Cao Thiện Chí Chỉ là đang sống!
Y sỹ châm cứu tại Y sỹ YHCT

Chỉ dành cho học sinh ôn thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên

Đăng 6 năm trước

Từ năm 2017, theo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo Dục, chúng ta phải tham gia thi tổ hợp tự nhiên và tổ hợp xã hội. Đây là những bí quyết làm tốt đề thi tổ hợp khoa học tự nhiên

Từ năm 2017, theo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT của BộGiáo Dục, chúng ta phải tham gia thi tổ hợp. Cụ thể là: 

  • Tổ hợp tự nhiên: Vật lý, Sinh học, Hoá học.
  • Tổ hợp xã hội: Lịch sử, Địa Lý, GDCD. 

 Bài viết hôm nay mình sẽ gợi ý cho bạn cách nhìn tổng quan về phương pháp làm bài thi trắc nghiệm với tổ hợp tự nhiên. Với bài thi tổ hợp xã hội sẽ được giới thiệu ở bài viết khác. 

 Phương pháp là chìa khoá của mọi thành công. Khi chúng ta có được mục tiêu phù hợp thì, câu hỏi tiếp theo cần trả lời chính là: How to do it?… Làm thế nào để đạt được điều đó? Chúng ta cùng bắt đầu nào! Trước nhất, hãy cùng xem xét cấu trúc đề thi! 

      

Cấu trúc đề thi tổ hợp tự nhiên

  • Trắc nghiệm kiến thức về lí thuyết  

Phần này nằm hoàn toàn trong sách giáo khoa. Thường là các khái niệm, hiện tượng. Nhiệm vụ của chúng ta (không còn cách nào khác) trước hết là phải ghi nhớ, sau đó là hiểu rồi tư duy để trả lời câu trắc nghiệm. Ví dụ như khái niệm về thường biến, đột biến; phiên mã, dịch mã trong Sinh học. Khái niệm về các loại dao động, độ lệch pha, các loại bức xạ trong Vật lý.  

  • Trắc nghiệm về thực hành

Thường bao gồm kỹ năng quan sát hiện tượng vật lý, hoá học. Đây chính là phần thực hành thí nghiệm. Chúng ta phải nắm rõ trình tự tiến hành thí nghiệm. Phải ôn lại phần đọc đồ thì. Phải giải thích được hiện tượng vật lý hoá học. Ví dụ: Nêu hiện tượng tán sắc ánh sáng trong môn Vật lý. Màu kết tủa Fe(OH)3 trong môn Hoá học. 

  • Trắc nghiệm về kỹ năng tính toán

Phần này là đặc trưng cho những môn khoa học tự nhiên. Những bài tập ngắn. Dạng bài tập này chỉ cần vài ba phép tính, đổi đơn vị, ,… là có thể tìm ra được đáp số. Tuy vậy phần bài tập này cũng làm mất điểm nhiều thí sinh do chủ quan, đọc không kỹ đề. Tệ hại hơn là không ôn kiến thức cơ bản  

  • Trắc nghiệm về kiến thức tổng hợp và vận dụng cao

Đòi hỏi chúng ta phải liên kết các kiến thức các chương khác nhau. Hay thậm chí cả ở những môn khác nhau. Đây là dạng câu hỏi để phân loại học sinh. Hạn chế những cơn mưa điểm mười. Ví dụ: Trong Vật lý thì hỏi kiến thức về Âm nhạc. Tần số của các nốt nhạc. Trong Sinh học thì hỏi về kiến thức Hoá học như tốc độ xúc tác của enzim. Cân bằng hoá học.

Mức độ câu hỏi

Theo đó, các câu hỏi tương đương với mức độ  

  • Nhận biết: Chỉ cần nhớ kiến thức là được.  
  • Thông hiểu: Yêu cầu phải hiểu ý nghĩa của các khái niệm, định nghĩa. 
  • Vận dụng: Thường là các câu lý thuyết ở mức khó, ví dụ như câu đếm các đáp án đúng. Phải hiểu, nắm chắc và phân biệt được các khái niệm chúng ta mới có thể làm được.  
  • Vận dụng cao: Đây thường là những câu rất dài và rất khó. Mang yếu tố “thách đố” để phân hoá trong đề thi. Ví dụ và áp dụng: Về các mức độ này rất dễ thấy trong bài thi môn Hoá học. Chúng được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó.Chính vì thể chúng ta phải làm đúng 100% những câu ở mức nhận biết và thông hiểu trong thời gian ngắn nhất. Không nên chủ quan mà làm ẩu dẫn đến sai xót. Sau đó tập trung cao độ làm phần vận dụng. Ở phần vận dụng,với học sinh khá có thể làm được 70% số câu. Còn ở phần vận dụng cao (thường không quá 4 câu) thì chỉ cần làm đúng 1 câu là được! Và hoàn toàn có thể bỏ qua phần Vận dụng cao nếu không kịp thời gian. 

Bí quyết quan trọng để làm tốt bài thi

Những bí quyết quan trọng mà chúng ta nên "khắc cốt ghi tâm" để thi thật hiệu quả ^_^

  1. Đọc lướt đề: Chọn và quyết định nhanh đáp án cho các câu dễ. 
  2. Đọc kỹ phần dẫn của câu hỏi – Chú ý từ phủ định. Hãy nhớ dù câu dễ đến đâu cũng không được chủ quan.Chú ý những từ “không”, “không phải”, “sai”. 
  3. Đọc kỹ cả 4 đáp án: Đừng vội chọn ngay một phương án.Trắc nghiệm khách quan không phải chỉ chọn câu đúng, mà phải chọn câu đúng nhất! 
  4. Rất có thể chúng ta sai do chọn những câu 50% đúng và 50% sai!  
  5. Đảm bảo thời gian: Thời gian làm bài thi trắc nghiệm rất ngắn, 40 câu trong 50 phút!
  6. Chúng ta thường quên rằng tất cả các câu đều có điểm ngang bằng nhau. Nhưng không phải thời gian dành cho mỗi câu là như nhau. 
  7. Hãy nhanh và chính xác! Đừng bao giờ giữ tư tưởng CHẬM MÀ CHẮC trong kỳ thi THPT nữa. 
  8. Tạm bỏ qua những câu quá khó: Bạn cần thật sáng suốt để chọn những câu dễ, khó trung bình. Hãy nhớ rằng các câu đều bằng điểm nhau. 
  9. Đừng cả tin vào xác suất: Bộ đang có dự thảo bỏ qua yếu tố xác suất trong kỳ thi.Thủ thuật máy tính: Bấm máy tính trở nên rất quan trọng trong thi tổ hợp tự nhiên. Hãy tìm hiểu thêm những mẹo bấm máy tính. Chúng ta cũng nên trang bị cho mình một chiếc máy tính tốt nhất, có thể giải được nghiệm chứa căn thức của phương trình.  

Sẽ không bao giờ đủ để nói về một phương pháp, và cũng không có một phương pháp nào tuyệt đối giúp bạn đạt điểm cao. Tuy vậy với một phương pháp ôn tập hợp lý, một chiến thuật làm bài trắc nghiệm hoàn hảo, mình chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả như mong đợi, đặc biệt là trong tổ hợp tự nhiên này!  

Thiện Chí

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn