irenemh

Câu chuyện kì lạ về một bài hát giết người

Đăng 8 năm trước

Tại Vienna, một thiếu nữ đã dìm mình tự sát trong khi vẫn đang mang tai nghe bài hát. Tại Budapest, một người mua hàng tự sát và để lại thư tuyệt mệnh với nội d

Tại Vienna, một thiếu nữ đã dìm mình tự sát trong khi vẫn đang mang tai nghe bài hát. Tại Budapest, một người mua hàng tự sát và để lại thư tuyệt mệnh với nội dung là lời nhạc. Tại London, một người phụ nữ bị sốc thuốc khi đang nghe đi nghe lại bài hát này.

Mối liên kết giữa các vụ tự sát này bắt nguồn đều bắt nguồn từ một bài hát duy nhất có tên “Gloomy Sunday”, thậm chí nó còn có một nickname khá ấn tượng “Hungarian suicide song” – bài hát tự tử

Dĩ nhiên, đây có thể chỉ là một tin đồn, chỉ có duy nhất một điều chắc chắn là người soạn nhạc ông Rezso Seress đã tự vẫn và thành công của bản nhạc này có vẻ như cũng là một trong những nguyên do.

Tại sao bài hát này lại có thể gây nên cảm giác tìm đến cái chết đến như vậy? Không ai có thể lý giải được. Chúng ta có thể phân tích một số khía cạnh liên quan đến người nghệ sỹ.

Mô tả hình ảnh

Vào năm 1933, nghệ sỹ người Hungary gặp khốn khổ trong cuộc sống và cả trong con đường nghệ thuật của ông. Câu chuyện bắt đầu từ lúc ông bị người bạn gái bỏ, đứng trước cảm giác tuyệt vọng trong cuộc sống ông đã soạn nên giai điệu sau này đã trở thành bài “Gloomy Sunday”. Có nhiều tin đồn cho rằng khởi đầu của bài hát này là một bài thơ nhưng dù là gì thì lý do ông sáng tác cũng đã được khẳng định là có thật.

Tuy nhiên, vào khoảng thời gian đó, bài hát này chưa tạo được bất kì dấu ấn nào mãi cho đến 2 năm về sau, một bản thu âm lại bởi Pal Kalmar đã khởi lên một trận tự sát hàng loạt tại Hungary. Và bài hát bị cấm phát hành từ đó. Đây được cho là cuộc tự sát ghi dấu ấn cao nhất trong lịch sử.

Đây có thể đã trở thành một sức hút mạnh mẽ đối với các nhà sản xuất âm nhạc ở Mỹ và Anh những năm sau đó. Để rồi vào năm 1941 Billie Holiday thu âm phiên bản cuối cùng “Gloomy Sunday”. Tại Mỹ, hầu như không có một tin xác thực nào cho rằng bài hát bị cấm, trong khi đó vào những năm đầu 1940, đài BBC đã quyết định chỉ phát sóng bản nhạc dưới dạng giai điệu với lý do “ quá u ám”.

Sau thế chiến thứ II, ông sống sót và quay trở lại với việc sáng tác âm nhạc, tuy nhiên ông chưa bao giờ có thêm một bài hát nào vượt qua được “Gloomy Sunday”. Thực tế, sau khi bài hát được phát hành, ông có ý định muốn tái hợp lại với người bạn gái cũ, đáng tiếc thay ông nghe được tin rằng cô ấy đã uống thuộc độc tự vẫn và bên cạnh thi thể người ta tìm thấy một mảnh giấy ghi chép bản nhạc “Gloomy Sunday”. Dù điều này là đúng hay sai, ông cũng đã tìm đến cái chết bào năm 1968 bằng việc nhảy lầu.

Mô tả hình ảnh

Seress từng viết về bài “Gloomy Sunday” rằng: “ Tôi đã trút hết nỗi lòng của bàn thân về tất cả những điều tuyệt vọng tôi từng nếm trải vào trong bài hát, và có vẻ như những người khác cũng đã đồng cảm và tìm thấy nỗi đau của chính họ trong nó.”

Chủ đề chính: #vụ_án

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn