Yoon Có chút ngu siiii

Cha mẹ hãy thuộc lòng 7 nguyên tắc này đểgiúp trẻ phòng tránh và ứng phó với bạo lực

Đăng 5 năm trước

Bạo lực học đường luôn là vấn đề được quan tâm bởi ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Độ tuổi đến trường chính là giai đoạn hoàn thiện nhân cách của trẻ, mà nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường và rất nhiều yếu tố khác nữa. Bởi vậy, đừng chỉ nên kỳ vọng vào nhà trường, vào các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Gia đình hãy chủ động phối hợp cùng nhà trường, hãy chủ động trang bị cho con em mình những kiến thức cần thiết để luôn tự tin, tự chủ và có thể phòng tránh.

Theo chuyên gia tâm lý TS. Vũ Thu Hương, có 7 nguyên tắc cơ bản cha mẹ cần trang bị để giúp trẻ tự tin, tự chủ phòng tránh và ứng phó với các tình huống bạo lực học đường. 

Nguyên tắc số 1: Hãy cho con thử nghiệm được tức giận

Nghe có vẻ ngược nhưng lại hoàn toàn rất hiệu quả. Đặc biệt là những trẻ quá hiền, không biết phản kháng trước các tình huống bị trêu ghẹo. 

Hãy để cho con tức giận, bùng phát khi quá sức chịu được. Chỉ khi con tự thấy nếu mình biết vùng lên, thể hiện sự phản kháng và mọi sự trêu chọc chấm dứt, con sẽ biết cần phải làm gì khi bị bắt nạt. 

Nguyên tắc số 2: Không bao giờ bạo lực trước mặt con, bạo lực với con

Xu hướng bạo lực của trẻ cũng có thể do bị ảnh hưởng từ môi trường sống trong gia đình. Nếu con thường xuyên chứng kiến bạo lực, rất có khả năng con sẽ tái diễn hành động đó với một người khác. Nếu cha mẹ bạo lực với con, có khả năng con sẽ bị lì đòn, chịu đựng. 

Khi ra ngoài bị bạo lực, con cũng âm thầm chịu đựng. Như vậy quả là điều tồi tệ. 

Nguyên tắc số 3: Phạt nghiêm nếu con trêu trọc, làm phiền người khác.

Trêu chọc, làm phiền người khác có thể coi là hành vi quấy rối, được xếp vào một dạng bạo lực. Và nhiều khi hành vi trêu chọc, làm phiền người khác chính là nguyên nhân khiến một vụ bạo lực  xảy ra. 

Hãy dạy cho con biết rằng việc trêu chọc và làm phiền người khác là sai trái, không nên và dập tắt, xử lý nghiêm hành vi này của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trang bị cho con cả những kiến thức pháp luật để trẻ có thể hình dung mức độ và những hình phạt trong các trường hợp bạo lực xảy ra. 

Nguyên tắc số 4: Hãy làm bạn với con để biết hết mọi việc

Cũng như người lớn, trẻ thường hay tâm sự, chia sẻ mọi chuyện với những người bạn. Việc trở thành bạn của con sẽ khiến con tin tưởng và kể với cha mẹ mọi chuyện. Từ đó, cha mẹ có thể nắm bắt và kiểm soát mọi chuyện để có thể xử lý kịp thời. Tránh những hậu quả đáng tiếc. 

Nguyên tắc số 5: Không để con cô độc, hãy dạy con kết bạn.

Trẻ ở trường nếu chỉ lủi thủi một mình sẽ rất dễ trở thành tâm điểm của nhóm thích bắt nạt. Bởi vậy, cha mẹ cần dạy con cách kết bạn, đặc biệt với các con nhút nhát, rụt rè. 

Có bạn không chỉ giúp trẻ tự tin, hoạt bát hơn mà hơn thế nữa, bạn bè còn có thể bảo vệ con, là cầu nối giúp nhà trường, bố mẹ nắm được tình hình của con khi có bất cứ tình huống nào xảy ra 

Nguyên tắc số 6: Khi con bị tẩy chay, bắt nạt hãy cổ vũ con tự xử lý

Trong trường hợp con bị tẩy chay, bắt nạt cha mẹ không nên vội vàng chạy tới trường để mách thầy cô hay xử lý giúp con. Thay vào đó, hãy cùng con thảo luận tìm cách giải quyết, đối phó và cổ vũ con tự xử lý, còn mình có thể âm thầm theo dõi, hỗ trợ phía sau.  

Việc này sẽ khiến trẻ mạnh mẽ và tự lập hơn. Và dần dần, con sẽ biết cách xử lý các tình huống khác nữa. 

Nguyên tắc số 7: Dạy con ứng phó khi bị bạo hành

Bố mẹ có thể tưởng tượng ra các tình huống khác nhau và bảo con, thảo luận cùng con nghĩ cách ứng phó. Điều này sẽ giúp con không bị bất ngờ, thụ động khi gặp phải các tình huống cụ thể. Đồng thời cha mẹ cũng sẽ định hướng, điều chỉnh hành vi cho con, giúp con xử lý, ứng phó một cách đúng đắn.

Chủ đề chính: #cách_dạy_con

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn