Hoàng Ngân

Chúng ta có bị lập trình?

Đăng 6 năm trước

Từ khi còn bé, bạn đã được mặc định là xoàng xĩnh. Không bạn sinh ra là dể làm những điều phi thường

Theo khoa học tâm lí từ những năm 1960, người ta đã có một cuộc nghiên cứu. Họ chích điệm vào lũ chuột thí nghiệm mỗi khi chúng cố lấy thức ăn tử trong khay. Chẳng bao lâu, chúng không còn dám xớ rớ đến gần khay thức ăn nữa vì sợ bị điện giật. Sau đó, người ta ngắt nguồn điện và đặt nhiều thức ăn hấp dẫn vào trong khay nhưng tuyệt nhiên lũ chuột không dám đến gần nữa. 

Chúng ta có bao giờ tự hỏi, những chú voi to lớn như vậy nhưng lại không bao giờ tự thoát ra khỏi một sợi dây xích bé hơn rất nhiều so với chúng. Bởi vì khi chúng còn nhỏ, các người huấn luyện voi con bằng cách xích chúng vào một cái cột được cắm chặt xuống đất. Chú voi con nhanh chóng hiểu ra rằng, mỗi khi nó cảm nhận được sợi dây thừng  quấn quanh cổ mình và bị sợi dây kéo giật lại thì nó không đi xa được nữa. Vì thế khi lớn lên chúng có thể có khả năng thoát ra khỏi sợi dây xích ấy nhưng chúng đã không làm. Vì chúng sợ lại bị dây xích kéo lại.

Giống như chuột, voi, chúng ta đã được “lập trình” đến nỗi bạn tin rằng mình chỉ là kẻ thường thường bậc trung. Và khi là một đứa trẻ chẳng có gì đặc biệt, bạn dần dần tin mình chỉ làm được những việc xoàng xĩnh. Chúng ta không dám mạo hiểm, không dám đưa ra những ý tưởng mới lạ vì chúng ta thực sự tin rằng mình không có khả năng vượt qua những thử thách lớn dể đạt được những thành tích nổi bật, phi thường.

Thực tế hiện nay, hơn nửa số sinh viên ghi danh vào đại học nhưng không tốt nghiệp nổi. Họ cũng bắt đầu với bao mơ ước của tuổi trẻ, nhưng lại sớm bỏ cuộc vì đã quen với cách nghĩ rằng họ chẳng có tài cán gì để vươn tới đình cao. Nhiều người kiếm được mảnh bằng đại học ở một lĩnh vực nào đó mà họ không ưa thích , chỉ vì họ không nghĩ rằng mình đủ giỏi để học ngành khác. Thậm chí chúng ta không dám nghĩ đến những thành tựu phi thường.Chúng ta đề ra những mục tiêu thấp kém bởi vì chúng ta nghĩ dù cố mấy mình cũng chỉ làm được đến thế mà thôi.  

Kết cục, chúng ta đặt số phận mình vào trong tay kẻ khác. Chúng ta nghĩ những chiếc xe hơi mắc tiền như Rolls- Roycesvà những ngôi biệt thự nguy nga lộng lẫy là dành cho những người giàu có như Bill Gates, Steven Spiellerg chứ không phải là dành cho ta. Chúng ta nghĩ cánh cửa trường đại học y, luật, ngoại thương, bách khoa danh tiếng chỉ mở ra cho những người có chỉ số thong minh cao, chứ không phải là nơi chào đón chúng ta. Đó toàn là những điều giả dối. Thế mà chúng ta tin vào những điều sai lạc này một thời gian và cho phép nó lập trình cách nghĩ và cách sống của bản thân.

Các vận động viên, các nhà khoa học cũng bị giới hạn bởi những chương trình sai lầm ấy. Các nhà khoa học tuyên bố rằng con người không thể chạy được một dặm (khoảng 1,6km) dưới 4 phút,rằng đó là cái ngưỡng mà sức con người không thể vượt qua. Nhưng dến một ngày, Roger Bannister đã chạy một dặn mà chưa đến 4 phút. Và thế là kỉ lục chạy càng lúc càng được rút ngắn. Hay các kỹ sư hàng không Mỹ đề đã nhất trí với nhau rằng không thể chế tạo một chiếc máy bay loại nhỏ với chi phí dưới 100 triệu đô. Vậy mà Bill Lear đã tạo ra được một mô hình máy bay như vậy chỉ với 10 triệu đô. Vậy bí quyết của học là gì? Họ không phải là người có một thể lực phi thường, một bộ óc hơn người khác. Đó là vì họ đã không lập trình sẵn chương trình mang tên“không thể vượt qua”, họ đơn giản lập trình lại bản thân và cố gắng hết sức mình.

Bạn phải nhận ra một sự thật rằng, mặc dù bạn chỉ là một người bình thường, bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện điều phi thường. Tạo hóa không phí công tạo ra bạn như một sinh vật tầm thường. Bạn được sinh ra là để làm những thành tựu phi thường trong tất cả các lĩnh vực sống. “Thành tựu phi thường” không phải là cái gì đó lớn lao. Chỉ đơn giản là cha mẹ sinh con ra, dạy dỗ con biết yêu thương người khác, biết chịu trách nhiệm về tất cả những việc mình làm,… là những bậc cha mẹ phi thường. Hay bạn chỉ đơn giản là nhảy qua được cây xà mà trước đó bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ nhảy qua được.    

Bạn đã bị lập trình sẵn sự tầm thường bởi những thước đo sai lầm như điểm số, sự nổi tiếng, vật chất. Đó không phải là những chuẩn mực chính xác mà bạn nên căn cứ vào để đánh giá bản thân. Nếu bạn chỉ đạt được những kết quả bình thường dựa trên những tiêu chuẩn này, thì chắc chắn bạn sẽ coi mình là một người có khả làm được chuyện bình thường mà thôi. Hãy tự bứt phá bản thân mình với một niềm tin mãnh liệt “tôi sẽ làm được” và “không bao giờ nói không thể”.

Hoàng Ngân

(Nguồn Steven K.Sott)

Chủ đề chính: #lập_trình

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn