Swanikova

Chín lỗi sử dụng mạng xã hội bạn nên tránh

Đăng 6 năm trước

Lỗi khi sử dụng mạng xã hội

1. Đừng đăng ảnh của người nào mà không được sự cho phép của họ 

Mọi người đặc biệt nhạy cảm đối với việc ai đó chia sẻ hình ảnh họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Chính bạn không muốn một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đăng ảnh bạn lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của bạn, vậy tại sao bạn làm điều đó với họ? Rachel Sussman, chuyên gia trị liệu và chuyên gia về quan hệ xã hội sống tại thành phố New York giải thích rằng trong lúc bạn thì không nghĩ đăng tải bức tranh là một việc lớn, thì người kia có thể không đồng ý. "Chỉ cần hỏi trước khi bạn đăng", cô nói, và đặc biệt là trước khi bạn gắn thẻ cho bức ảnh. "Tuân thủ điều này giúp bạn tránh làm phiền người thân." Một số hình ảnh còn không bao giờ nên được đăng (chủ yếu vì lý do an toàn) như giấy thông hành, visa, giấy phép lái xe, thẻ tín dụng, tiền giấy v.v.... 

2. Không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội khi bạn đang cáu 

Phương tiện truyền thông xã hội không bao giờ nên sử dụng để bắt nạt người khác, hoặc đăng các nhận xét biếm móc thậm tệ. Đấy là một thứ tuyệt đối không được làm không chỉ vì vì nó gây tổn thương mà nó còn "phơi quần áo bẩn của bạn ra ngoài trời" nữa. Bạn có thực sự muốn cả thế giới biết rằng bạn đời của bạn đang lừa dối bạn không? Sussman khuyến cáo rằng bạn nên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ để truyền bá sự tích cực. Cô nói: "Tôi thực sự thích xem các bài viết về ngày sinh nhật hoặc những bài viết đọc nhiều ý nghĩa nhất. Nếu bạn đang buồn và bạn cảm thấy có nhu cầu đăng nội dung có thể phản ảnh sự thấp hèn, hãy bỏ ngay điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng của bạn và tìm cách khác trút tháo phiền muộn. Bạn cần tuân thủ các định ước xã giao này. Hãy tiết chế việc bung xả than phiền trên các phương tiện truyền thông xã hội. 

 3. Đừng đăng bài theo cơn bốc đồng 

Chắc chắn bạn quá thích chí về bữa tiệc tối qua của bạn rồi,nhưng đăng một ảnh selfie vui ngã ngớn với khách khứa dự tiệc có thể không phải là ý tưởng tốt nhất bởi vì hình ảnh có thể làm tổn thương những bạn không được mời. Và trong khi các bạn học cũ của bạn có thể nghĩ hình ảnh này cực tươi nhộn,một số nhà tuyển dụng tương lai của bạn lại có thể không có phản ứng tương tự vậy."Cần luôn luôn chú ý đến những gì bạn post lên," Sussman nói."Trước đây, mọi người phải viết thư và phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng để đến nơi, nhờ đó họ có đủ thì giờ chắc chắn rằng những gì họ viết đã thực sự chu đáo và mọi thứ đã được đọc lại trước khi gửi", tiến sĩ tâm lý StanStankin nói, "Bây giờ mọi người đều nghiện text và đăng." Một khi bạn thả lên mạng một tin đăng rồi, nó sẽ ở đó mãi mãi. Trước khi nhấn "đăng", hãy xem xét liệu tin nhắn của bạn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn hoặc của người khác hay không nhé. 

4. Đừng nhầm các tiếp xúc qua phương tiện truyền thông xã hộivới tiếp xúc con người thật 

Nói chuyện với ai đó qua phương tiện truyền thông xã hội không giống như nói chuyện trực tiếp hoặc thậm chí như trên điện thoại. KeithMiller, nhà trị liệu các vấn đề hôn nhân và tác giả của quyển “Sửa chữa tình cảm” (Love Under Repair): Làm thế nào cứu vãn hôn nhân và liệu pháp cứu vãn quan hệ lứa đôi, nói: "Mắt của chúng ta được thiết kế để nhìn vào đôi mắt của người khác. Điều đầu tiên mà não của bé sơ sinh được thiết kế để làm là tìm đôi mắt của ai đó và kết nối liên lạc." Theo Miller, kết nối với ai đó bằng đích thân sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn việc chỉ thông qua Instagram hoặc Twitter. Và dù rằng bạn có thể bắt đầu một mối quan hệ qua các phương tiện truyền thông xã hội,nhưng sẽ xảy đến một thời điểm mà bạn muốn và thậm chí cần liên hệ qua tiếp xúc trực tiếp. Nói cho cùng, bạn không thể nắm tay hoặc ôm ai đó qua máy tính. Miller nói: "Chúng ta đang ở vào nột giai đoạn vô vàn khó khăn nhận thấy những ảnh hưởng mà các phương tiện truyền thông xã hội đang gây ra cho chúng ta. "Đó là một kết nối ảo và không thực hữu." Phương tiện truyền thông xã hội đã làm cho thế giới của chúng ta trở thành một nơi tốt hơn theo nhiều cách, nhưng chúng ta vẫn cần sự tiếp xúc của con người. 

5. Hãy chú ý đến cách các phương tiện truyền thông xã hội đang ảnh hưởng đến bạn 

Bạn có biết phương tiện truyền thông xã hội đang ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn không? Hoặc tại sao bạn sử dụng nó nhiều lắm thế? Đây là những câu hỏi quan trọng để tự hỏi mình, đặc biệt là khi ta cực dễ lãng phí thời gian trên các trang truyền thông xã hội: 30 phút nhanh chóng trôi qua trên Facebook, và giờ bạn lại di chuyển qua Instagram khi đã quá giờ đi ngủ. "Hầu hết mọi người không tự hỏi bản thân mình," Tôi có làm việc này quá nhiều không? "Miller nói. Ông đề nghị ta nên làm kiểm tra bản thân thường xuyên để xem các phương tiện truyền thông xã hội đang giúp đỡ hay làm tổn hại cuộc sống của ta. 

6. Không xem các phương tiện truyền thông xã hội chỉ là xấu 

Dành quá nhiều thời gian sống ảo trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến việc nghiện không lành mạnh, nhưng bài xích đã phá các phương tiện truyền thông xã hội, sợ nó, và coi nó như điều ác xấu cũng lại là điều không đúng. "Tôi nghĩ rằng một vấn đề lớn ngăn trở các mối quan hệ là khi một con người sợ các phương tiện truyền thông xã hội và hành động giống như một dạng cảnh sát mạng xã hội", Miller nói."Đó thực sự là một vấn đề. Đó là một quy trình tinh thần kém lành mạnh không thua phía có các chủ trương cực đoan về sử dụng phương tiện truyền thông xã hội." Giống mọi thứ trong cuộc sống, tất cả đều phải được sử dụng chừng mực, có kiểm duyệt, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cũng nên thế. 

7. Không tiết lộ thông tin 

Phương tiện truyền thông xã hội là nơi công cộng. Nó không phải là một khoảng không bí mật hay là một nhật ký, vì vậy bạn không nên chia sẻ thông tin cá nhân với thế giới. Tất cả các chuyên gia đều nhất ý rằng bạn và người bạn tình lãng mạn của bạn, bạn bè và gia đình nên xem xét nghiêm túc những gì tạo thành TMI (too much information-quá nhiều thông tin). Tiến sĩ Tatkin cảnh báo thiết thực rằng bạn có thể vô tình gây tổn thương cho những người thân yêu bằng cách chia sẻ thông tin quá nhiều. Một số ví dụ ông đưa ra là bạn text lên Tweet và Facebook những điều riêng tư giữa bạn và người bạn tình mà không ai khác nên biết, text lên Facebook với cha mẹ bạn kể về vợ/chồng mình mà người kia có thể nhìn thấy, hay text bất kỳ lời lẽ hoặc tin nhắn nào lên Facebook có vẻ quá ướt át và “dâmô”. " Mỗi mối quan hệ đều khác nhau, do vậy, bạn nên nói chuyện với ngườithân của bạn trước khi chia sẻ bất cứ điều gì bạn ngờ có thể là vượt quá ngưỡng giới hạn. Vượt qua giới hạn là một trong những thói xấu bào mòn niềm tin vào mọi mối quan hệ. 

8. Đừng nói dối 

Nói dối là vấn đề phổ biến thường có, nhưng khi bạn nói dối trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể bị theo vết. Ví dụ như bạn không nên nói với ai bạn đang ở một nơi nào và sau đó hiển thị tiếp qua các bàiđăng bạn đang ở một nơi khác. Bạn có thể bị theo vết bởi kẻ có ý đồ xấu. Đây là một vấn đề lớn với việc nói dối mà bạn có thể không bao giờ tưởng tượng. 

9. Đừng nhạy loan sớm những tin tức quan trọng 

Bạn vừa có một công việc mới? Vừa mua chiếc xe hơi mới? Bạn có thai? Bạn kết hôn lại? Hoặc có thể bạn vừa quyết định chuyển chỗ ở đến nơi khác? Trước khi cầm lấy điện thoại của bạn post lấy post để "chia sẻ" cho toàn thế giới, hãy chia sẻ những điều quan trọng này với những người thân yêu trước. Tiến sĩ Tatkin nói: "Có một khía cạnh về sự phản bội ở đây có thể xảy ra nếu một người không có thái độ đúng đắn. "Một mối quan hệ tình yêu hoàn toàn phụ thuộc chủ yếu vào sự an toàn cẩn mật", và giữ bí mật thông tin nội bộ là một phần quan trọng. Trước nhất bạn nên tìm đến với người thân hơn là log in mạng xã hội khi một điều quan trọng xảy ra trong cuộc sống bạn. Nếu bạn muốn tức thì loan báo lên các phương tiện xã hội, hãy nghĩ thử xem, việc làm này đâu có tạo ra gì khác biệt trong mối quan hệ của bạn với gia đình, với bạn tình lãng mạn và bạn bè thân thiết của bạn, vì vốn tự các quan hệ ấy đã bền vững lâu nay. 

-- dịch từ Readers’ Digest

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn