Mẹ Hồng Hạnh

Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Điều trị dựa trên nguyên nhân, triệu chứng

Đăng 4 năm trước

Nguồn mechamcon mang đến thông tin về cách chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ hiệu quả nhất

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất phổ biến, thường lặp lại nhiều lần và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu điều trị kịp thời. Thế nhưng nếu bố mẹ chủ quan để trẻ bị rối loạn tiêu hóa dài ngày sẽ để lại nhiều phiền toái cho việc ăn uống và cản trở sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ. Do đó, cần sớm tìm ra nguyên nhân để chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề rối loạn tiêu hóa của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Để chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ, điều đầu tiên mẹ cần làm là phải xác định rõ nguyên nhân. Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm những nguyên nhân phổ biến như:

  • Hệ miễn dịch đường ruột còn chưa hoàn thiện, dễ xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hệ tiêu hóa quá non nớt khiến trẻ thích nghi kém, dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa, nhất là khi chế độ ăn bị thay đổi đột ngột.
  • Sử dụng kháng sinh quá liều hoặc lâu ngày, là nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn. Tình trạng này khiến cho số lượng lợi khuẩn bị chết dần và hại khuẩn thì tăng lên, gây ra chứng táo bón, tiêu chảy.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, khiến trẻ dễ nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Cùng với đó là một hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ dễ bị mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa. 

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khá đa dạng, nắm bắt được triệu chứng sẽ giúp mẹ chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ dễ dàng hơn. Nó có thể là chướng bụng, đầy hơi hoặc sự thay đổi về cách đi đại tiện như: tiêu chảy, táo bón, sống phân, nôn trớ,... Nhìn chung các triệu chứng này đều gây khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Táo bón: Xuất hiện khi trẻ ăn những món ăn cứng hoặc nhiều đạm động vật, nhiều dầu mỡ mà lại ít chất xơ. Khi trẻ bị táo bón sẽ bị đầy bụng vì những chất cặn bã của thức ăn không được đào thải ra ngoài, khiến trẻ trở nên biếng ăn. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi hơn những trẻ cùng trang lứa.

Tiêu chảy: Nếu táo bón khiến trẻ không thể đi ngoài được hoặc rất khó khăn thì mới có thể "rặn" được thì tiêu chảy lại ngược lại. Tiêu chảy là khi trẻ đi phân lỏng nhiều nước, mỗi ngày đi đại tiện trên 3 lần. Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, mẹ cần cho bé uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và tăng cường chất xơ.

Sống phân: Là khi phân của trẻ có chất nhầy, cùng với đó là dấu hiệu đầy bụng khó tiêu. Lúc này, đường ruột của trẻ đã bị những vi khuẩn có hại gia tăng và tiêu diệt đi vi khuẩn có lợi, khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bởi theo các bác sĩ khuyến cáo, số lượng lợi khuẩn của một người khỏe mạnh cần chiếm ít nhất 85%, hại khuẩn chỉ chiếm 15%. Khi số lượng hại khuẩn vượt quá 15% thì tức là trẻ sẽ dễ mắc rối loạn tiêu hóa, cụ thể là chứng sống phân.

Nôn trớ hay trào ngược dạ dày cũng là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em. Có đến hơn 60% trẻ mới sinh gặp phải tình trạng này, bởi tại thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, trẻ bị trào ngược dạ dày có thể dẫn đến những biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi hoặc chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thấp còi, tệ hơn là dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi và trí não.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ mẹ cần điều trị dựa trên triệu chứng. Cụ thể, với trẻ tiêu chảy thì bổ sung nước và chất điện giải; với trẻ rối loạn tiêu hóa do dùng nhiều kháng sinh thì bổ sung men vi sinh để bù cho số lượng lợi khuẩn đã mất.  

Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện nặng như: đi ngoài ra máu, phân có mùi tanh nồng và sốt thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ không khó khăn. Điều quan trọng là mẹ cần chú ý hơn đến những biểu hiện của trẻ để có thể kịp thời xử lý tại nhà trước khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Trong thực đơn hàng ngày, hãy cho trẻ bổ sung đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo trẻ luôn có đủ sức khỏe và một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn