thaotran

Câu chuyện về 1 tên trộm: nỗi sợ và giận dữ

Đăng 7 năm trước

''Lòng dũng cảm là thứ giúp bạn chống lại, chế ngự nỗi sợ hãi, nhưng không thể loại trừ nó. - Mark Twain.

Hệ thống cảm xúc của chúng ta được hình thành trước rất lâu so với lí trí. Trong quá trình tiến hóa loài người đã tự hoàn thiện các cách phản ứng lại từng cảm xúc khác nhau, nhằm phù hợp với điều kiện sống. Nỗi sợ hãi, cũng như giận dữ được sinh ra như công cụ giúp chúng ta sinh tồn. Đó cũng là lý do cảm xúc luôn được kích hoạt nhanh hơn gấp 80.000 lần so với lí trí. Nó hoạt động như vậy là nhằm giúp chúng ta đối phó với những tình huống nguy cấp khi lý trí không thể giúp được gì nhiều. Tuy nhiên, món quà tự tạo hóa này đôi lúc phản tác dụng, gây rắc rối cho chúng ta. Cơ chế tự phòng vệ này đã hình thành phát triển và ăn sâu vào bộ não con người di truyền qua hàng triệu năm tiến hóa từ thời tổ tiên xưa kia.

Chuyện rằng có một tên trộm vặt sống cùng cô con gái của mình. Cô bé muốn cha mình sống đàng hoàng hơn và đã khuyên hắn cố gắng thay đổi. Thế rồi một ngày, cô bé đổ bệnh và cần phải được phẫu thuật mới qua khỏi. Người đàn ông đã từ bỏ trộm cắp nay phải liều lĩnh đưa ra quyết định sẽ làm một cú chót, trộm vừa đủ số tiền chữa bệnh cho con. Hắn ta để mắt đến một ngôi nhà chỉ có hai phụ nữ nọ. Hàng ngày, họ đi làm từ sáng và đến tối muộn mới về. Cho rằng đây là một phi vụ dễ ăn hắn quyết định lẻn vào đúng tầm giờ cầm chắc cả hai đã ra khỏi nhà. 

Nhưng không may cho tên trộm, hôm đó một trong hai cô bị ốm phải nằm nghỉ ở nhà. Hắn buộc phải trói và bịt mồm cô lại. Đang lúc vơ vét vài thứ thì cô gái kia cũng quay về lấy chiếc ô bỏ quên ở nhà. Hắn buộc phải trói nốt cô này, cô gái bảo không muốn bị bịt miệng vì sợ ngạt thở và hứa sẽ không la hét hay phát ra bất cứ âm thanh nào. Tên trộm nói sẽ không làm hại đến hai người và hắn chỉ muốn lấy một vài món đồ có giá trị mà thôi. Thế rồi đúng lúc hắn lấy xong đồ chuẩn bị rời khỏi, cô gái không bị bịt miệng bất ngờ hét lớn rằng cô sẽ báo lại với cảnh sát tống cổ ông ta vào tù. Lời nói này tác động đến tên trộm mạnh như búa bổ, một hình ảnh về nhà tù và đứa con gái chết vì không kịp được phẫu thuật hiện lên trong đầu hắn.

Cơn giận lập tức bốc lên bốc lên, tên trộm nhặt chai rượu gần đó đánh luôn vào đầu cô gái khiến cô chết ngay tại chỗ. Nhìn thấy gương mặt sợ hãi, tuyệt vọng của cô gái còn lại hắn bèn nhặt một cái chai khác giết nốt. Vậy là từ một tên trộm vặt chỉ định lấy vừa đủ số tiền cho con gái chữa bệnh, hẳn ta trở thành một kẻ sát nhân chỉ trong có 3 phút. Rõ ràng tên trộm đã rơi vào trạng thái gọi là ''Bị cảm xúc chế ngự.''

Có rất nhiều trường hợp có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái như thế. Phim ảnh cũng được đề cập đến vấn đề này, một nạn nhân bị hăm dọa quá sức chịu đựng rất dễ quay ngược trở lại giết chết kẻ đã thù ác với mình. Trên thực tế, chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài học từ câu chuyện này. Thứ nhất không bao giờ dồn bất cứ ai vào thế chân tường - đừng bao giờ dồn ép, gài bẫy họ. Nên nhớ cho dù chỉ là một con chuột nhắt thì khi bạn tóm, nó cũng có thể trả đũa bằng cách cắn rách da bạn.

Thứ hai không nên để tức nước vỡ bờ. Một khi bờ đã vỡ thì chúng ta không thể nào lường trước được một chuyện khủng khiếp gì có thể xảy ra. Trong chiến tranh người ta gọi đây là chính sách ''miệng hố''! Hãy luôn ghi nhớ điều này khi phải đối mặt với môi trường hợp khó khăn.

Cuối cùng, khi đối phó với trường hợp như vậy, phải chừa cho đối phương một ''lối thoát''. Đừng bao giờ tìm cách dồn ép họ. Hãy để cho họ giữ được thể diện. Giúp họ thoát khỏi vấn đề một cách tế nhị. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để bạn giữ mối quan hệ ở nhà, công ty và cả ở những nơi công cộng.

Chủ đề chính: #cảm_xúc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn