Khánh Lâm

Chế Mân - Huyền Trân: Chuyện Tình Lịch Sử.

Đăng 4 năm trước

Chuyện tình của vua chúa giữa các quốc gia khác nhau trước nay vẫn đượm màu chính trị. Đã hơn 700 năm trôi qua mà bức màn bí mật về câu chuyện tình lịch sử của Chế Mân Chiêm quốc và Huyền Trân công chúa vẫn còn phủ kín trong những bức màn bí mật.

Sự thật đó đã theo những nhân vật chính xuống nơi suối vàng. Du khách đến Bình Định ngày nay, lặng nhìn những đền tháp cổ kính, u tịch trong nắng chiều, bồi hồi nhớ về Chế Mân, vị Vua tài giỏi của Chiêm quốc và Huyền Trân công chúa, cành vàng lá ngọc của Đại Việt.


Chăm Pa và Đại Việt trải qua nhiều năm chinh chiến liên miên, hao người tốn của đôi bên mà không đến hồi kết. Sau nhiều trận giao tranh bất phân thắng bại thì mối lương duyên giữa ông vua bà chúa là cái kết hòa hữu. Mối lương duyên ấy đã kết thúc cuộc chiến tranh vô nghĩa, lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng về phía Nam. Quả thật “Anh hùng khó qua ải mĩ nhân” không sai bao giờ.


Ngày nay, về với vùng đất Bình Định, cố đô Chămpa xưa, nghe câu chuyện huyền tích Thành Đồ Bàn,Tháp Cánh Tiên, mối tình của nàng công chúa Đại Việt với vị vua Chăm Pa còn vang vọng. Trong những buổi chiều tà ngả bóng, một chút nắng còn hắt trên những tháp Chàm đã phủ rêu phong, người đời kể cho nhau nghe về những câu chuyện tình buồn mang theo cả linh hồn dân tộc.


Người Việt và Người Chăm bây giờ đã chung sống như hai người anh em ruột thịt, thấu hiểu được nỗi đau, san sẻ cuộc sống chung trên lãnh thổ Việt Nam.


Những ngôi tháp Chăm cổ kính, sừng sững trước thử thách của thời gian là minh chứng cho sự phát triển triển trường tồn của một dân tộc đã đi lên từ đau thường và mát mất, hòa chung làm một.


Người Chăm Pa có mặt từ rất sớm trên dải đất hình chữ S, khi mà Đại Việt của chúng ta còn là những mảnh ghép chưa hoàn chỉnh. 


Chăm Pa là tên của một loài hoa thuộc chi hoa đại, người Việt gọi là hoa sứ, hoa Chăm pa có nhiều loại từ hồng đỏ, trắng, mọc nhiều ở dọc biển Miền Trung, đồng thời loài hoa này là quốc hoa của Chăm pa.


Người Chăm rất coi trọng giai cấp xã hội, những người thuộc giai cấp vương tôn, đặc biệt là giới vương tôn nữ phái, chỉ lập gia đình với những dòng vương tôn với nhau. Những cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối không bao giờ diễn ra và ít có những cuộc hôn nhân dị chủng, dị giáo. Phụ nữ quý tộc Chăm chỉ chọn chồng cùng đẳng cấp, cung phi của các vua Chăm đều xuất thân từ các gia đình danh gia vọng tộc. Khi một vua Chăm cưới người vợ ngoại quốc thì đó cũng phải là các công chúa, kiều nữ của vương tôn, quý tộc.


Người Chămpa theo chế độ mẫu hệ nhưng lại phụ quyền. Phụ nữ sẽ là người lo tất cả các công việc trong gia đình: Nuôi dạy con cái, định hướng tương lai cho con, chọn chồng cho con gái, đứng ra cưới hỏi cho con trai, giữ gìn hương hỏa cho bàn thờ ông bà tổ tiên.


Người Chăm phát triển cực thịnh hằng trăm năm như thế, họ khẳng định tên tuổi mình bằng những công trình kiến trúc đền tháp với kĩ thuật xây dựng tinh tế đến nỗi ngày nay vẫn còn nhiều bí ẩn kiến trúc và kỹ thuật làm gốm của người Chăm cũng đạt đến trình độ tinh xảo xếp vào hàng đầu thế giới. 


Các Hoàng đế Việt rất thích những vũ nữ Apsara với bộ thân hình hình nảy nở, bộ ngực căng mọng, làn da bánh mật, đôi mắt to tròn sâu thẳm. Người Chăm xây dựng đền tháp giỏi nên thường được mời trong những kiến trúc cung điện của người Việt, vua Trần Nhân Tông còn sang Chăm chơi hẳn 9 tháng mới về, dẫn đến cuộc hôn nhân của vua Chế Mân và Huyền Trân công chúa. Về sau, âm nhạc và ẩm thực của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của người Chăm rất nhiều. Như nước mắm nhĩ là của người Chăm. 


Người Việt trong lịch sử chưa bao giờ có ý định xóa sổ người Chăm. Nhưng sự mẫu thuẫn dẫn đến các cuộc chiến. mà đã chiến thì có người chiến thắng kẻ chiến bại âu cũng là số phận.


Giai thoại về thiên tình sử của Chế Mân và Huyền Trân công chúa.

Hiện nay, dân tộc Chăm đã là một trong 54 dân tộc sống chung trên lãnh thổ Việt Nam. Gia tài vô cùng quý giá mà dân tộc Chăm để lại cho Việt Nam đặc biệt là hệ thống đền, tháp được xếp vào bậc tinh xảo trong các công trình cổ, có giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Ngoài ra, những câu chuyện huyền bí về các vị vua, những trang lịch sử vẻ vang bên cạnh những trang tình sử lãng mạn nhưng không kém phần hào hùng và bi thương.


Phụ nữ Việt với khuôn mặt phúc hậu, vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm luôn thu hút đàn ông Chăm. Trong các cuộc chiến tranh với Đại Việt, đặc biệt người Chăm không chiếm đất. Họ chỉ giành chiến lợi phẩm mang về là phụ nữ và của cải.


Trong lịch sử tiến đánh Đại Việt, Chế Bồng Nga đã chiếm kinh thành Thăng Long, khiến vua tôi nhà Trần bao phiên khiếp vía, ôm của cải bỏ thành mà chạy. Vua Chăm Pa vẫn không cướp thành mà chỉ mang về phụ nữ rồi rời bỏ thành. Có những người phụ nữ bị cưỡng ép về làm vợ người Chăm, nhiều trong số họ cũng thật sự hạnh phúc.


Cho tới bây giờ câu chuyện tình lưu truyền hậu thế là cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân, hai conngười thuộc hai dòng dõi khác nhau, đại diện quyền lực của hai vương triều. Đó là cuộc hôn nhân đẫm mùi chính trị, bởi họ luôn bị đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, còn hạnh phúc cá nhân phải hi sinh. 


Câu chuyện tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế liệu rằng họ có thật sự hạnh phúc?


Đến với Thành Đồ Bàn, Kinh đô của người Chăm từ thế kỉ XI tới thế kỉ XV, bên cạnh là Tháp Cánh Tiên như một nàng tiên tung cánh lao vút lên trời xanh. Đặc biệt  tháp này các cột ốp tường bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn và dây xoắn. Một trong những lối kiến trúc ít thấy trong nghệ thuật xây dựng đền tháp của người Chăm. Đây là món quà vua Chế Mân dành tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân công chúa – người con gái Việt cao quý. Kiến trúc tháp Cánh Tiên vì vậy mà ít bị chi phối bởi lối kiến trúc cổ, nó nghiên về kiến trúc cung điện -  thanh thoát, mềm mại như vị công chúa cành vàng lá ngọc của Đại Việt.


Để kết thúc cuộc chiến tranh liên miên của Chăm - Việt kéo dài hơn 30 năm, gây ra bao nhiêu cảnh tang thương, dân chúng cả đôi bên chìm ngập trong cảnh binh đao... không biết bao giờ đến hồi kết. Vào năm 1301 Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã có một chuyến du ngoạn sang Chiêm Quốc với mục đích xây dựng lại mối ban giao của của hai nước, cũng như thắt chặt thêm tình đồng minh cùng chống quân Nguyên Mông do tướng Toa Đô chỉ huy đã tràn vào nước ta đánh giết và cướp bóc. Nhiều vùng đất của người Chăm lẫn người Việt bị chiếm đóng, thì sự liên kết của hai dân tộc trên cùng một dải đất là vô cùng cần thiết. Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi du hành tới Chăm Pa được vua Chế Mân tiếp đãi rất nồng hậu, ân cần và hết sức chân thành. Chính vì sự chân thành của vua Chăm mà Thái Thượng Hoàng đã đi khắp đó đây trên đất nước Chiêm Thành đến 9 tháng. Du ngoạn cảnh sắc và cùng bàn luận Phật Pháp. Chưa có một cuộc thăm giao nào lâu đến vậy trong lịch sử. Để đáp lễ  Thái Thượng Hoàng đã hứa gả công chúa Huyền Trân con mình cho vua Chế Mân, triều thần nhiều người đã phản đối kịch kiệt, cho rằng vua Chăm không xứng với công chúa Đại Việt. Ngoại tộc, man di, mọi rợ,..


Nói về vua Chế Mân ( Tên dịch sang Tiếng Việt) ông là người có tài thao lược xuất chúng , anh hùng vĩ đại của người Chăm Pa . Năm 1282 ông đã đánh thắng 500.000 quân Mông Cổ do Hốt Tất Liệt sang đánh Chiêm Thành. Ông đích thân chỉ huy trận đánh chỉ với 20.000 quân, với sự yểm trợ của Đại Việt.


Chế Mân là vị Vua hào hoa và đa tình, phong trần với màu da nâu sạm, dũng mãnh trên lưng ngựa, gắn bó nhiều năm chinh chiến trên chiến trường, là vị vua đi đến đâu là mang thắng lợi đến đấy. Chế mân là niềm tự hào của người Chăm - Người có công rất lớn trong việc xây dựng nước Chăm Pa trở nên hùng mạnh , thời rực rỡ huy hoàng nhất của Chăm pa trên Thành Đồ Bàn, đất Bình Định ngày nay.


Chính vì ngưỡng mộ về đức độ và tài ba của Chế Mân, cùng thành ý dâng hai Châu là Châu Ô và Châu Rí ( Khu vực từ đèo Hải Vân cho đến Bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ. Năm 1305 vua Chế Mân sai sứ Chế Bồng Đài cùng hơn 100 người, đem vàng bạc, châu báu cùng với những cống sản sang làm sính lễ sang dặm hỏi, ngõ ý về lời hứa của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi thảo luận cùng với triều thần đến tháng 6 năm Bính Ngọ 1306 Huyền Trân công chúa được chọn lên thuyền sang Chiêm Quốc nên duyên  cùng với vua Chế Mân Chiêm quốc.


Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông và Hoàng Hậu Thiên Cảm. Từ nhỏ nàng đã được giáo huấn theo giao lý của hoàng gia, ngoài thấm nhuần văn hóa bản địa lại tiếp cận ngôn ngữ, tập quán của đất nước Chiêm Thành, cho nên vua Chế Mân có ấn tượng sâu đậm với nàng, trong cuộc hôn nhân này có thể thấy vua Chế Mân không hề tiếc bất kì lễ vật nào với nhà Trần.


Ngày cưới, nhà Trần quan văn võ tiễn đưa tiễn Huyền Trân cả hơn 1000 người. Dân chúng đi tiễn đông nghẹt, tiếc thương nàng công chúa Đại Việt lấy người dân tộc khác được cho là man di, mọi rợ. Nhưng nàng nhận thức được rằng đó là lợi ích của dân tộc, chấm dứt chiến tranh, hòa bình cho cả hai dân tộc nên nàng sãn sàng. Huyền Trânrạng ngời trong ngày cưới, mặc ngoài kia bao nhiêu lời xì xầm, bàn tán. Cho đến nay, người đời sau vẫn nhớ Huyền Trân Công Chúa đã có công mở mang bờ cõi của Đại Việt về phía Nam.


Hôn lễ của Huyền Trân và Chế Mân được tổ chức rất linh đình tại Chiêm Quốc. Nhà Vua ra tận cửa biển đón Huyền Trân Công Chúa. Chế Mân mặc áo bào trắng, quần che cũng màu trắng, ngoài khoác áo giáp đan bằng sợi vàng, chân mang hia đen thêu chim thần Garuda, ngang ngực thắt đai ngọc, lủng lẳng bên hông thanh bảo kiếm khắc hình đầu thần Ganesa đầu voi mình người, vỏ kiếm bằng vàng, chuôi kiếm bằng ngà voi, nạm hồng ngọc, đầu đội mũ bằng vàng, chóp nhọn, trên đỉnh nạm một viên ngọc quý to bằng trứng chim sẻ luôn tỏa ánh sáng 7 màu.


Tiệc tùng được tổ chức tưng bừng trong 07 ngày đêm, Huyền Trân Công Chúa được phong là Hoàng Hậu Paramecvari. 

Làm hoàng hậu chưa được 1 năm ( 11 tháng ). đã phải chịu cảnh góa bụa khi vua Chế Mân đột ngột qua đời, khi đang tắm nắng ngoài vườn ( ông bị bệnh ngoài da ) thì bị một cành cây gãy rơi vào gáy và chết. Mọi thứ đến quá bất ngờ với vị công chúa của Đại Việt,  lúc này nàng lại đang mang thai thái tử Đa Da, gần tới kì sinh nở.


Chế Mân qua đời ở tuổi 50 tuổi, trị vì đất nước được 26 năm. Nhận được hung tin nhà Trần rất bàng hoàng, lo lắng cho tính mạng của hoàng hậu có thể bị đưa lên dàn hỏa thiêu theo phong tục người Chăm, vội lên một kế hoạch để cứu công chú. Với danh nghĩa sang viếng tang, đoàn sứ thần Đại Việt đại diện là đại thần Trần Khắc Chung, tiến vào Chiêm Quốc với sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc giải cứu.


Trần Khắc Chung đề nghị tổ chức lễ chiêu hồn Vua Chế Mân ở ven biển, đón linh hồn về rồi cùng lên giàn hỏa thiêu” Người Chăm nghe nói có lí bèn đồng ý. Nhưng khi thuyền vừa ra đến biển, Trần Khắc Phung đã bố trí một đội quân mai phục, giả vờ là quân Tàu đánh cướp và mang Huyền Trân đi. Cuộc giải cứu coi như thành thành công.


Nhưng câu chuyện cuộc cao chạy của Huyền Trân dẫn đến nhiều đồn thổi và đối với dân tộc Chăm là một sự bội tín. Nên từ đó về sau, các cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc tiếp tục triền miên. Cái tên Chế Bồng Nga là nỗi ám ảnh của Đại Việt. Trong cuộc đời cầm quân Chế Bồng Nga 14 lần tiến đánh Đại Việt.


Theo sử sách sử sách ghi lại, việc hoàng hậu hỏa táng cùng với nhà vua theo phong tục của người Chăm nó là một ân sủng, là tự nguyện và phải qua một quá trình xét duyệt nghiêm ngặc của một hội đồng. Chính vì vậy trong lịch sử của người Chăm không có mấy hoàng hậu được hỏa táng theo vua Chăm. Gỉa sử Ngọc Hân công chúa có tình nguyện thì bà cũng không được chấp thuận vì bà không phải là hoàng hậu chính thất lại là người ngoại tộc, điều quan trọng nhất tập tục người Chăm không hỏa thiêu trẻ em và phụ nữ mang thai. Với lại vua Chăm mất từ tháng 6/1337 nhưng tới tháng 10 nhà Trần mới nhận được tin báo và cho người sang viếng. Nếu phải lên giàn hỏa thiêu thì liệu Huyền Trân công chúa có còn sống đợi đến bốn tháng sau chờ Đại Việt sang cứu không..? Nhưng cũng có thể lúc này Huyền Trân đang mang thai nên đợi sinh xong, rồi tiến hành nghi thức. Ví sau khi vua Chế Mân qua đời, nàng hạ sinh thái tử


Nguyên nhân cuộc giải cứu này là từ đâu? Mãi cho tới bây giờ là sự bí mật của lịch sử.


Cho dù vì nguyên nhân gì đi nữa thì việc Huyền Trân công chúa về nước đã làm cho mối bang giao của hai nước bắt đầu có những bất hòa trở lại. Người Chăm cảm thấy mình bị qua mặt, nhà Trần đã không giữ chữ tín và nó lại bắt đầu cho một cuộc chiến tiếp theo khi Chế Bồng Nga lên ngôi, ông đã nung nấu ý chí đói lại hai vùng đất Châu Ô và Châu Lý trước đó. Chiến tranh lại nổ ra hơn 30 năm nữa. cho tới khi hai vị vua của hai nước tử trận, người Chăm rút dần thu hẹp lãnh thổ của mình lại, người Việt cũng bao phen khốn khó vì giặc ngoại xâm. Một nổi buồn của lịch sử mà không ai muốn nhắc lại.


Câu chuyện tình sử của Huyền Trân Công Chúa và Chiêm Quốc Chế Mân đến nay vẫn nhiều cách nhìn khác nhau. Ở vào thế kỷ XIV lịch sử Việt Nam không được ghi chép đầy đủ, chính xác và khoa học, nên sự thật vẫn nằm trong thâm cung bí sử.


Nhưng sau khi về trình với triều đình, Huyền Trân Công chúa đã xuống tóc, quy y cửa Phật, gác lại mọi chuyện thế gian. Người đời sau, cũng cho rằng nàng đau buồn và tiếc thương cho sự ra đi đột ngột của chồng nên quyết định nương nhờ cửa Phật, một lòng thờ chồng và mặc kệ mọi nghi vấn ngoài kia. Gần một năm chung sống với nhau, bà hiểu được phần nào tại sao vua cha lại gả nàng cho Chế Mân - một vị vua đức độ và tài năng, chứ không phải phường man di, dị tộc như thiên hạ vẫn tiếc thương cho phận hồng nhan phải về làm dâu xứ hời. Thái tử Đa Da chính là kết quả cho tình yêu của họ.


Lịch sử khép lại với một vài nghi vấn. Và trong mỗi chúng ta nên có một cái nhìn khách quan hơn, theo nhiều góc cạnh, phân tích từng tiểu tiết trước khi luận công hay tội của một nhân vật lịch sử nào. Với Huyền Trân Công Chúa cũng vậy, bà là một trong bốn công chúa có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, bên cạnh An Tư công chúa, Ngọc Vạn Công Chúa và Ngọc Khoa công chúa. Luận về công bà là người có công rất lớn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Còn luận về tội chỉ trách cho những nghi án không rõ ràng, mập mờ, không căn cứ.


Ngày nay, đến với  du lịch Bình Định, nhiều du khách đã tim về Thành Đồ Bàn, về Tháp Cánh Tiên và hệ thống tháp Chăm dường như còn nguyên vẹn, tìm hiểu thêm về người Chăm về những thành quả họ để lại và để nghe kể về những câu chuyện đầy bi thương, mất mát. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn