chết của người sáng lập Victoria's Secret

Đăng 9 năm trước

Sự thật ít được biết về người sáng lập ra thương hiệu đồ lót hàng đầu thế giới Victoria's Secret

 Vào giữa thập niên 70, một người đàn ông có tên Roy Raymond đến tiệm tạp hóa để mua tặng cho vợ mình một bộ đồ lót. Thế nhưng việc này khiến ông cảm thấy khá khó chịu.

Tất cả những gì ông tìm thấy chỉ là những bộ đò lót xấu xí với vài họa tiết hình hoa chán ngắt. Chưa kể, những nữ nhân viên ở đây nhìn ông với ánh mắt miệt thị dành cho một kẻ biến thái.

Tuy nhiên, chuyến “phiêu lưu’ vào thế giới đồ lót phụ nữ của ông hoàn toàn không vô ích chút nào. Ngược lại, nó lại là nguồn cảm hứng cho việc ra đời của một trong những nhãn hiệu thời trang đồ lót nổi tiếng nhất thế giới hiện nay – Victoria’s Secret.

Câu chuyện đằng sau thương hiệu Victoria’s Secret

Sau vài chuyến đi mua đồ lót đầy gian nan như vậy, Raymond đã nhận ra một thực tế rằng có một khoảng cách rất lớn trong thị trường đồ lót phụ nữ. Ông cho rằng không có bất kì một nơi nào ở Mỹ dành cho đàn ông đến mua đồ lót mà không phải bị soi mói rằng có lệch lạc về tâm lý.

Raymond muốn thay đổi điều đó. Ông muốn lập ra một chuỗi các cửa hàng bán đồ lót sang trọng, nơi mà những người đàn ông có thể thoải mái đến mua sắm. Và đó là một ý tưởng tuyệt hảo lúc bấy giờ bởi vào thập niên 50 – 60, các thiết kế đồ lót không hướng đến sự sexy. Chúng được làm ra với mục tiệu là hợp túi tiền, tiện lợi và đáng tin cậy. Đồ lót gợi cảm là món hàng hiếm trên thị trường ở thời điểm đó.

Và Victoria’s Secret đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp đồ lót khi nó được khai sinh vào năm 1977 bởi Raymond.

Ông ấy đặt tên cho thương hiệu của mình là “Victoria’s Secret” vì có cả một ngụ ý đầy cảm hứng đằng sau câu chuyện kinh doanh của mình.

Như nhà báo Naomi Barr đã viết trên Huffington Post: “Anh ta chọn cái tên “Victoria” để gợi lên những hình ảnh tươi đẹp và đáng kính dưới triều đại đầy vinh quang của nữ hoàng tài đức vẹn toàn Victoria ở Anh. Có thể hiểu rằng đằng sau vẻ đẹp cuốn hút, “bí mật” đầy gợi cảm của Victoria đang được cất giấu.”

Mô tả hình ảnh

Ý tưởng của Raymond đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn (Nguồn: Google)

Do vậy, Victoria’s Secret luôn được hiểu là một của hàng trang nhã, nơi mà sự gợi cảm không đáng phải bị giấu giếm và đồ lót là một niềm vui thích của phụ nữ.

Ý tưởng của Raymond đã trở thành một cuộc cách mạng. Trong năm đầu ra mắt, Victoria’s Secret đã kiếm được 500.00 USD.

Kinh doanh: Thay đổi hoặc là chết

Thành công trong kinh doanh chính tìm ra được một lỗ hổng trong thị trường và khai thác nó một cách triệt để. Thành công bước đầu của Roy Raymond chính là do ông hiểu rõ được nguyên lý này. Tuy nhiên lịch sử cũng đã chứng minh rằng, một đế chế cho dù có hùng mạnh đến đâu cũng sẽ suy tàn nếu như không phát triển trên nền tảng của sự thành công trước đó, đồng thời không thích ứng kịp thời với những thay đổi mang tính thời cuộc. Để có được thuận lợi trong những năm đầu kinh doanh, một doanh nghiệp cần xác định hướng đi riêng cho mình. Tuy nhiên, để có thể tồn tại lâu dài, quá kiên định với hướng đi riêng sẽ giết chết chính doanh nghiệp của bạn.

Vào những năm 1980, Victoria’s Secret kiếm được hơn 4 triệu USD mỗi năm. Nhưng cùng thời điểm này, họ cũng đang trong tình trạng sắp phá sản. Có điều gì đó không ổn ở đây, nhưng Raymond lại không hề cảm thấy điều đó.

Cũng vào thời điểm này, một người đàn ông có tên Leslie Wexner lần đầu tiên ghé thăm cửa hàng Victoria’s Secret của Raymond. Wexner cũng là một doanh nhân trong lĩnh vực bán lẻ và ông nhanh chóng nhận ra những thiếu sót trong công việc kinh doanh của Raymond.

Ông nhận thấy Raymond chủ chú tâm hướng đến nhóm khách hàng là nam giới và đã đánh mất đi số lượng lớn khách hàng nữ giới trong ngành kinh doanh mà đúng ra là phục vụ cho phái đẹp.

Mặc dù sự thật là Victoria’s Secret ban đầu được thành lập để phục vụ những người đàn ông, nhưng Raymond đã thiếu tinh tế khi không nhận ra đây là một bất lợi cho công việc kinh doanh của ông trong dài hạn.

Wexner đã dự liệu được sự khó chịu của phụ nữ khi đến mua hàng ở Victoria’s Secret, nó giống như việc Raymond không hề vui vẻ khi đi mua đồ lót ở các của hàng tạp hóa. Nói cách khác, Raymond đã cho ra đời một ý tưởng tuyệt vời nhưng lại không biết cách phát triển nó. Tầm nhìn của ông không thể vượt qua được quan điểm cá nhân cứng nhắc của mình cũng như Raymond không hiểu được nhu cầu của khách hàng.

Cuối cùng, Wexner đã nhận ra được tiềm năng to lớn của Victoria’s Secret và quyết định mua nó từ tay của Raymond với giá 1 triệu USD vào năm 1982. Ông đã chiếm hữu lấy ý tưởng đột phá của Raymond và xây dựng nó thành một đế chế khổng lồ được yêu mến bởi cả đàn ông lẫn phụ nữ.

Wexner đã thay đổi toàn bộ các thiết kế, thuê những cô người mẫu gợi cảm đến quảng cáo nhằm gia tăng thêm khách hàng cho mình. Đồng thời, ông cũng tân trang lại các cửa hàng để chúng trông sáng sủa và hiện đại hơn. Từng bước, Wexner đã tạo ra một chuỗi hệ thống cửa hàng đồ lót mà nhừng người đàn ông luôn muốn ngắm nhìn và những người phụ nữ luôn muốn lui tới. Ông đã thành công rực rỡ trong ngành sản xuất đồ lót này.

Mô tả hình ảnh

Leslie Wexner đã có một tầm nhìn lớn hơn với Victoria’s Secret (Nguồn: Google)

Tới năm 1995, Victoria’s Secret đã đươc định giá vào khoảng 1,9 tỉ USD và xây dựng được 670 cửa hàng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Ngày nay, những cô người mẫu của Wexner đã biến Victoria Secret trở thành một thương hiệu toàn cầu. Và trong năm vừa qua, VS chính là cái tên nổi tiếng nhất trong các thương hiệu bán lẻ trên toàn thế giới. Vào ngày 8 tháng 12 vừa qua, sự thành công và lộng lẫy của Victoria's Secret một lần nữa đã được chứng mình trên sân khấu Victoria’s Secret Show tại thủ đô London, Anh.

Mô tả hình ảnh

Victoria’s Secret trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu (Nguồn: Google)

Và ở thời điểm hiện tại, tài sản của Wexner được ước tính vào khoảng 7 tỉ USD. Chắc có lẽ không cần phải nói thêm, quyết định mua lại công ty do Raymond sáng lập là quyết định sáng suốt nhất của ông đến thời điểm này.

Cái kết bi thương cho Roy Raymond

Sau khi bán công ty cho Wexner, Raymond bắt đầu chuyển sang kinh doanh trang phục trẻ em. Và công việc làm ăn của ông bị phá sản vào năm 1986. Không lâu sau đó, ông và vợ mình quyết định ly dị.

Kinh hoàng hơn, vào năm 1933, Roy Raymond đã kết thúc cuộc đợi của mình bằng việc gieo mình xuống vịnh San Fransico từ cầu Cổng Vàng, chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của con người đã khai sinh ra một thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

Mô tả hình ảnh

Roy Raymond không thể sống với ý tưởng của bản thân mình (Nguồn: Elitedaily)

Raymond đã có một ý tưởng thiên tài và bước đầu thành công với nó, nhưng ông không biết cách duy trì và phát triển nó, rồi quyết định từ bỏ đi “đứa con” của mình khi nó lâm vào khốn cùng để rồi sau đó nhìn thấy người khác thành công trên chính ý tưởng mà mình đã sản sinh ra.

Hay hiểu theo 1 cách khác, bạn đừng bao giờ từ bỏ một ý tưởng tốt ngay cả khi bạn gặp phải vô vàn khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp bạn đã từng thành công với ý tưởng đó. Trong tự nhiên cũng như thương trường, sự thích nghi với thời cuộc chính là chìa khóa cho sự tồn tại.

Chúng ta sẽ mãi không thể biết được chính xác nguyên nhân Raymond tìm đến cái chết. Tuy nhiên, sẽ không quá nếu nói rằng việc Raymond hối tiếc về Victoria’s Secret là một phần của nguyên nhân dẫn đến quyết định này.

Thật khó để nói rằng liệu Raymond có thay đổi quyết định dại dột của mình hay không nếu ông được sở hữu khối tái sản kếch xù từ Victoria’s Secret  vì đơn giản tiền không thể mua được hạnh phúc. Thế nhưng, việc từ bỏ đi giấc mơ của bản thân lại có thể giết chết một con người.

Đôi khi, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết chấp nhận thất bại để sống với ước mơ của mình hơn là từ bỏ nó để sống với sự hối tiếc trong suốt quảng đời còn lai của bản thân.


Lai Rai (Nguồn: Elitedaily)

Chủ đề chính: #Victoria's_Secret

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn