Thiên Vũ Mê dịch chuyển. Yêu màu xanh. Thích chơi chữ. Mê vẽ vời. Nghiện viết lách. Tính đồng bóng. Khó kiểm soát. Sống NgẪu h ứ.n g !

Chú tê giác trắng cuối cùng tại phương Bắc

Đăng 6 năm trước

Trải qua nhiều nỗ lực cứu sống chú tê giác trắng 24/7 tại Vườn bảo tồn Ol Pejeta tại Kenya, Sudan cuối cùng vẫn không thể phục hồi vết thương bị nhiễm trùng tại chân. Chú tê giác đáng thương, ở độ tuổi 45 của mình đang đối diện ngưỡng cửa tử thần khi người chăm sóc đã nhận định: ”Nó không còn phản ứng gì với bất kì phương pháp điều trị nào nữa”.

Người đại diện vườn quốc gia Kenya cũng đã phát biểu đầy đau buồn trên Đài CNN vào tuần trước: ”Chúng tôi rất tiếc nhưng có lẽ nó không thể trụ vững lâu thêm được nữa”, anh tiếp tục “và có thể, chúng tôi phải cân nhắc đến phương pháp Euthanasia”. Đây là quyết định nhân văn cuối cùng để một người/con vật bị bệnh nặng đang tròng tình trạng không còn, không có ý thức, hoặc đang chìm sâu vào hôn mê được ra đi êm ái sau khi tiêm thuốc.

Nói về chú tê giác Sudan, đây là cá thể cuối cùng tính đến nay. Trong khi lui về hơn nửa thế kỉ trước, năm 1960, thế giới vẫn tồn tại hơn 2000 con. Tất cả là kết quả của việc săn ngà tê giác trái phép đã dẫn đến sự việc tuyệt chủng nhanh hơn dự kiến. Bằng chứng là cho đến năm 1984, chỉ còn 15 trong số 2000 còn sống sót.

Trước sự việc săn lậu diễn ra nhan nhản và sự suy tụt nhanh chóng dân số tê giác trắng tại Phương Bắc, cư dân mạng đã tích cực tìm kiếm “người bạn đời” cho Sudan bằng cách lập ra profile Sudan trên Tinder app (một ứng dụng hẹn hò nổi tiếng thế giới) để nhanh chóng nhân giống và đẩy mạnh số lượng tê giác trắng. Bất chấp sự đoàn kết của mạng xã hội trong việc gầy dựng gia đình cho Sudan, cả hai cô bạn gái từ phương Nam tên Najin và Fatu của Sudan đã mất khả năng mang thai do bị chấn thương trầm trọng. 

Phía các nhà bảo tồn cá thể sau nhiều năm trông chờ và hi vọng vào điều kì diệu, cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ để duy trì giống nòi tê giác trắng nhưng đều đi vào ngõ hẹp, những nhà chăm sóc tê giác đã đi đến quyết định gây tranh cãi lớn: Thụ tinh, phương pháp lấy tế bào giới tính từ cá thể nữ là Najin và Fatu cấy vào tế bào tinh trùng của Sudan, nếu mọi thứ tiến triển thuận lợi, phôi thai sẽ được cấy.

Dù trong thực tế, hiếm khi nào phương pháp thụ tinh ở tê giác diễn ra thành công, nhưng vì không còn lựa chọn ngoài niềm hi vọng cứu lấy số phận của tê giác trắng đang bị đe dọa tuyệt chủng, quan chức tránh của vườn thú Ol Pejeta đã quyết định đệ đơn xin phép thông hành thực thi vào năm nay.

Vì vậy chúng ta hãy hi vọng mọi sự diễn biến thuận lợi để Sudan không phải là chú tê giác trắng cuối cùng mà chúng ta được chứng kiến. Và trên hết, hãy nâng cao ý thức, tuyên truyền và bảo vệ các loài động vật khỏi sự tấn công của bộ phận lớn loài người tham lam.

Chủ đề chính: #tê_giác_trắng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn